Đối tác phát triển lo nợ công Việt Nam
Nợ công và các khoản nợ do Nhà nước đảm bảo đã gần như tăng gấp đôi kể từ năm 2000
Được chuẩn bị bởi phái đoàn trường trú ADB tại Việt Nam (VRM), bản báo cáo về cấp vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho Việt Nam tại diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam 2015 thể hiện khá nhiều lo ngại về nợ công.
Lo ngại này nằm trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng nhanh của Việt nam đã vượt quá sự phát triển của cơ sở hạ tầng, và nhu cầu to lớn cho đầu tư cơ sở hạ tầng ước tính khoảng 10-12% GDP mỗi năm từ năm 2015 và 2020.
Tại diễn đàn, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam Eric Sindgwick cũng khuyến nghị Chính phủ nên có những hành động ngay lập tức để đối phó với thách thức mới về nguồn tài chính xây dựng hạ tầng.
Nhanh đến mức... không an toàn
ADB cho rằng, vào thời điểm này, Chính phủ Việt Nam đang đối mặt với một thách thức là gánh nặng nợ công ngày càng tăng.
Theo báo cáo, các nền kinh tế thu nhập thấp thường có tỷ lệ nợ công giảm. Nhưng nợ công tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong những năm qua.
Nợ công và các khoản nợ do Nhà nước đảm bảo đã gần như tăng gấp đôi kể từ năm 2000, hiện ở khoảng 60% GDP trong năm 2015, cao hơn mức trung bình trong khu vực.
“Việc tăng nợ công là kết quả của một nền tài chính lỏng lẻo, phản ánh thâm hụt ngân sách lớn, và gần đây là khoảng trống về ngân sách”, VRM khái quát.
Phân tích từ báo cáo cho thấy, tăng nợ công kéo theo chi thường xuyên cao hơn cùng thời kỳ trong khi nguồn vốn chi đầu tư vẫn hầu như không thay đổi và tính theo tỷ lệ GDP.
Trong khi các nguồn vay ưu đãi từ nước ngoài vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong danh mục nợ, các khoản nợ trong nước là nguyên nhân tăng chủ yếu. Còn phát triển thị trường trái phiếu trong nước sẽ cung cấp thêm nguồn tài chính cho chính phủ, nhưng sẽ rất dễ bị tổn thương.
VRM nêu rõ, theo điều 4 của báo cáo IMF về đánh giá kinh nghiệm các quốc gia, cho thấy rằng nợ công của Việt Nam đang nhanh chóng lên đến mức độ không an toàn (phân tích tại đây cho thấy mức độ nợ an toàn nên từ 40 - 45% GDP của Việt Nam).
Đối tác ADB cũng cho rằng nếu duy trì quỹ đạo chính sách hiện tại, sẽ dẫn đến nợ công cao hơn, kể cả khi tiếp tục kiềm chế chi tiêu - bao gồm cả chi đầu tư, dẫn tới làm giảm tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn - và thực hiện các biện pháp tăng thu tạm thời như chi trả cổ tức của các doanh nghiệp Nhà nước.
Hành động ngay lập tức
Theo Giám đốc ADB, ông Eric Sindgwick, việc tăng các khoản vay của Chính phủ đã cho thấy nhu cầu của thị trường trong nước trong việc hỗ trợ phát hành trái phiếu Chính phủ khá hạn chế. Rõ ràng là thị trường trái phiếu tiền tệ trong nước cần phải phát triển mạnh nếu muốn đóng một vai trò quan trọng hơn trong tài chính để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tại diễn đàn, ông Eric Sindgwick đã nêu ra 3 vấn đề chính mà các đối tác phát triển nghĩ rằng Chính phủ nên có những hành động ngay lập tức để bắt đầu các tiến trình nhằm đối phó với những thách thức mới về nguồn tài chính để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Khuyến nghị thứ nhất là cần tận dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn ODA sẵn có.
