Doanh nhân thành danh từ bán hàng rong
Ông chủ Công ty TNHH Vinamit có cái tên giống như tên địa danh của một cao nguyên thuộc tỉnh Lâm Đồng
Ông chủ Công ty TNHH Vinamit có cái tên giống như tên địa danh của một cao nguyên thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Ông là Nguyễn Lâm Viên. Khu nhà máy của ông rộng hơn năm ha gồm kho bãi, nhà xưởng, văn phòng. Mọi thứ đều được làm khác lạ, nom rất đẹp mắt.
Rong ruổi khắp nơi
Năm nay Tổng giám đốc Nguyễn Lâm Viên mới bắt đầu bước vào tuổi bốn mươi lăm, cái tuổi đang độ chín trong công việc. Ông có một tuổi thơ rất nghèo. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình chín anh em. Cả nhà chỉ trông chờ vào đồng lương công chức của người cha và tiệm hàng tạp hoá nhỏ nhoi của mẹ ở chợ Gò Vấp.
Do gia đình túng thiếu nên ông Nguyễn Lâm Viên lúc còn nhỏ có hôm đã phải mang bụng đói tới trường. Hồi còn đi học, ông không hề thích nghề kinh doanh, ông cho rằng kinh doanh chẳng qua là một cách làm ăn lươn lẹo để kiếm lời. Ông chỉ đam mê âm nhạc và khoa học xã hội.
Nhưng hoàn cảnh kinh tế gia đình không cho phép thực hiện ước mơ, nên ông đã chọn con đường đi làm để kiếm tiền tự lo ăn học. Từ đó, ngày ngày ông đạp xe đi bỏ mối pin rồi đi may chiếu thuê để phụ giúp nuôi gia đình.
Sau này khi học xong trường nông lâm ông về làm ở Công ty Nông trường Sông Ray ở Đồng Nai. Tại đây ông đã học được nhiều điều cần thiết cho cuộc sống và nghề kinh doanh sau này. Rời Công ty nông trường Sông Ray, ông lại về làm việc tại một công ty xuất khẩu mỹ nghệ ở Tp.HCM. Và từ đây, ông bắt đầu con đường cho riêng mình bằng cách lập Tổ hợp Mây tre lá Đồng Tâm.
Nhưng chỉ ít năm sau, ông lại tìm một hướng đi khác. Lần này ông đi ra nước ngoài để học thêm kiến thức. Đề án tốt nghiệp ra trường của ông là sấy khô mít bằng phương pháp hút chân không được nhà trường đánh giá rất cao.
Người thầy giáo Đài Loan vì quý mến cậu học trò thông minh, chăm chỉ nên đã giúp ông mua máy trả chậm để mang về nước sản xuất thử theo đề án tốt nghiệp mà ông đã bảo vệ. Sau bao ngày mày mò thử nghiệm, cuối cùng thì những gói mít khô cũng đã được sản xuất hoàn thành. Ông lại mang những gói mít khô đó sang bán cho người Đài Loan theo yêu cầu của ông thầy. Ông đã phải xách mít khô đi đứng bán ở các đầu chợ thủ đô Đài Bắc nhưng chẳng có ai mua, mời ai họ cũng lắc đầu.
Nhưng không chịu lùi bước, ông lại mang ra hè phố bóc đưa tận tay mời mọi người nếm thử. Rất nhiều người đã nếm và họ đều khen ngon. Thế là người Đài Loan đã biết hương vị mít khô của ông và họ xúm vào mua. Từ đó ông đã khẳng định được chất lượng sản phẩm của mình.
Còn ở Trung Quốc ông cũng tự mang hàng đi rao bán trên các chuyến tàu hoả chạy trong nội địa của bên đó. Ông cũng lại bóc từng gói mít khô ra mời mọc từng người. Ông nghĩ là mình cứ làm như thế, rồi họ cũng sẽ phải mua. Và họ đã mua thật, một lần nữa ông lại thành công. Sau đó thì sản phẩm của Vinamit đã chinh phục thị trường Trung Quốc. Trong thực đơn của hành khách trên các đoàn tàu hoả của Trung Quốc đã có mít khô mang nhãn hiệu Vinamit của Việt Nam.
Sau khi bán được ở Đài Loan và Trung Quốc, ông đã nghĩ rồi đây thế giới sẽ phải dùng sản phẩm mít khô của ông như là khoai tây chiên của Mc Donal hay KFC và nhất định sản phẩm của Vinamit cũng sẽ phải trở thành đồ ăn nhanh của thế giới...
Khẳng định vị trí
Nghề kinh doanh đâu phải lúc nào cũng đều gặp suôn sẻ, có lần ông đã phải trả giá đắt cho việc vì thiếu kinh nghiệm thương trường. Ông tưởng như đã ngã gục khi khách hàng Đài Loan bất ngờ trả lại 23 container hàng, họ bảo rằng hàng đó kém chất lượng, giá trị tổn thất tới hàng trăm ngàn đôla.
Để có được sản phẩm tốt, ngon, rẻ ông không quản ngày đêm trăn trở với công việc. Ông đến tận vườn của các gia đình nông dân cùng bà con lai ghép tạo ra các loại giống mít thuần chủng và xây dựng những vùng mít chuyên canh. Ông cho lấy mít nghệ Việt Nam ghép với mít Thái Lan. Thế là các loại giống mít cao sản F1, F2, F3, F4, F5 ra đời. Hiện ông có hàng trăm ha mít đặc chủng trồng ở nông trang Lâm Viên và nhiều nơi khác đã cho quả.
Ông cũng không ngừng hỗ trợ các hộ nông dân trồng đại trà giống mít đó ở các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Nai, Tây Ninh, Đắc Lắc... Giống mít cao sản do công ty Vinamit của ông lai tạo cho thu hoạch cao, mỗi năm một cây thu hoạch được từ 80 đến 100 quả.
Vinamit là công ty sử dụng nguồn vốn trong nước. Sau hơn 15 năm thành lập, sản phẩm của Vinamit không chỉ tiêu thụ ở trong nước mà còn được thế giới rất ưa chuộng. Doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của Vinamit ngày càng tăng. Nếu như năm 2000 đạt 19 tỷ đồng thì năm 2005 đạt tới 150 tỷ đồng.
Đối với thị trường nội địa thì sản phẩm của Vinamit chiếm đến 100% thị phần tiêu thụ. Phần lớn sản phẩm của Vinamit được xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Nhật Bản và cả những thị trường nổi tiếng là khó tính như châu Âu, Canada, Mỹ.
Sản phẩm của Vinamit không phải chỉ có mít khô mà ngày càng nhiều chủng loại đặc sắc như chuối, ổi, xoài, khoai lang, đậu phộng, đậu cô ve, cùi dừa, bí xanh, khổ qua cũng được chế biến thành những mặt hàng có giá trị cao.
Hiện nay Vinamit có 25 loại sản phẩm được bán ở trong nước và trên thế giới. Nhà máy sản xuất không ngừng được mở rộng, không phải chỉ ở Bình Dương mà còn được xây dựng ở Đắc Lắc, Long An, Hải Dương. Công ty Vinamit mở rộng vùng nguyên liệu ngày càng lớn bằng cách hợp tác với nông dân các tỉnh. Bao tiêu cho việc trồng 10.000 ha khoai môn ở Đồng bằng sông Cửu Long; 2.000 ha chuối xiêm ở Cà Mau; 20.000 ha khoai lang ở Kiên Giang, Vĩnh Long; 2.000 ha khoai sọ ở Long An...
Ông chủ Vinamit tâm sự, trước đây sản phẩm của Vinamit chủ yếu tiêu thụ ở nước ngoài, còn từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì công ty đã xác định lại thị phần chính và lâu dài là thị trường nội địa. Vì thế Vinamit đã xây dựng thêm nhà máy, lắp ráp thêm dây chuyền công nghệ cao, mở rộng thêm vùng nguyên liệu. Có vậy mới cạnh tranh nổi các nước tiên tiến và đáp ứng đủ nhu cầu hàng hoá cho thị trường nội địa.
Sản phẩm mang nhãn hiệu Vinamit hiện nay đã được người dân nhiều nước trên thế giới sử dụng và trở thành đồ ăn quen thuộc hàng ngày của họ. Vinamit là một công ty đã thực sự tiếp cận được khách hàng cả khi bán sản phẩm và khi thu mua nguyên liệu. Theo ông Nguyễn Lâm Viên, đó chính là nguyên nhân cơ bản đã giúp cho công ty kinh doanh thành công.
Ông là Nguyễn Lâm Viên. Khu nhà máy của ông rộng hơn năm ha gồm kho bãi, nhà xưởng, văn phòng. Mọi thứ đều được làm khác lạ, nom rất đẹp mắt.
Rong ruổi khắp nơi
Năm nay Tổng giám đốc Nguyễn Lâm Viên mới bắt đầu bước vào tuổi bốn mươi lăm, cái tuổi đang độ chín trong công việc. Ông có một tuổi thơ rất nghèo. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình chín anh em. Cả nhà chỉ trông chờ vào đồng lương công chức của người cha và tiệm hàng tạp hoá nhỏ nhoi của mẹ ở chợ Gò Vấp.
Do gia đình túng thiếu nên ông Nguyễn Lâm Viên lúc còn nhỏ có hôm đã phải mang bụng đói tới trường. Hồi còn đi học, ông không hề thích nghề kinh doanh, ông cho rằng kinh doanh chẳng qua là một cách làm ăn lươn lẹo để kiếm lời. Ông chỉ đam mê âm nhạc và khoa học xã hội.
Nhưng hoàn cảnh kinh tế gia đình không cho phép thực hiện ước mơ, nên ông đã chọn con đường đi làm để kiếm tiền tự lo ăn học. Từ đó, ngày ngày ông đạp xe đi bỏ mối pin rồi đi may chiếu thuê để phụ giúp nuôi gia đình.
Sau này khi học xong trường nông lâm ông về làm ở Công ty Nông trường Sông Ray ở Đồng Nai. Tại đây ông đã học được nhiều điều cần thiết cho cuộc sống và nghề kinh doanh sau này. Rời Công ty nông trường Sông Ray, ông lại về làm việc tại một công ty xuất khẩu mỹ nghệ ở Tp.HCM. Và từ đây, ông bắt đầu con đường cho riêng mình bằng cách lập Tổ hợp Mây tre lá Đồng Tâm.
Nhưng chỉ ít năm sau, ông lại tìm một hướng đi khác. Lần này ông đi ra nước ngoài để học thêm kiến thức. Đề án tốt nghiệp ra trường của ông là sấy khô mít bằng phương pháp hút chân không được nhà trường đánh giá rất cao.
Người thầy giáo Đài Loan vì quý mến cậu học trò thông minh, chăm chỉ nên đã giúp ông mua máy trả chậm để mang về nước sản xuất thử theo đề án tốt nghiệp mà ông đã bảo vệ. Sau bao ngày mày mò thử nghiệm, cuối cùng thì những gói mít khô cũng đã được sản xuất hoàn thành. Ông lại mang những gói mít khô đó sang bán cho người Đài Loan theo yêu cầu của ông thầy. Ông đã phải xách mít khô đi đứng bán ở các đầu chợ thủ đô Đài Bắc nhưng chẳng có ai mua, mời ai họ cũng lắc đầu.
Nhưng không chịu lùi bước, ông lại mang ra hè phố bóc đưa tận tay mời mọi người nếm thử. Rất nhiều người đã nếm và họ đều khen ngon. Thế là người Đài Loan đã biết hương vị mít khô của ông và họ xúm vào mua. Từ đó ông đã khẳng định được chất lượng sản phẩm của mình.
Còn ở Trung Quốc ông cũng tự mang hàng đi rao bán trên các chuyến tàu hoả chạy trong nội địa của bên đó. Ông cũng lại bóc từng gói mít khô ra mời mọc từng người. Ông nghĩ là mình cứ làm như thế, rồi họ cũng sẽ phải mua. Và họ đã mua thật, một lần nữa ông lại thành công. Sau đó thì sản phẩm của Vinamit đã chinh phục thị trường Trung Quốc. Trong thực đơn của hành khách trên các đoàn tàu hoả của Trung Quốc đã có mít khô mang nhãn hiệu Vinamit của Việt Nam.
Sau khi bán được ở Đài Loan và Trung Quốc, ông đã nghĩ rồi đây thế giới sẽ phải dùng sản phẩm mít khô của ông như là khoai tây chiên của Mc Donal hay KFC và nhất định sản phẩm của Vinamit cũng sẽ phải trở thành đồ ăn nhanh của thế giới...
Khẳng định vị trí
Nghề kinh doanh đâu phải lúc nào cũng đều gặp suôn sẻ, có lần ông đã phải trả giá đắt cho việc vì thiếu kinh nghiệm thương trường. Ông tưởng như đã ngã gục khi khách hàng Đài Loan bất ngờ trả lại 23 container hàng, họ bảo rằng hàng đó kém chất lượng, giá trị tổn thất tới hàng trăm ngàn đôla.
Để có được sản phẩm tốt, ngon, rẻ ông không quản ngày đêm trăn trở với công việc. Ông đến tận vườn của các gia đình nông dân cùng bà con lai ghép tạo ra các loại giống mít thuần chủng và xây dựng những vùng mít chuyên canh. Ông cho lấy mít nghệ Việt Nam ghép với mít Thái Lan. Thế là các loại giống mít cao sản F1, F2, F3, F4, F5 ra đời. Hiện ông có hàng trăm ha mít đặc chủng trồng ở nông trang Lâm Viên và nhiều nơi khác đã cho quả.
Ông cũng không ngừng hỗ trợ các hộ nông dân trồng đại trà giống mít đó ở các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Nai, Tây Ninh, Đắc Lắc... Giống mít cao sản do công ty Vinamit của ông lai tạo cho thu hoạch cao, mỗi năm một cây thu hoạch được từ 80 đến 100 quả.
Vinamit là công ty sử dụng nguồn vốn trong nước. Sau hơn 15 năm thành lập, sản phẩm của Vinamit không chỉ tiêu thụ ở trong nước mà còn được thế giới rất ưa chuộng. Doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của Vinamit ngày càng tăng. Nếu như năm 2000 đạt 19 tỷ đồng thì năm 2005 đạt tới 150 tỷ đồng.
Đối với thị trường nội địa thì sản phẩm của Vinamit chiếm đến 100% thị phần tiêu thụ. Phần lớn sản phẩm của Vinamit được xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Nhật Bản và cả những thị trường nổi tiếng là khó tính như châu Âu, Canada, Mỹ.
Sản phẩm của Vinamit không phải chỉ có mít khô mà ngày càng nhiều chủng loại đặc sắc như chuối, ổi, xoài, khoai lang, đậu phộng, đậu cô ve, cùi dừa, bí xanh, khổ qua cũng được chế biến thành những mặt hàng có giá trị cao.
Hiện nay Vinamit có 25 loại sản phẩm được bán ở trong nước và trên thế giới. Nhà máy sản xuất không ngừng được mở rộng, không phải chỉ ở Bình Dương mà còn được xây dựng ở Đắc Lắc, Long An, Hải Dương. Công ty Vinamit mở rộng vùng nguyên liệu ngày càng lớn bằng cách hợp tác với nông dân các tỉnh. Bao tiêu cho việc trồng 10.000 ha khoai môn ở Đồng bằng sông Cửu Long; 2.000 ha chuối xiêm ở Cà Mau; 20.000 ha khoai lang ở Kiên Giang, Vĩnh Long; 2.000 ha khoai sọ ở Long An...
Ông chủ Vinamit tâm sự, trước đây sản phẩm của Vinamit chủ yếu tiêu thụ ở nước ngoài, còn từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì công ty đã xác định lại thị phần chính và lâu dài là thị trường nội địa. Vì thế Vinamit đã xây dựng thêm nhà máy, lắp ráp thêm dây chuyền công nghệ cao, mở rộng thêm vùng nguyên liệu. Có vậy mới cạnh tranh nổi các nước tiên tiến và đáp ứng đủ nhu cầu hàng hoá cho thị trường nội địa.
Sản phẩm mang nhãn hiệu Vinamit hiện nay đã được người dân nhiều nước trên thế giới sử dụng và trở thành đồ ăn quen thuộc hàng ngày của họ. Vinamit là một công ty đã thực sự tiếp cận được khách hàng cả khi bán sản phẩm và khi thu mua nguyên liệu. Theo ông Nguyễn Lâm Viên, đó chính là nguyên nhân cơ bản đã giúp cho công ty kinh doanh thành công.