Doanh nghiệp ra Bắc
Không phải trong tình hình khó khăn như hiện nay các doanh nghiệp trong Nam mới quan tâm đến thị trường phía Bắc
Khi thị trường xuất khẩu dần bị thu hẹp, thị trường trong Nam giống như “chiếc áo đã chật”, thì thị trường phía Bắc là một trong những giải pháp được các doanh nghiệp lựa chọn để phát triển, mở rộng thị phần.
Khai phá thị trường miền Bắc
Cách đây không lâu, ngày 20/3/2009, chuỗi hệ thống bệnh viện máy tính iCARE đã khai trương chi nhánh tại Hà Nội. Và ngày 31/3, chi nhánh iCARE - iSPACE (trường cao đẳng nghề) cũng đã chính thức đi vào hoạt động tại Hà Tĩnh.
Động thái này được ông Hoàng Quốc Việt, Tổng giám đốc tập đoàn Nguyễn Hoàng, thừa nhận là một sự lựa chọn mang tính chiến lược nhằm mở rộng thị trường của iCARE - iSPACE ra khu vực phía Bắc, trong khi thị trường trong Nam có dấu hiệu bão hòa, một phần do kinh tế đang suy thoái và nhiều doanh nghiệp đang thu hẹp hoạt động như hiện nay.
Thật ra, không phải trong tình hình khó khăn như hiện nay các doanh nghiệp trong Nam mới quan tâm đến thị trường phía Bắc.
Cách đây hơn 10 năm (1997-1998), khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế châu Á, nhiều doanh nghiệp phía Nam đã quan tâm, thiết lập kế hoạch cho doanh nghiệp mình tại thị trường này.
Tổng giám đốc Công ty An Phước, bà Nguyễn Thị Điền, kể: mặc dù người tiêu dùng miền Bắc có quan niệm “chiếc áo không làm nên thầy tu”, nhưng không vì thế mà bỏ qua hình thức bề ngoài. Người tiêu dùng miền Bắc rất kỹ tính, họ sẵn sàng chi một số tiền lớn để mua món hàng nếu thấy ưng ý. Họ xem xét kỹ lưỡng từng đường kim mũi chỉ, nếu phát hiện lỗi, dù nhỏ, thì sẽ từ chối mua hàng.
Do vậy, để người tiêu dùng phía Bắc biết đến thương hiệu An Phước, công ty phải mất gần bốn năm (2000-2004), bằng nhiều hình thức quảng bá, tham gia hội chợ... nhưng điều quan trọng hơn cả để An Phước có được sự tín nhiệm của khách hàng tại thị trường này là mẫu mã phong phú và chất lượng sản phẩm.
Cho đến nay, tại thị trường miền Bắc, An Phước đã có 15 cửa hàng chính thức, chiếm trên 22% tổng doanh thu nội địa hàng năm của công ty, với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20% năm. Theo tính toán của An Phước, thị trường này sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh khi kinh tế hồi phục.
Công ty Vinamit, sau năm năm chinh phục thị trường phía Bắc, đến nay doanh số tại thị trường này chiếm khoảng 20% trong tổng doanh thu của công ty bằng 30% so với thị trường miền Nam, 40% xuất khẩu và 10% của thị trường miền Trung. Tổng giám đốc Công ty Vinamit, ông Nguyễn Lâm Viên, cho biết người tiêu dùng miền Bắc rất tinh tế trong việc lựa chọn sản phẩm. Giá cả hay thương hiệu cũng chỉ là một phần trong các tiêu chí lựa chọn của họ.
Bất kỳ sản phẩm nào không có thực chất mà chỉ dựa vào các chiến dịch đánh bóng tên tuổi ngắn hạn thì sớm muộn cũng sẽ bị đào thải. Đặc biệt, tính cộng đồng trong xu hướng mua sắm, tiêu dùng của người miền Bắc rất cao. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp nào mất lòng tin với người tiêu dùng, hầu như toàn bộ thị trường sẽ quay lưng lại với doanh nghiệp đó. Một khi doanh nghiệp tiếp cận và giành được sự tín nhiệm của khách hàng tại đây là đã nắm chắc hơn một nửa thành công. Ý thức được điều này, việc bảo vệ thương hiệu và chăm sóc người tiêu dùng được Vinamit đặc biệt chú trọng.
