Doanh nghiệp khó tiếp cận thông tin
Các nhà đầu tư khó có thể tìm được văn bản hướng dẫn từng bước về toàn bộ quy trình đầu tư và xin giao đất tại địa phương
Căn cứ theo các văn bản pháp luật liên quan, nhà đầu tư phải hoàn thành 8 quy trình để có thể thuê được đất và tiến hành xây dựng công trình tại thửa đất được giao/thuê. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết doanh nghiệp tiêu tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc không cần thiết do không hiểu biết về các quy trình này.
Theo khảo sát mới nhất của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) về thủ tục hành chính trong đầu tư và tiếp cận đất đai của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bắc Ninh, 70% doanh nghiệp khẳng định rằng họ không biết về 8 quy trình cần thiết (gồm: khảo sát địa điểm, chứng chỉ quy hoạch, cấp phép môi trường, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định giao/ cho thuê đất, áp giá thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng) để được thực hiện đầu tư tại địa phương.
Vì không biết về những yêu cầu này trước nên phần lớn các doanh nghiệp rất ngạc nhiên khi được yêu cầu nộp đơn cho một quy trình sau một quy trình khác mà họ đã đầu tư nhiều công sức để hoàn thành. 30% còn lại có những hiểu biết tốt hơn về toàn bộ quy trình nhờ vào những kinh nghiệm trước đó trong việc xin giao thuê đất tại Bắc Ninh hoặc ở tỉnh khác thông qua các mối quan hệ cá nhân.
Thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể
Các nhà đầu tư khó có thể tìm thấy được văn bản hướng dẫn cụ thể từng bước về toàn bộ quy trình đầu tư và xin giao đất tại địa phương nên rất khó hoàn thành một cách chuẩn xác tất cả các yêu cầu của các cơ quan quản lý cũng như các yêu cầu của các văn bản pháp luật. Bởi thế, đa phần phải thuê tư vấn hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ. Họ cho rằng các đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian thường có kinh nghiệm và quan hệ tốt với các cơ quan quản lý ngành, có thể đẩy nhanh thời gian xử lý hồ sơ.
Lý do chính khi các nhà đầu tư sử dụng dịch vụ trung gian trong quy trình xin cấp giấy phép xây dựng là nhằm tiết kiệm chi phí (56%) và tiết kiệm thời gian (33%). Với quy trình xin cấp giấy phép đầu tư, 56% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trung gian nhằm tiết kiệm chi phí và 44% nhằm tiết kiệm thời gian. Với quy trình đánh giá tác động môi trường, 43% doanh nghiệp thấy rằng họ có thể tiết kiệm chi phí khi sử dụng dịch vụ trung gian. Vấn đề ở chỗ doanh nghiệp vừa không biết về quy trình vừa không biết làm thế nào để chuẩn bị báo cáo kỹ thuật.
Thời gian hoàn tất các quy trình cũng là vấn đề còn bất cập. Các cơ quan quản lý nhà nước quy định ngày xử lý hồ sơ là ngày tính từ lúc nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hoàn chỉnh. Tuy nhiên, để có bộ hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp có thể phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần theo yêu cầu của cán bộ Nhà nước. Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ doanh nghiệp phải chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ nhiều hơn hai lần tương đối cao, 26% đối với quy trình xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 32% đối với quy trình lựa chọn địa điểm.
23% nhà đầu tư than phiền rằng họ phải mất rất nhiều thời gian để hoàn thành nhiều bước khác nhau để có được quyết định cho phép khảo sát địa điểm từ ủy ban nhân dân xã, huyện sau đó là sở xây dựng và cuối cùng là ủy ban nhân dân tỉnh. 19% tổng số doanh nghiệp nhận định rằng doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc với chủ đất và cán bộ xã về thống kê tài sản trên tất cả các mảnh đất nhỏ và mùa màng, cây cối.
