Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi được giữ nguyên tên
Thủ tướng vừa có chỉ đạo đối với việc sắp xếp, đặt tên, tổ chức lại mô hình của các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện chuyển đổi
Thủ tướng vừa có chỉ đạo đối với việc sắp xếp, đặt tên, tổ chức lại mô hình của các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện chuyển đổi.
Theo đó, tính đến 1/7/2010, các doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hóa hoặc đang tiến hành cổ phần hóa nhưng chưa có quyết định công nhận giá trị doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền thì được chuyển thành công ty TNHH một thành viên theo quy định của Nghị định 25/2010 của Chính phủ và chủ sở hữu tiếp tục thực hiện các bước cổ phần hóa.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc diện trên tiếp tục hoạt động ổn định, đảm bảo tiến độ sắp xếp, Thủ tướng cho phép các doanh nghiệp được thực hiện một số quyền hạn nhất định, tránh vướng mắc nảy sinh trong và sau quá trình chuyển đổi, cụ thể:
Về tên gọi của công ty mẹ trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, tổng công ty thuộc tập đoàn kinh tế khi chuyển thành công ty TNHH một thành viên thì được giữ nguyên tên như khi là công ty nhà nước, nhưng trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bổ sung thêm loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH.
Về chủ sở hữu, công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng quyết định thành lập thì trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải ghi chủ sở hữu là Nhà nước.
Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, kinh doanh thua lỗ, mất hết vốn nhà nước, không đủ điều kiện chuyển thành công ty TNHH một thành viên thì tiến hành cơ cấu lại nợ để chuyển thành công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Nếu không sắp xếp được theo các hình thức trên thì tiến hành bán doanh nghiệp hoặc phá sản mà không cấp bổ sung vốn. Đối với các công ty mẹ mà có các doanh nghiệp thành viên thua lỗ nói trên, khi xác định vốn điều lệ của công ty mẹ được loại trừ các công ty này.
Còn đối với thành viên hội đồng thành viên công ty mẹ đang giữ các chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên thì trong năm 2010 phải thực hiện đúng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 21 Nghị định 25/2010 của Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hội đồng quản trị các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước phải thực hiện nghiêm túc việc chuyển công ty nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp dưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Đồng thời, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phải báo cáo Thủ tướng việc chuyển đổi các nhà xuất bản theo Luật Doanh nghiệp và Luật Xuất bản.
Các bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hội đồng quản trị các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước phải báo cáo Thủ tướng kết quả chuyển đổi công ty nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trước ngày 15/7/2010.
Đồng thời phải đề xuất các biện pháp xử lý đối với doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài mất hết vốn nhà nước, tiến độ cổ phần hóa công ty nhà nước, tiến độ xử lý đối với doanh nghiệp thực hiện giải thể hoặc phá sản đến 30/6/2010.
Theo ước tính của Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp Trung ương, sẽ có khoảng 1.500 doanh nghiệp nhà nước sẽ thuộc diện chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên vì chưa hoàn thành cổ phần hóa trước 1/7 tới.
Đến thời điểm này, Thủ tướng đã ký quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động của công ty mẹ tại 3 tập đoàn, tổng công ty là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên.
Theo đó, tính đến 1/7/2010, các doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hóa hoặc đang tiến hành cổ phần hóa nhưng chưa có quyết định công nhận giá trị doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền thì được chuyển thành công ty TNHH một thành viên theo quy định của Nghị định 25/2010 của Chính phủ và chủ sở hữu tiếp tục thực hiện các bước cổ phần hóa.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc diện trên tiếp tục hoạt động ổn định, đảm bảo tiến độ sắp xếp, Thủ tướng cho phép các doanh nghiệp được thực hiện một số quyền hạn nhất định, tránh vướng mắc nảy sinh trong và sau quá trình chuyển đổi, cụ thể:
Về tên gọi của công ty mẹ trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, tổng công ty thuộc tập đoàn kinh tế khi chuyển thành công ty TNHH một thành viên thì được giữ nguyên tên như khi là công ty nhà nước, nhưng trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bổ sung thêm loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH.
Về chủ sở hữu, công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng quyết định thành lập thì trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải ghi chủ sở hữu là Nhà nước.
Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, kinh doanh thua lỗ, mất hết vốn nhà nước, không đủ điều kiện chuyển thành công ty TNHH một thành viên thì tiến hành cơ cấu lại nợ để chuyển thành công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Nếu không sắp xếp được theo các hình thức trên thì tiến hành bán doanh nghiệp hoặc phá sản mà không cấp bổ sung vốn. Đối với các công ty mẹ mà có các doanh nghiệp thành viên thua lỗ nói trên, khi xác định vốn điều lệ của công ty mẹ được loại trừ các công ty này.
Còn đối với thành viên hội đồng thành viên công ty mẹ đang giữ các chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên thì trong năm 2010 phải thực hiện đúng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 21 Nghị định 25/2010 của Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hội đồng quản trị các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước phải thực hiện nghiêm túc việc chuyển công ty nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp dưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Đồng thời, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phải báo cáo Thủ tướng việc chuyển đổi các nhà xuất bản theo Luật Doanh nghiệp và Luật Xuất bản.
Các bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hội đồng quản trị các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước phải báo cáo Thủ tướng kết quả chuyển đổi công ty nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trước ngày 15/7/2010.
Đồng thời phải đề xuất các biện pháp xử lý đối với doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài mất hết vốn nhà nước, tiến độ cổ phần hóa công ty nhà nước, tiến độ xử lý đối với doanh nghiệp thực hiện giải thể hoặc phá sản đến 30/6/2010.
Theo ước tính của Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp Trung ương, sẽ có khoảng 1.500 doanh nghiệp nhà nước sẽ thuộc diện chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên vì chưa hoàn thành cổ phần hóa trước 1/7 tới.
Đến thời điểm này, Thủ tướng đã ký quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động của công ty mẹ tại 3 tập đoàn, tổng công ty là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên.