09:25 30/12/2013

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu khát dịch vụ tài chính hi-tech

PV

Đầu tư liên tục vào công nghệ hiện đại là bí quyết giúp Techcombank có thể cung cấp nhiều dịch vụ vượt trội tiết kiệm chi phí

Theo chia sẻ của đại diện Techcombank, để có bộ sản phẩm giá trị gia 
tăng hoàn thiện cung cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngân hàng 
phải đầu tư mạnh cho công nghệ ngay từ rất sớm.
Theo chia sẻ của đại diện Techcombank, để có bộ sản phẩm giá trị gia tăng hoàn thiện cung cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngân hàng phải đầu tư mạnh cho công nghệ ngay từ rất sớm.
Từ tháng 9 trở lại đây, kinh tế đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại, đáng chú ý nhất là hoạt động xuất nhập khẩu rất sôi động. Tuy vậy, cạnh tranh quyết liệt trên các thị trường quốc tế đang buộc doanh nghiệp Việt Nam phải tìm mọi cách tiết giảm chi phí dựa trên việc sử dụng tối đa các dịch vụ hiện đại, trong đó có dịch vụ ngân hàng.

Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong các lĩnh vực như xuất khẩu gạo, cà phê tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển nên mức chào giá luôn bám đuổi sát sao. Trong bối cảnh nguồn vốn và lãi suất vốn vay được các ngân hàng chào đến doanh nghiệp khá phong phú và ổn định, thì các dịch vụ giá trị gia tăng và nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhanh các giao dịch, giảm thiểu “thời gian chết” được quan tâm đặc biệt.

Gói B im-ex của ngân hàng Techcombank hiện được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi cung cấp nhiều tiện ích như hỗ trợ phí thanh toán quốc tế, “right time payment” (thực hiện thanh toán ngay sau khi lập lệnh), dịch vụ UPAS L/C, L/C trả chậm có điều khoản thanh toán ngay giúp giảm áp lực về ngoại tệ…

Nếu như trước kia doanh nghiệp mất từ 3 - 5 ngày “giam hàng” trong kho vừa mất phí vừa lỡ cơ hội đưa hàng ra thị trường sớm do phải chờ thông quan thì nay sử dụng dịch vụ F@st Custom của Techcombank, họ có thể thanh toán thuế, phí nhập khẩu chỉ bằng một lệnh chuyển tiền và được thông quan hàng hóa nhanh.

Theo ông Nguyễn Đức Ngân, Giám đốc Công ty Hoàng Hiếu, chuyên xuất khẩu cà phê gói dịch vụ B Start của Techcombank hỗ trợ giảm một loạt phí như chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, ưu đãi lãi suất vay… dành cho doanh nghiệp mới thành lập, giúp doanh nghiệp giảm chi phí. Đồng thời, công ty của ông còn sử dụng dịch vụ bảo hiểm hàng hóa do Techcombank tư vấn, đảm bảo giá tốt cho hàng hóa khi có biến động về giá.

Theo đánh giá của ông Ngân, Techcombank là ngân hàng có đội ngũ chuyên gia bám sát các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế, bởi vậy có thể đưa ra nhiều tư vấn hữu ích về giá hàng hóa cho doanh nghiệp khi thực hiện giao thương với đối tác nước ngoài.

Tuy vậy, trong khi các ngân hàng có thể đồng loạt tung ra các chương trình cạnh tranh nhau quyết liệt về hạn mức vốn vay và lãi suất, dịch vụ hiện đại và hỗ trợ doanh nghiệp tiết giảm tối đa chi phí như Techcombank lại không nhiều ngân hàng thực hiện được.

Theo chia sẻ của đại diện Techcombank, để có bộ sản phẩm giá trị gia tăng hoàn thiện cung cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngân hàng phải đầu tư mạnh cho công nghệ ngay từ rất sớm. Bên cạnh đó, phải thường xuyên trao đổi, khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp để đưa ra những giải pháp thiết thực hỗ trợ họ trong hoạt động kinh doanh.

Chẳng hạn, để có được yếu tố nhanh trong thanh toán, ngân hàng cần có hệ thống lõi hiện đại, xử lý tập trung, đảm bảo kết nối tốt và thiết lập được mạng lưới rộng với các ngân hàng đối tác uy tín trên thế giới. Hiện Techcombank đang sử dụng hệ thống lõi Temenos đời cao cấp nhất của Thụy Sĩ, là phần mềm lõi hiện đại nhất hiện nay.

Hệ thống này cho phép thiết lập các nền tảng công nghệ dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp đảm bảo các giao dịch thanh toán điện tử trong nước và quốc tế được thực hiện ngay lập tức. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng đối tác của Techcombank được thiết lập nhiều năm qua gồm 12.000 ngân hàng đại lý trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ cho phép các giao dịch được thực hiện nhanh chóng.

Đầu tư liên tục vào công nghệ hiện đại là bí quyết giúp Techcombank có thể cung cấp nhiều dịch vụ tiết kiệm chi phí, nhân lực và thời gian cho doanh nghiệp. Mới đây, Techcombank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đoạt giải eAsia Award của AFACT.  Đây là giải thưởng quan trọng được tổ chức 2 năm/lần bởi Hội đồng Châu Á-Thái Bình Dương về thuận lợi hóa thương mại và kinh doanh điện tử (AFACT).

Trong Cục Tin học, Ngân hàng Nhà nước, tính đến thời điểm hiện nay chỉ có khoảng hơn 10 ngân hàng đã triển khai hệ thống lõi hiện đại. Theo nhận xét của một chuyên gia công nghệ Tập đoàn FPT, đầu tư mạnh cho công nghệ đòi hỏi tầm nhìn xa của đội ngũ lãnh đạo ngân hàng bởi chi phí ban đầu rất lớn và đội ngũ nhân sự phải luôn được đào tạo cập nhật. Đó là những yêu cầu  không phải ngân hàng nào cũng thực hiện được.

(Nguồn: Techcombank)