Còn đối với Công ty Cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood), sau một thời gian khai phá thị trường miền Bắc, đến nay công ty cũng đã có thị phần nhất định. Theo ông Trần Hữu Đức, Giám đốc quan hệ công chúng của Nutifood, người tiêu dùng miền Bắc rất trung thành với những sản phẩm truyền thống, trong khi người tiêu dùng miền Nam thường có xu hướng sử dụng những sản phẩm mới.
Vì vậy, tiếp cận thị trường này ngoài việc thông qua các phương tiện truyền thông, Nutifood còn gắn với các hoạt động mang tính cộng đồng nhằm tạo sự chú ý của người tiêu dùng. Cho đến nay, tốc độ tăng trưởng của Nutifood tại thị trường này bình quân đạt 15% năm. Hiện công ty đang có kế hoạch xây một nhà máy, hoặc kết hợp với một đối tác ở phía Bắc để gia công, đồng thời làm cầu nối cho Nutifood thâm nhập thị trường Trung Quốc.
Và những giải pháp lâu dài
Bà Hoàng Thị Minh Châu, Phó giám đốc hãng thời trang Sanding, cho rằng một trong những trở ngại lớn khiến một số doanh nghiệp, trong đó có Sanding, chưa mạnh dạn đầu tư phát triển thị trường phía Bắc là do chi phí thuê mặt bằng, thuê người quản lý, chi phí vận chuyển… khá cao so với trong Nam.
Ngoài ra, các sản phẩm dệt may hiện rất khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc, mặc dù chất lượng hàng Trung Quốc chưa tốt nhưng bù lại mẫu mã và giá cả khá hấp dẫn. Vì thế, doanh số của Sanding tại miền Bắc hiện chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, khoảng 5% trên tổng doanh thu nội địa. Hầu hết các sản phẩm của Sanding tại miền Bắc hiện nay đều được bán tại các hệ thống bán lẻ của Metro, Big C, Vinatex, Co.op Mart.
Tuy nhiên, một thuận lợi để Sanding có thể tiếp cận được thị trường này là sản phẩm của Sanding nhắm vào đối tượng sử dụng thời trang dạo phố và công sở. Những đối tượng khách hàng này thường rất kỹ tính, ít khi chọn mua hàng Trung Quốc. Do vậy, đối với thị trường miền Bắc, nếu có sản phẩm tốt đáp ứng được nhu cầu thị hiếu khách hàng thì vẫn có nhiều cơ hội phát triển.
Bà Châu nhận định, tuy Sanding chưa mạnh dạn đầu tư phát triển thị trường miền Bắc, nhưng với con số tăng trưởng bình quân tương đối ổn định 5-10%/năm, đây sẽ là nền tảng cho Sanding tăng tốc khi có cơ hội. Bà Châu cũng cho biết thêm, mới đây chuỗi hệ thống siêu thị Hapro đã đặt vấn đề đưa sản phẩm Sanding vào hệ thống phân phối của họ, tạo cơ hội cho Sanding mở rộng thêm thị phần tại đây.
Thị trường miền Bắc, bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra, là một trong những thị trường quan trọng nhất của Vinamit hiện nay. Ông Nguyễn Lâm Viên cho rằng khả năng tiêu thụ và nhu cầu sản phẩm của người tiêu dùng khu vực này còn rất lớn. Tuy nhiên, do các dòng sản phẩm Vinamit phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu cây trái Việt Nam, nên hiện tại Vinamit vẫn chưa thể cùng một lúc đáp ứng đủ hết nhu cầu cho tất cả các thị trường. Do đó việc phân phối hàng và phát triển thị trường vẫn phải cân nhắc điều tiết giữa các vùng, các khu vực, giữa thị trường nội địa và xuất khẩu.
Ông Viên cũng cho biết thêm, mới đây Vinamit đã xây xong một tổng kho phân phối miền Bắc đóng tại Hải Dương, đảm trách toàn bộ khu vực phía Bắc và một phần các tỉnh lớn của Trung Quốc giáp biên giới phía Bắc. Đây vẫn là một thị trường đặc biệt quan trọng mà Vinamit cần duy trì phát triển liên tục. Do thị trường miền Nam đã khá vững và cũng là khu vực Vinamit đặt trụ sở chính nên việc cung ứng có nhiều thuận lợi, chính vì thế thị trường miền Bắc mới là nơi tạo đột phá cho sự phát triển của Vinamit trong những năm tới.
