Doanh nghiệp Mỹ lo gì về môi trường kinh doanh Việt?
“AmCham hoan nghênh cơ hội được làm việc với Tổng thống Trump và Chính phủ mới của Việt Nam”
Đều đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, song nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn bày tỏ lo ngại về môi trường đầu tư, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên 2016, ngày 5/12.
Tại đây, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) nói, năm 2016 sắp kết thúc, các doanh nghiệp và nhà đầu tư ở Việt Nam đang được hưởng sự ổn định mà nhiều quốc gia khác trong khu vực phải ghen tỵ.
Việc chuyển đổi lãnh đạo diễn ra thuận lợi, tăng trưởng kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm soát và tiền tệ được quản lý chặt chẽ. AmCham hy vọng, sự ổn định lâu dài sẽ tiếp tục được duy trì vì đây là một trong những lợi thế cạnh tranh mạnh nhất của Việt Nam.
Tuy nhiên, đi sâu vào các vấn đề của môi trường kinh doanh, AmCham cho rằng trong các lĩnh vực vẫn còn tồn tại sự thiếu nhất quán, không hiệu quả và không công bằng.
Đồng thời, để tạo điều kiện hơn nữa cho khu vực tư nhân thì cần những sáng kiến để hỗ trợ hơn là hạn chế các cơ hội kinh doanh. Đây cũng là vấn đề quan trọng khi xem xét các phương án phát triển khu vực tư nhân.
“Theo khảo sát mới nhất về triển vọng ASEAN của các thành viên AmCham trong khu vực, ngày càng nhiều doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam nhận thấy rằng việc thực thi pháp luật thiếu công bằng đã cản trở nghiêm trọng khả năng kinh doanh tại Việt Nam - nhiều hơn tại bất kỳ quốc gia nào khác trong khối ASEAN”, đại diện AmCham nói.
Đánh giá một số quy định pháp lý gần đây là “không đi đúng hướng”, AmCham nêu ví dụ cụ thể là Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, buộc tất cả các giao dịch thanh toán điện tử phải thông qua một doanh nghiệp Nhà nước độc quyền, thay vì thông qua các hệ thống hiện đại sáng tạo, tin cậy, đã được sử dụng trên toàn cầu.
Lo ngại tiếp theo từ AmCham - cũng là lo ngại của nhà đầu tư nhiều nước khác - là nạn tham nhũng.
Sự không tín nhiệm, một hậu quả gây nên bởi tham nhũng, tiếp tục là thách thức kinh doanh hàng đầu mà các thành viên của AmCham gặp phải. “Tham nhũng đã trở thành tư tưởng ăn mòn và phổ biến tại Việt Nam và là mối nguy hiểm cho nền kinh tế và xã hội nói chung, tham nhũng có thể trở thành một rào cản giữa quan hệ đối tác trong và ngoài nước”, đại diện AmCham nhấn mạnh.
Bên cạnh kêu gọi việc triển khai nghiêm túc các hệ thống chống tham nhũng ở mọi cấp độ trong xã hội, Chính phủ và các doanh nghiệp, AmCham cho rằng khu vực tư nhân cũng cần tham gia vào cuộc chiến chống tham nhũng.
Cuối phần trình bày, đại diện AmCham nói: “Trong những tuần tới, chúng tôi sẽ có một chính quyền mới tại Mỹ. Mặc dù chúng tôi lấy làm tiếc vì sự ủng hộ đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không còn được như trước, nhưng AmCham hoan nghênh cơ hội được làm việc với Tổng thống Trump và Chính phủ mới của Việt Nam, nhằm thúc đẩy sự hợp tác thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Việt Nam cũng như tiếp tục đối thoại về TPP”.
Tổ chức đại diện các nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam cũng cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực hỗ trợ quan hệ thương mại song phương mạnh mẽ và sâu sắc giữa hai nước.
Tại đây, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) nói, năm 2016 sắp kết thúc, các doanh nghiệp và nhà đầu tư ở Việt Nam đang được hưởng sự ổn định mà nhiều quốc gia khác trong khu vực phải ghen tỵ.
Việc chuyển đổi lãnh đạo diễn ra thuận lợi, tăng trưởng kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm soát và tiền tệ được quản lý chặt chẽ. AmCham hy vọng, sự ổn định lâu dài sẽ tiếp tục được duy trì vì đây là một trong những lợi thế cạnh tranh mạnh nhất của Việt Nam.
Tuy nhiên, đi sâu vào các vấn đề của môi trường kinh doanh, AmCham cho rằng trong các lĩnh vực vẫn còn tồn tại sự thiếu nhất quán, không hiệu quả và không công bằng.
Đồng thời, để tạo điều kiện hơn nữa cho khu vực tư nhân thì cần những sáng kiến để hỗ trợ hơn là hạn chế các cơ hội kinh doanh. Đây cũng là vấn đề quan trọng khi xem xét các phương án phát triển khu vực tư nhân.
“Theo khảo sát mới nhất về triển vọng ASEAN của các thành viên AmCham trong khu vực, ngày càng nhiều doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam nhận thấy rằng việc thực thi pháp luật thiếu công bằng đã cản trở nghiêm trọng khả năng kinh doanh tại Việt Nam - nhiều hơn tại bất kỳ quốc gia nào khác trong khối ASEAN”, đại diện AmCham nói.
Đánh giá một số quy định pháp lý gần đây là “không đi đúng hướng”, AmCham nêu ví dụ cụ thể là Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, buộc tất cả các giao dịch thanh toán điện tử phải thông qua một doanh nghiệp Nhà nước độc quyền, thay vì thông qua các hệ thống hiện đại sáng tạo, tin cậy, đã được sử dụng trên toàn cầu.
Lo ngại tiếp theo từ AmCham - cũng là lo ngại của nhà đầu tư nhiều nước khác - là nạn tham nhũng.
Sự không tín nhiệm, một hậu quả gây nên bởi tham nhũng, tiếp tục là thách thức kinh doanh hàng đầu mà các thành viên của AmCham gặp phải. “Tham nhũng đã trở thành tư tưởng ăn mòn và phổ biến tại Việt Nam và là mối nguy hiểm cho nền kinh tế và xã hội nói chung, tham nhũng có thể trở thành một rào cản giữa quan hệ đối tác trong và ngoài nước”, đại diện AmCham nhấn mạnh.
Bên cạnh kêu gọi việc triển khai nghiêm túc các hệ thống chống tham nhũng ở mọi cấp độ trong xã hội, Chính phủ và các doanh nghiệp, AmCham cho rằng khu vực tư nhân cũng cần tham gia vào cuộc chiến chống tham nhũng.
Cuối phần trình bày, đại diện AmCham nói: “Trong những tuần tới, chúng tôi sẽ có một chính quyền mới tại Mỹ. Mặc dù chúng tôi lấy làm tiếc vì sự ủng hộ đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không còn được như trước, nhưng AmCham hoan nghênh cơ hội được làm việc với Tổng thống Trump và Chính phủ mới của Việt Nam, nhằm thúc đẩy sự hợp tác thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Việt Nam cũng như tiếp tục đối thoại về TPP”.
Tổ chức đại diện các nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam cũng cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực hỗ trợ quan hệ thương mại song phương mạnh mẽ và sâu sắc giữa hai nước.