Chờ “giảm tải” thủ tục hành chính
Với cơ chế phân quyền hiện tại, dường như là các cơ quan nhà nước đang làm lại công việc của nhau khi thẩm định và đánh giá những hồ sơ đã được một cơ quan khác thẩm định và đánh giá. Đây là nguyên nhân gây ra những chậm trễ trong quá trình xử lý hồ sơ và vấn đề quá tải công việc trong các cơ quan nhà nước. Với sự tham gia của nhiều cơ quan trong một quy trình như hiện nay, thì bất cứ một cơ quan nào cũng có thể quyết định từ chối tiếp nhận hồ sơ trước khi bộ hồ sơ đến được cơ quan ra quyết định cuối cùng.
Kết quả rà soát của Bộ Xây dựng trong thời gian qua cũng cho thấy số lượng thủ tục của 3 loại dự án đầu tư xây dựng đối với dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp vẫn còn nhiều (khoảng 33 thủ tục/1 dự án), thời gian chuẩn bị còn kéo dài (trung bình khoảng 3 năm/1 dự án); một số thủ tục trong các văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập cần được xem xét cải tiến cho phù hợp thực tế. Các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng và pháp luật có liên quan còn có những quy định không rõ ràng, chồng chéo, mâu thuẫn nhau khiến phát sinh nhiều thủ tục không đáng có.
Bộ Xây dựng đã trình bày một kế hoạch “cắt giảm” từ 33 bước thủ tục xuống còn 8 bước nhằm rút ngắn quá trình này từ 3 năm xuống còn 1 năm. Ngày 31/12/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 33/2008/NQ-CP về thực hiện thí điểm một số thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng đối với dự án khụ đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.
Nghị quyết giao các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp rà soát lại các văn bản do địa phương mình ban hành có biện pháp tháo gỡ các vướng mắc trong các thủ tục hành chính liên quan, bãi bỏ các quy định về thủ tục không đúng với các quy định của Chính phủ và nghị quyết này, đồng thời chấn chỉnh cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các thủ tục, không được tự đặt ra các thủ tục trái với quy định.
Đầu tháng 7/2009, ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã chính thức chấp thuận tiến hành đơn giản hóa thủ tục đất đai, giao cho các sở liên quan lên quy trình cụ thể. Đây là tín hiệu vui đối với các doanh nghiệp muốn tiến hành đầu tư vào địa phương này. Các doanh nghiệp đều cho rằng nếu việc thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng được “giảm tải”, dự án nhanh chóng được thực hiện thì lợi ích cho xã hội lớn hơn nhiều lần.
Theo khảo sát mới nhất của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) về thủ tục hành chính trong đầu tư và tiếp cận đất đai của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bắc Ninh, 70% doanh nghiệp khẳng định rằng họ không biết về 8 quy trình cần thiết (gồm: khảo sát địa điểm, chứng chỉ quy hoạch, cấp phép môi trường, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định giao/ cho thuê đất, áp giá thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng) để được thực hiện đầu tư tại địa phương.
Vì không biết về những yêu cầu này trước nên phần lớn các doanh nghiệp rất ngạc nhiên khi được yêu cầu nộp đơn cho một quy trình sau một quy trình khác mà họ đã đầu tư nhiều công sức để hoàn thành. 30% còn lại có những hiểu biết tốt hơn về toàn bộ quy trình nhờ vào những kinh nghiệm trước đó trong việc xin giao thuê đất tại Bắc Ninh hoặc ở tỉnh khác thông qua các mối quan hệ cá nhân.
Thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể
Các nhà đầu tư khó có thể tìm thấy được văn bản hướng dẫn cụ thể từng bước về toàn bộ quy trình đầu tư và xin giao đất tại địa phương nên rất khó hoàn thành một cách chuẩn xác tất cả các yêu cầu của các cơ quan quản lý cũng như các yêu cầu của các văn bản pháp luật. Bởi thế, đa phần phải thuê tư vấn hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ. Họ cho rằng các đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian thường có kinh nghiệm và quan hệ tốt với các cơ quan quản lý ngành, có thể đẩy nhanh thời gian xử lý hồ sơ.