“Chúng tôi hoàn toàn có thể tin chắc tỷ lệ 20% hiện nay tại thị trường phía Bắc sẽ thay đổi khi các nhà máy và vùng nguyên liệu mới của công ty tại đây đi vào khai thác và hoạt động đúng công suất”, ông Viên nói.
Nguyễn Quân (TBKTSG)
Khai phá thị trường miền Bắc
Cách đây không lâu, ngày 20/3/2009, chuỗi hệ thống bệnh viện máy tính iCARE đã khai trương chi nhánh tại Hà Nội. Và ngày 31/3, chi nhánh iCARE - iSPACE (trường cao đẳng nghề) cũng đã chính thức đi vào hoạt động tại Hà Tĩnh.
Động thái này được ông Hoàng Quốc Việt, Tổng giám đốc tập đoàn Nguyễn Hoàng, thừa nhận là một sự lựa chọn mang tính chiến lược nhằm mở rộng thị trường của iCARE - iSPACE ra khu vực phía Bắc, trong khi thị trường trong Nam có dấu hiệu bão hòa, một phần do kinh tế đang suy thoái và nhiều doanh nghiệp đang thu hẹp hoạt động như hiện nay.
Thật ra, không phải trong tình hình khó khăn như hiện nay các doanh nghiệp trong Nam mới quan tâm đến thị trường phía Bắc.
Cách đây hơn 10 năm (1997-1998), khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế châu Á, nhiều doanh nghiệp phía Nam đã quan tâm, thiết lập kế hoạch cho doanh nghiệp mình tại thị trường này.
Tổng giám đốc Công ty An Phước, bà Nguyễn Thị Điền, kể: mặc dù người tiêu dùng miền Bắc có quan niệm “chiếc áo không làm nên thầy tu”, nhưng không vì thế mà bỏ qua hình thức bề ngoài. Người tiêu dùng miền Bắc rất kỹ tính, họ sẵn sàng chi một số tiền lớn để mua món hàng nếu thấy ưng ý. Họ xem xét kỹ lưỡng từng đường kim mũi chỉ, nếu phát hiện lỗi, dù nhỏ, thì sẽ từ chối mua hàng.
Do vậy, để người tiêu dùng phía Bắc biết đến thương hiệu An Phước, công ty phải mất gần bốn năm (2000-2004), bằng nhiều hình thức quảng bá, tham gia hội chợ... nhưng điều quan trọng hơn cả để An Phước có được sự tín nhiệm của khách hàng tại thị trường này là mẫu mã phong phú và chất lượng sản phẩm.
Cho đến nay, tại thị trường miền Bắc, An Phước đã có 15 cửa hàng chính thức, chiếm trên 22% tổng doanh thu nội địa hàng năm của công ty, với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20% năm. Theo tính toán của An Phước, thị trường này sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh khi kinh tế hồi phục.
Công ty Vinamit, sau năm năm chinh phục thị trường phía Bắc, đến nay doanh số tại thị trường này chiếm khoảng 20% trong tổng doanh thu của công ty bằng 30% so với thị trường miền Nam, 40% xuất khẩu và 10% của thị trường miền Trung. Tổng giám đốc Công ty Vinamit, ông Nguyễn Lâm Viên, cho biết người tiêu dùng miền Bắc rất tinh tế trong việc lựa chọn sản phẩm. Giá cả hay thương hiệu cũng chỉ là một phần trong các tiêu chí lựa chọn của họ.
Bất kỳ sản phẩm nào không có thực chất mà chỉ dựa vào các chiến dịch đánh bóng tên tuổi ngắn hạn thì sớm muộn cũng sẽ bị đào thải. Đặc biệt, tính cộng đồng trong xu hướng mua sắm, tiêu dùng của người miền Bắc rất cao. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp nào mất lòng tin với người tiêu dùng, hầu như toàn bộ thị trường sẽ quay lưng lại với doanh nghiệp đó. Một khi doanh nghiệp tiếp cận và giành được sự tín nhiệm của khách hàng tại đây là đã nắm chắc hơn một nửa thành công. Ý thức được điều này, việc bảo vệ thương hiệu và chăm sóc người tiêu dùng được Vinamit đặc biệt chú trọng.
Còn đối với Công ty Cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm (Nutifood), sau một thời gian khai phá thị trường miền Bắc, đến nay công ty cũng đã có thị phần nhất định. Theo ông Trần Hữu Đức, Giám đốc quan hệ công chúng của Nutifood, người tiêu dùng miền Bắc rất trung thành với những sản phẩm truyền thống, trong khi người tiêu dùng miền Nam thường có xu hướng sử dụng những sản phẩm mới.