Việc Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình sẽ làm giảm đi các cơ hội tiếp cận với nguồn hỗ trợ vay ưu đãi từ các ngân hàng phát triển đa phương.
Tuy nhiên, ADB nhìn nhận, cùng lúc đó, rất nhiều nguồn lực mới tập trung vào thị trường của các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức cũng xuất hiện nhiều hơn. Dù các điều kiện về lãi suất dựa trên thị trường của những nguồn lực này cao hơn đôi chút so với nguồn ODA ưu đãi, song điều ADB nhấn mạnh chính là nguồn tài chính thông qua các nguồn lực này ưu đãi hơn về lãi suất, phí vay và thời hạn trả nợ so với nguồn tài chính tư nhân thông thường.
Thêm vào đó, các nguồn lực này cũng thường xuyên cung cấp các kiến thức cần thiết để nâng cao chất lượng và tác động của nguồn vốn đầu tư.
Các đối tác phát triển cũng cho rằng cần ưu tiên cung cấp thông tin rõ ràng hơn về việc sử dụng nguồn vốn ODA cho các lĩnh vực xã hội. Khi các nguồn viện trợ đa phương có xu hướng giảm và Việt Nam tốt nghiệp nguồn vốn vay ODA ưu đãi, thì cần có một chính sách rõ ràng để hướng dẫn các nguồn đầu tư trong tương lai cho những lĩnh vực này.
Sau nhiều năm nỗ lực “dừng lại và đi tiếp”, cần nâng cao vai trò của đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại Việt Nam, ADB đưa ra khuyến nghị thứ hai.
Vấn đề tiếp theo cần hành động ngay, theo ADB là cần có nỗ lực phối hợp để thúc đẩy phát triển của thị trường vốn nhanh hơn.
Việc thị trường tài chính và thị trường vốn chậm phát triển đã làm cho Việt Nam mất đi nguồn đầu tư cần thiết, ông Eric Sindgwick nhìn nhận.
Việt Nam cũng cần tiếp tục đưa ra các tiêu chuẩn tài chính, kế toán và kinh doanh minh bạch và rõ ràng hơn vì sẽ giúp tạo lập niềm tin cho các nhà đầu tư và giúp họ mong muốn đầu tư dài hạn hơn vào Việt Nam.
Lo ngại này nằm trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng nhanh của Việt nam đã vượt quá sự phát triển của cơ sở hạ tầng, và nhu cầu to lớn cho đầu tư cơ sở hạ tầng ước tính khoảng 10-12% GDP mỗi năm từ năm 2015 và 2020.
Tại diễn đàn, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam Eric Sindgwick cũng khuyến nghị Chính phủ nên có những hành động ngay lập tức để đối phó với thách thức mới về nguồn tài chính xây dựng hạ tầng.
Nhanh đến mức... không an toàn
ADB cho rằng, vào thời điểm này, Chính phủ Việt Nam đang đối mặt với một thách thức là gánh nặng nợ công ngày càng tăng.
Theo báo cáo, các nền kinh tế thu nhập thấp thường có tỷ lệ nợ công giảm. Nhưng nợ công tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong những năm qua.
Nợ công và các khoản nợ do Nhà nước đảm bảo đã gần như tăng gấp đôi kể từ năm 2000, hiện ở khoảng 60% GDP trong năm 2015, cao hơn mức trung bình trong khu vực.
“Việc tăng nợ công là kết quả của một nền tài chính lỏng lẻo, phản ánh thâm hụt ngân sách lớn, và gần đây là khoảng trống về ngân sách”, VRM khái quát.
Phân tích từ báo cáo cho thấy, tăng nợ công kéo theo chi thường xuyên cao hơn cùng thời kỳ trong khi nguồn vốn chi đầu tư vẫn hầu như không thay đổi và tính theo tỷ lệ GDP.
Trong khi các nguồn vay ưu đãi từ nước ngoài vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong danh mục nợ, các khoản nợ trong nước là nguyên nhân tăng chủ yếu. Còn phát triển thị trường trái phiếu trong nước sẽ cung cấp thêm nguồn tài chính cho chính phủ, nhưng sẽ rất dễ bị tổn thương.
