Đổi mới quan hệ phân phối, chính sách tiền lương
Sau 9 ngày làm việc, Đại hội Đảng thứ XI của Đảng đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và thành công tốt đẹp
Đổi mới quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo trong nhiệm kỳ mới đã được nêu tại Nghị quyết Đại hội XI vừa được 100% đại biểu nhất trí thông qua tại phiên bế mạc sáng nay (19/1).
Theo đánh giá của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau 9 ngày làm việc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Đại hội đã thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2011 - 2015 và Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi).
“Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm những đồng chí tiêu biểu cho trên 3,6 triệu đảng viên, có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, trình độ và đạo đức để gánh vác những trọng trách nặng nề do Đảng và nhân dân giao phó”, Tổng bí thư nhấn mạnh.
Theo Tổng bí thư, bên cạnh việc thông qua những quyết sách quan trọng, Đại hội nhận thức sâu sắc và thể hiện quyết tâm đẩy mạnh và có những giải pháp nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, sự thoái hoá, biến chất của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị.
Tại phiên bế mạc, Đại hội cũng đã biểu quyết với 100% ý kiến đồng ý thông qua toàn văn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết Đại hội XI.
Theo Nghị quyết, trong nhiệm kỳ khoá XI, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, sinh hoạt của nhân dân. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là hệ thống giao thông, yếu tố đang gây ách tắc, cản trở sự tăng trưởng kinh tế, gây bức xúc trong nhân dân.
Nhiệm vụ tiếp theo được nhấn mạnh là đổi mới quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; khắc phục tình trạng bất hợp lý và tác động tiêu cực của quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập hiện nay.
Đồng thời, tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc (suy thoái đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội, trật tự, kỷ cương xã hội).
Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí để thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn này, Nghị quyết nêu rõ.
Theo đánh giá của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau 9 ngày làm việc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Đại hội đã thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2011 - 2015 và Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi).
“Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm những đồng chí tiêu biểu cho trên 3,6 triệu đảng viên, có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, trình độ và đạo đức để gánh vác những trọng trách nặng nề do Đảng và nhân dân giao phó”, Tổng bí thư nhấn mạnh.
Theo Tổng bí thư, bên cạnh việc thông qua những quyết sách quan trọng, Đại hội nhận thức sâu sắc và thể hiện quyết tâm đẩy mạnh và có những giải pháp nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, sự thoái hoá, biến chất của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị.
Tại phiên bế mạc, Đại hội cũng đã biểu quyết với 100% ý kiến đồng ý thông qua toàn văn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết Đại hội XI.
Theo Nghị quyết, trong nhiệm kỳ khoá XI, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, sinh hoạt của nhân dân. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là hệ thống giao thông, yếu tố đang gây ách tắc, cản trở sự tăng trưởng kinh tế, gây bức xúc trong nhân dân.
Nhiệm vụ tiếp theo được nhấn mạnh là đổi mới quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; khắc phục tình trạng bất hợp lý và tác động tiêu cực của quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập hiện nay.
Đồng thời, tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc (suy thoái đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội, trật tự, kỷ cương xã hội).
Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí để thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn này, Nghị quyết nêu rõ.