Vì vậy, tiếp cận thị trường này ngoài việc thông qua các phương tiện truyền thông, Nutifood còn gắn với các hoạt động mang tính cộng đồng nhằm tạo sự chú ý của người tiêu dùng. Cho đến nay, tốc độ tăng trưởng của Nutifood tại thị trường này bình quân đạt 15% năm. Hiện công ty đang có kế hoạch xây một nhà máy, hoặc kết hợp với một đối tác ở phía Bắc để gia công, đồng thời làm cầu nối cho Nutifood thâm nhập thị trường Trung Quốc.
Và những giải pháp lâu dài
Bà Hoàng Thị Minh Châu, Phó giám đốc hãng thời trang Sanding, cho rằng một trong những trở ngại lớn khiến một số doanh nghiệp, trong đó có Sanding, chưa mạnh dạn đầu tư phát triển thị trường phía Bắc là do chi phí thuê mặt bằng, thuê người quản lý, chi phí vận chuyển… khá cao so với trong Nam.
Ngoài ra, các sản phẩm dệt may hiện rất khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc, mặc dù chất lượng hàng Trung Quốc chưa tốt nhưng bù lại mẫu mã và giá cả khá hấp dẫn. Vì thế, doanh số của Sanding tại miền Bắc hiện chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, khoảng 5% trên tổng doanh thu nội địa. Hầu hết các sản phẩm của Sanding tại miền Bắc hiện nay đều được bán tại các hệ thống bán lẻ của Metro, Big C, Vinatex, Co.op Mart.
Tuy nhiên, một thuận lợi để Sanding có thể tiếp cận được thị trường này là sản phẩm của Sanding nhắm vào đối tượng sử dụng thời trang dạo phố và công sở. Những đối tượng khách hàng này thường rất kỹ tính, ít khi chọn mua hàng Trung Quốc. Do vậy, đối với thị trường miền Bắc, nếu có sản phẩm tốt đáp ứng được nhu cầu thị hiếu khách hàng thì vẫn có nhiều cơ hội phát triển.
Bà Châu nhận định, tuy Sanding chưa mạnh dạn đầu tư phát triển thị trường miền Bắc, nhưng với con số tăng trưởng bình quân tương đối ổn định 5-10%/năm, đây sẽ là nền tảng cho Sanding tăng tốc khi có cơ hội. Bà Châu cũng cho biết thêm, mới đây chuỗi hệ thống siêu thị Hapro đã đặt vấn đề đưa sản phẩm Sanding vào hệ thống phân phối của họ, tạo cơ hội cho Sanding mở rộng thêm thị phần tại đây.
Thị trường miền Bắc, bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra, là một trong những thị trường quan trọng nhất của Vinamit hiện nay. Ông Nguyễn Lâm Viên cho rằng khả năng tiêu thụ và nhu cầu sản phẩm của người tiêu dùng khu vực này còn rất lớn. Tuy nhiên, do các dòng sản phẩm Vinamit phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu cây trái Việt Nam, nên hiện tại Vinamit vẫn chưa thể cùng một lúc đáp ứng đủ hết nhu cầu cho tất cả các thị trường. Do đó việc phân phối hàng và phát triển thị trường vẫn phải cân nhắc điều tiết giữa các vùng, các khu vực, giữa thị trường nội địa và xuất khẩu.
Ông Viên cũng cho biết thêm, mới đây Vinamit đã xây xong một tổng kho phân phối miền Bắc đóng tại Hải Dương, đảm trách toàn bộ khu vực phía Bắc và một phần các tỉnh lớn của Trung Quốc giáp biên giới phía Bắc. Đây vẫn là một thị trường đặc biệt quan trọng mà Vinamit cần duy trì phát triển liên tục. Do thị trường miền Nam đã khá vững và cũng là khu vực Vinamit đặt trụ sở chính nên việc cung ứng có nhiều thuận lợi, chính vì thế thị trường miền Bắc mới là nơi tạo đột phá cho sự phát triển của Vinamit trong những năm tới.
“Chúng tôi hoàn toàn có thể tin chắc tỷ lệ 20% hiện nay tại thị trường phía Bắc sẽ thay đổi khi các nhà máy và vùng nguyên liệu mới của công ty tại đây đi vào khai thác và hoạt động đúng công suất”, ông Viên nói.
Nguyễn Quân (TBKTSG)