VRM nêu rõ, theo điều 4 của báo cáo IMF về đánh giá kinh nghiệm các quốc gia, cho thấy rằng nợ công của Việt Nam đang nhanh chóng lên đến mức độ không an toàn (phân tích tại đây cho thấy mức độ nợ an toàn nên từ 40 - 45% GDP của Việt Nam).
Đối tác ADB cũng cho rằng nếu duy trì quỹ đạo chính sách hiện tại, sẽ dẫn đến nợ công cao hơn, kể cả khi tiếp tục kiềm chế chi tiêu - bao gồm cả chi đầu tư, dẫn tới làm giảm tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn - và thực hiện các biện pháp tăng thu tạm thời như chi trả cổ tức của các doanh nghiệp Nhà nước.
Hành động ngay lập tức
Theo Giám đốc ADB, ông Eric Sindgwick, việc tăng các khoản vay của Chính phủ đã cho thấy nhu cầu của thị trường trong nước trong việc hỗ trợ phát hành trái phiếu Chính phủ khá hạn chế. Rõ ràng là thị trường trái phiếu tiền tệ trong nước cần phải phát triển mạnh nếu muốn đóng một vai trò quan trọng hơn trong tài chính để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tại diễn đàn, ông Eric Sindgwick đã nêu ra 3 vấn đề chính mà các đối tác phát triển nghĩ rằng Chính phủ nên có những hành động ngay lập tức để bắt đầu các tiến trình nhằm đối phó với những thách thức mới về nguồn tài chính để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Khuyến nghị thứ nhất là cần tận dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn ODA sẵn có.
Việc Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình sẽ làm giảm đi các cơ hội tiếp cận với nguồn hỗ trợ vay ưu đãi từ các ngân hàng phát triển đa phương.
Tuy nhiên, ADB nhìn nhận, cùng lúc đó, rất nhiều nguồn lực mới tập trung vào thị trường của các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức cũng xuất hiện nhiều hơn. Dù các điều kiện về lãi suất dựa trên thị trường của những nguồn lực này cao hơn đôi chút so với nguồn ODA ưu đãi, song điều ADB nhấn mạnh chính là nguồn tài chính thông qua các nguồn lực này ưu đãi hơn về lãi suất, phí vay và thời hạn trả nợ so với nguồn tài chính tư nhân thông thường.
Thêm vào đó, các nguồn lực này cũng thường xuyên cung cấp các kiến thức cần thiết để nâng cao chất lượng và tác động của nguồn vốn đầu tư.
Các đối tác phát triển cũng cho rằng cần ưu tiên cung cấp thông tin rõ ràng hơn về việc sử dụng nguồn vốn ODA cho các lĩnh vực xã hội. Khi các nguồn viện trợ đa phương có xu hướng giảm và Việt Nam tốt nghiệp nguồn vốn vay ODA ưu đãi, thì cần có một chính sách rõ ràng để hướng dẫn các nguồn đầu tư trong tương lai cho những lĩnh vực này.
Sau nhiều năm nỗ lực “dừng lại và đi tiếp”, cần nâng cao vai trò của đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại Việt Nam, ADB đưa ra khuyến nghị thứ hai.
Vấn đề tiếp theo cần hành động ngay, theo ADB là cần có nỗ lực phối hợp để thúc đẩy phát triển của thị trường vốn nhanh hơn.
Việc thị trường tài chính và thị trường vốn chậm phát triển đã làm cho Việt Nam mất đi nguồn đầu tư cần thiết, ông Eric Sindgwick nhìn nhận.
Việt Nam cũng cần tiếp tục đưa ra các tiêu chuẩn tài chính, kế toán và kinh doanh minh bạch và rõ ràng hơn vì sẽ giúp tạo lập niềm tin cho các nhà đầu tư và giúp họ mong muốn đầu tư dài hạn hơn vào Việt Nam.