Lý do chính khi các nhà đầu tư sử dụng dịch vụ trung gian trong quy trình xin cấp giấy phép xây dựng là nhằm tiết kiệm chi phí (56%) và tiết kiệm thời gian (33%). Với quy trình xin cấp giấy phép đầu tư, 56% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trung gian nhằm tiết kiệm chi phí và 44% nhằm tiết kiệm thời gian. Với quy trình đánh giá tác động môi trường, 43% doanh nghiệp thấy rằng họ có thể tiết kiệm chi phí khi sử dụng dịch vụ trung gian. Vấn đề ở chỗ doanh nghiệp vừa không biết về quy trình vừa không biết làm thế nào để chuẩn bị báo cáo kỹ thuật.
Thời gian hoàn tất các quy trình cũng là vấn đề còn bất cập. Các cơ quan quản lý nhà nước quy định ngày xử lý hồ sơ là ngày tính từ lúc nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hoàn chỉnh. Tuy nhiên, để có bộ hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp có thể phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần theo yêu cầu của cán bộ Nhà nước. Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ doanh nghiệp phải chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ nhiều hơn hai lần tương đối cao, 26% đối với quy trình xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 32% đối với quy trình lựa chọn địa điểm.
23% nhà đầu tư than phiền rằng họ phải mất rất nhiều thời gian để hoàn thành nhiều bước khác nhau để có được quyết định cho phép khảo sát địa điểm từ ủy ban nhân dân xã, huyện sau đó là sở xây dựng và cuối cùng là ủy ban nhân dân tỉnh. 19% tổng số doanh nghiệp nhận định rằng doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc với chủ đất và cán bộ xã về thống kê tài sản trên tất cả các mảnh đất nhỏ và mùa màng, cây cối.
Chờ “giảm tải” thủ tục hành chính
Với cơ chế phân quyền hiện tại, dường như là các cơ quan nhà nước đang làm lại công việc của nhau khi thẩm định và đánh giá những hồ sơ đã được một cơ quan khác thẩm định và đánh giá. Đây là nguyên nhân gây ra những chậm trễ trong quá trình xử lý hồ sơ và vấn đề quá tải công việc trong các cơ quan nhà nước. Với sự tham gia của nhiều cơ quan trong một quy trình như hiện nay, thì bất cứ một cơ quan nào cũng có thể quyết định từ chối tiếp nhận hồ sơ trước khi bộ hồ sơ đến được cơ quan ra quyết định cuối cùng.
Kết quả rà soát của Bộ Xây dựng trong thời gian qua cũng cho thấy số lượng thủ tục của 3 loại dự án đầu tư xây dựng đối với dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp vẫn còn nhiều (khoảng 33 thủ tục/1 dự án), thời gian chuẩn bị còn kéo dài (trung bình khoảng 3 năm/1 dự án); một số thủ tục trong các văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập cần được xem xét cải tiến cho phù hợp thực tế. Các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng và pháp luật có liên quan còn có những quy định không rõ ràng, chồng chéo, mâu thuẫn nhau khiến phát sinh nhiều thủ tục không đáng có.
Bộ Xây dựng đã trình bày một kế hoạch “cắt giảm” từ 33 bước thủ tục xuống còn 8 bước nhằm rút ngắn quá trình này từ 3 năm xuống còn 1 năm. Ngày 31/12/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 33/2008/NQ-CP về thực hiện thí điểm một số thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng đối với dự án khụ đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.
Nghị quyết giao các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp rà soát lại các văn bản do địa phương mình ban hành có biện pháp tháo gỡ các vướng mắc trong các thủ tục hành chính liên quan, bãi bỏ các quy định về thủ tục không đúng với các quy định của Chính phủ và nghị quyết này, đồng thời chấn chỉnh cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các thủ tục, không được tự đặt ra các thủ tục trái với quy định.
Đầu tháng 7/2009, ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã chính thức chấp thuận tiến hành đơn giản hóa thủ tục đất đai, giao cho các sở liên quan lên quy trình cụ thể. Đây là tín hiệu vui đối với các doanh nghiệp muốn tiến hành đầu tư vào địa phương này. Các doanh nghiệp đều cho rằng nếu việc thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng được “giảm tải”, dự án nhanh chóng được thực hiện thì lợi ích cho xã hội lớn hơn nhiều lần.