Doanh nghiệp Mỹ làm việc thiện để kiếm tiền
Mỹ đang xây dựng loại hình doanh nghiệp mới cân bằng giữa hiệu quả kinh tế, xã hội và sinh thái
Mỹ đang xây dựng loại hình doanh nghiệp mới cân bằng giữa hiệu quả kinh tế, xã hội và sinh thái. Các nhà phân tích cho rằng, xu thế phát triển của loại hình doanh nghiệp trên chính là tương lai của các doanh nghiệp Mỹ
Hãng kem Ben & Jerry’s (bang Vertmont) là doanh nghiệp đi đầu trong việc xúc tiến các hạng mục xã hội và bảo vệ môi trường đồng thời với tìm kiếm lợi nhuận.
Gần đây, Ben & Jerry’s hỗ trợ cho một chương trình ca nhạc mang tính xã hội. Doanh thu từ hoạt động trên được dùng để thay mái che tại các công xưởng ở Ấn Ðộ bằng mái che thu hút năng lượng mặt trời, tiết kiệm điện.
Xem trọng cả ba loại doanh lợi
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp siêu lợi nhuận không phải là một khái niệm mới. Năm 1915, các nhà kinh tế học đã đưa ra khái niệm trên. Tuy nhiên trong thời đại mới, người ta cần sử dụng phương thức phù hợp để thực hiện nó.
Doanh nghiệp thay đổi phương thức kinh doanh bằng cách thực hiện sự nghiệp công ích. Nếu trước đây, doanh nghiệp chỉ đơn thuần quyên góp cho các tổ chức từ thiện thì ngày nay, họ đóng vai trò là người quản lý của các sự nghiệp công ích. Sự kết hợp giữa mục tiêu kinh tế với việc thực hiện phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường được ghi vào sứ mệnh của doanh nghiệp.
Thế nhưng, mục tiêu chính của doanh nghiệp không phải làm phúc lợi xã hội mà là sử dụng các hạng mục xã hội để kiếm tiền hoặc để cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp. Ý đồ thật sự của doanh nghiệp chính là làm tăng độ trung thành của khách hàng đối với sản phẩm và khuếch trương thương hiệu.
Hiện nay, Wal-Mart đang nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp bằng cách bảo vệ môi trường. Wal-Mart bắt đầu quan tâm đến vấn đề tiết kiệm năng lượng, sử dụng bao bì bảo vệ môi trường, càng ít bao bì càng tốt. Cách làm trên không những giúp Wal-Mart tiết kiệm chi phí mà còn xây dựng được mối quan hệ cộng đồng rất tốt.
Hàng năm, hãng The Body Shop thu hàng triệu USD từ việc tiêu thụ sản phẩm làm đẹp tự nhiên tại các nước nghèo. Vì vậy, việc thúc đẩy cho các nước nghèo phát triển cũng chính là một cách tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp bán lẻ trong ngành thời trang GAP đã mang phân nửa lợi nhuận từ một dây chuyền sản xuất tại Mỹ quyên góp cho Quỹ phòng chống bệnh AIDS toàn cầu.
Áp lực người tiêu dùng và cổ đông
Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ mua sản phẩm vì sản phẩm đó tốt. Có người mua hàng vì yêu thích hình ảnh của doanh nghiệp đó. Theo đà mức sống ngày càng cao, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và sự thay đổi của khí hậu.
Vì vậy, thói quen của người tiêu dùng cũng thay đổi theo. Cộng thêm quy định của chính phủ buộc các doanh nghiệp phải bảo vệ môi trường và đảm trách một phần trách nhiệm xã hội.
Công ty dịch vụ cơ cấu cổ đông tại Washington chuyên tư vấn quản lý doanh nghiệp cho biết, hiện nay, ngày càng nhiều cổ đông gây áp lực cho doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp phải giải quyết những vấn đề mà họ quan tâm như bảo vệ môi trường.
Nhiều cổ đông đã đề nghị doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống bảo vệ môi trường và đảm trách trách nhiệm xã hội. Nhiều quỹ đầu tư và quỹ xã hội đã liên lạc với các doanh nghiệp để thảo luận thực hiện các vấn đề trên.
Một số doanh nghiệp như Timberland, nhân viên nghỉ hưu cũng được lĩnh lương. Những sinh viên tài năng mới tốt nghiệp đương nhiên thích làm việc cho doanh nghiệp như Timberland để hưởng mức lương cao và sống tốt.
Tuy nhiên, họ cũng muốn cải thiện môi trường, giúp ích cho xã hội. Ở mức độ nào đó, họ đang dẫn dắt loại hình doanh nghiệp mới này.
Hiện nay, các khoản quyên góp từ thiện của doanh nghiệp được ghi chép cẩn thận để báo cáo với cổ đông và khách hàng. Hàng năm, Quỹ từ thiện Giving USA Foundation công bố Danh sách 1.000 doanh nghiệp quyên góp từ thiện nhiều nhất, phản ánh nỗ lực cải cách xã hội tích cực của doanh nghiệp.
