Doanh nghiệp Nhật sốt ruột với công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
Hầu hết doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam lâu nay đều “mỏi mắt” tìm kiếm các nhà cung cấp đủ lớn, đủ năng lực
Sáng 4/9, cả 4 kỳ triển lãm về công nghiệp phụ trợ đã được tổ chức gộp tại Hà Nội.
4 triển lãm gồm: Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 5, Việt Nam Manufacturing Expo 2013, Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2013, Công nghệ cao Nhật Bản.
Điểm thú vị là tại đây, các doanh nghiệp tham gia đã phân định rõ rệt nhu cầu của mình bằng việc trưng lên trước gian hàng các tấm biển “bên bán” và “bên mua”.
Các đơn vị tham gia nhận định, nhu cầu hợp tác giữa các doanh nghiệp tại triển lãm là rất lớn. Trên thực tế, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam luôn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác lớn và có khả năng hỗ trợ về công nghệ. Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam lâu nay đều “mỏi mắt” tìm kiếm các nhà cung cấp đủ lớn, đủ năng lực cả về quy mô sản xuất lẫn chất lượng sản phẩm.
Đại diện Toyota, hãng ôtô lớn của Nhật Bản, cho biết ngay tại triển lãm này, hãng cũng kỳ vọng sẽ tìm thêm được nhiều nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng đảm bảo các tiêu chí, và đây là một trong những cơ hội thuận lợi.
Theo tìm hiểu của VnEconomy, ngay trước khi diễn ra triển lãm, lãnh đạo cấp cao của Toyota Nhật Bản cũng đã có cuộc làm việc với Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về kế hoạch và xây dựng cơ chế, chính sách thuận lợi cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển.
Đa số các doanh nghiệp Nhật Bản đều cho rằng, một trong những lý do khiến các ngành công nghiệp ôtô, xe máy, điện tử - viễn thông… chưa phát triển, chậm phát triển hoặc phát triển chưa đúng tiềm năng là do quy mô và sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Ông Hirokazu Yamaoka, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, cho biết: khác với những triển lãm thương mại bình thường, đây là nơi các đơn vị trưng bày sản phẩm và dịch vụ mà họ muốn bán cho người mua. Tại triển lãm này, các doanh nghiệp Nhật Bản với vai trò là người mua sẽ trưng bày các phụ tùng, linh kiện mà họ muốn mua tại Việt Nam.
4 triển lãm gồm: Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 5, Việt Nam Manufacturing Expo 2013, Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2013, Công nghệ cao Nhật Bản.
Điểm thú vị là tại đây, các doanh nghiệp tham gia đã phân định rõ rệt nhu cầu của mình bằng việc trưng lên trước gian hàng các tấm biển “bên bán” và “bên mua”.
Các đơn vị tham gia nhận định, nhu cầu hợp tác giữa các doanh nghiệp tại triển lãm là rất lớn. Trên thực tế, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam luôn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác lớn và có khả năng hỗ trợ về công nghệ. Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam lâu nay đều “mỏi mắt” tìm kiếm các nhà cung cấp đủ lớn, đủ năng lực cả về quy mô sản xuất lẫn chất lượng sản phẩm.
Đại diện Toyota, hãng ôtô lớn của Nhật Bản, cho biết ngay tại triển lãm này, hãng cũng kỳ vọng sẽ tìm thêm được nhiều nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng đảm bảo các tiêu chí, và đây là một trong những cơ hội thuận lợi.
Theo tìm hiểu của VnEconomy, ngay trước khi diễn ra triển lãm, lãnh đạo cấp cao của Toyota Nhật Bản cũng đã có cuộc làm việc với Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về kế hoạch và xây dựng cơ chế, chính sách thuận lợi cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển.
Đa số các doanh nghiệp Nhật Bản đều cho rằng, một trong những lý do khiến các ngành công nghiệp ôtô, xe máy, điện tử - viễn thông… chưa phát triển, chậm phát triển hoặc phát triển chưa đúng tiềm năng là do quy mô và sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Ông Hirokazu Yamaoka, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, cho biết: khác với những triển lãm thương mại bình thường, đây là nơi các đơn vị trưng bày sản phẩm và dịch vụ mà họ muốn bán cho người mua. Tại triển lãm này, các doanh nghiệp Nhật Bản với vai trò là người mua sẽ trưng bày các phụ tùng, linh kiện mà họ muốn mua tại Việt Nam.