Cách đây 10 năm, không có tổ chức nào thực hiện báo cáo trên. Việc làm này cũng thúc đẩy doanh nghiệp làm từ thiện ngày càng nhiều.
Hãng kem Ben & Jerry’s (bang Vertmont) là doanh nghiệp đi đầu trong việc xúc tiến các hạng mục xã hội và bảo vệ môi trường đồng thời với tìm kiếm lợi nhuận.
Gần đây, Ben & Jerry’s hỗ trợ cho một chương trình ca nhạc mang tính xã hội. Doanh thu từ hoạt động trên được dùng để thay mái che tại các công xưởng ở Ấn Ðộ bằng mái che thu hút năng lượng mặt trời, tiết kiệm điện.
Xem trọng cả ba loại doanh lợi
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp siêu lợi nhuận không phải là một khái niệm mới. Năm 1915, các nhà kinh tế học đã đưa ra khái niệm trên. Tuy nhiên trong thời đại mới, người ta cần sử dụng phương thức phù hợp để thực hiện nó.
Doanh nghiệp thay đổi phương thức kinh doanh bằng cách thực hiện sự nghiệp công ích. Nếu trước đây, doanh nghiệp chỉ đơn thuần quyên góp cho các tổ chức từ thiện thì ngày nay, họ đóng vai trò là người quản lý của các sự nghiệp công ích. Sự kết hợp giữa mục tiêu kinh tế với việc thực hiện phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường được ghi vào sứ mệnh của doanh nghiệp.
Thế nhưng, mục tiêu chính của doanh nghiệp không phải làm phúc lợi xã hội mà là sử dụng các hạng mục xã hội để kiếm tiền hoặc để cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp. Ý đồ thật sự của doanh nghiệp chính là làm tăng độ trung thành của khách hàng đối với sản phẩm và khuếch trương thương hiệu.
Hiện nay, Wal-Mart đang nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp bằng cách bảo vệ môi trường. Wal-Mart bắt đầu quan tâm đến vấn đề tiết kiệm năng lượng, sử dụng bao bì bảo vệ môi trường, càng ít bao bì càng tốt. Cách làm trên không những giúp Wal-Mart tiết kiệm chi phí mà còn xây dựng được mối quan hệ cộng đồng rất tốt.
Hàng năm, hãng The Body Shop thu hàng triệu USD từ việc tiêu thụ sản phẩm làm đẹp tự nhiên tại các nước nghèo. Vì vậy, việc thúc đẩy cho các nước nghèo phát triển cũng chính là một cách tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp bán lẻ trong ngành thời trang GAP đã mang phân nửa lợi nhuận từ một dây chuyền sản xuất tại Mỹ quyên góp cho Quỹ phòng chống bệnh AIDS toàn cầu.
Áp lực người tiêu dùng và cổ đông
Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ mua sản phẩm vì sản phẩm đó tốt. Có người mua hàng vì yêu thích hình ảnh của doanh nghiệp đó. Theo đà mức sống ngày càng cao, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và sự thay đổi của khí hậu.
Vì vậy, thói quen của người tiêu dùng cũng thay đổi theo. Cộng thêm quy định của chính phủ buộc các doanh nghiệp phải bảo vệ môi trường và đảm trách một phần trách nhiệm xã hội.
Công ty dịch vụ cơ cấu cổ đông tại Washington chuyên tư vấn quản lý doanh nghiệp cho biết, hiện nay, ngày càng nhiều cổ đông gây áp lực cho doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp phải giải quyết những vấn đề mà họ quan tâm như bảo vệ môi trường.
Nhiều cổ đông đã đề nghị doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống bảo vệ môi trường và đảm trách trách nhiệm xã hội. Nhiều quỹ đầu tư và quỹ xã hội đã liên lạc với các doanh nghiệp để thảo luận thực hiện các vấn đề trên.
Một số doanh nghiệp như Timberland, nhân viên nghỉ hưu cũng được lĩnh lương. Những sinh viên tài năng mới tốt nghiệp đương nhiên thích làm việc cho doanh nghiệp như Timberland để hưởng mức lương cao và sống tốt.
Tuy nhiên, họ cũng muốn cải thiện môi trường, giúp ích cho xã hội. Ở mức độ nào đó, họ đang dẫn dắt loại hình doanh nghiệp mới này.
Hiện nay, các khoản quyên góp từ thiện của doanh nghiệp được ghi chép cẩn thận để báo cáo với cổ đông và khách hàng. Hàng năm, Quỹ từ thiện Giving USA Foundation công bố Danh sách 1.000 doanh nghiệp quyên góp từ thiện nhiều nhất, phản ánh nỗ lực cải cách xã hội tích cực của doanh nghiệp.
Cách đây 10 năm, không có tổ chức nào thực hiện báo cáo trên. Việc làm này cũng thúc đẩy doanh nghiệp làm từ thiện ngày càng nhiều.