"Đối tượng chính của ANZ là người Việt Nam"
Hỏi chuyện ông Phil Crouch, Tổng giám đốc Dịch vụ tài chính cá nhân Ngân hàng ANZ
Hỏi chuyện ông Phil Crouch, Tổng giám đốc Dịch vụ tài chính cá nhân Ngân hàng ANZ.
Ông nhận định thế nào về hiệu quả đạt được sau 14 năm ANZ hoạt động tại Việt Nam?
Tôi thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế khá ấn tượng và ngành ngân hàng hứa hẹn nhiều tiềm năng nếu không nói là khả năng phát triển mạnh trong tương lai. Là ngân hàng nước ngoài đầu tiên có mặt tại Việt Nam kể từ năm 1993, ANZ cũng đã đạt được những mục tiêu đề ra và kế hoạch đề ra của mình.
Ngân hàng đã giành được nhiều giải thưởng cao quý do các tổ chức quốc tế bình chọn như: Global Finance, Finace Asia, CFO, Euromoney, Asia Money, Insto, FX Week, Business Review Weekly, Peter Lee Associates, ABF... ANZ cũng được Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn là ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất suốt 5 năm liền.
Tại Việt Nam, ANZ quan tâm đến lĩnh vực nào nhất, thưa ông?
Nhìn chung, đối tượng khách hàng của ANZ đa số là người Việt Nam. Sản phẩm của ngân hàng đa dạng và thiết thực, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tại Việt Nam. Một số sản phẩm của ANZ được khách hàng đánh giá cao có thể kể đến như: Tài khoản ANZ thông minh; Dịch vụ cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà ở, cho vay du học, tài trợ xuất nhập khẩu, quản lý tín dụng...
Mỗi sản phẩm ANZ cung cấp đều dựa trên những nghiên cứu thị trường của ACNielsen, Customer Insight, và những nghiên cứu nội bộ của ANZ để đáp ứng nhu cầu thị trường một cách tốt nhất.
Ông nhận định thế nào về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của WTO?
Tôi thấy thế mạnh của các ngân hàng Việt Nam vẫn là sự am hiểu thị trường nội địa. Ngoài ra, các ngân hàng này cũng nhận được nhiều sự ủng hộ của Chính phủ và Nhà nước. Họ cũng có được mạng lưới rộng và dày.
Tuy nhiên, ngân hàng nước ngoài cũng có một số điểm mạnh riêng của họ, có thể kể đến như: các gói sản phẩm đa dạng, phong phú, kỹ năng quản lý tốt, tiềm lực tài chính vững vàng và đặc biệt là mạng lưới ngân hàng trên toàn thế giới.
Theo tôi, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong một bức tranh kinh tế tổng thể, nên có sự tồn tại của hai khối ngân hàng này cũng như các ngân hàng liên doanh để có thể tạo động lực cho nền kinh tế phát triển tốt hơn.
Trong bối cảnh hiện nay, chiến lược phát triển của ANZ tại Việt Nam trong những năm tới là gì, thưa ông?
Với chiến lược phát triển lâu dài tại Việt Nam, ANZ đã lên kế hoạch để phát triển sản phẩm và mở thêm các chi nhánh, dĩ nhiên nếu nhận được sự ủng hộ và chấp thuận của Chính phủ Việt Nam. Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2008 ANZ sẽ mở thêm 10-15 chi nhánh tại Việt Nam.
Chủ trương của ANZ là trở thành ngân hàng thân thiện và phục vụ khách hàng chính là người Việt Nam, bằng những sản phẩm tài chính cá nhân đa dạng. Vì lẽ đó, ngân hàng rất chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nhân viên cũng như nuôi dưỡng một môi trường làm việc thân thiện.
Ông nhận định thế nào về hiệu quả đạt được sau 14 năm ANZ hoạt động tại Việt Nam?
Tôi thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế khá ấn tượng và ngành ngân hàng hứa hẹn nhiều tiềm năng nếu không nói là khả năng phát triển mạnh trong tương lai. Là ngân hàng nước ngoài đầu tiên có mặt tại Việt Nam kể từ năm 1993, ANZ cũng đã đạt được những mục tiêu đề ra và kế hoạch đề ra của mình.
Ngân hàng đã giành được nhiều giải thưởng cao quý do các tổ chức quốc tế bình chọn như: Global Finance, Finace Asia, CFO, Euromoney, Asia Money, Insto, FX Week, Business Review Weekly, Peter Lee Associates, ABF... ANZ cũng được Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn là ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất suốt 5 năm liền.
Tại Việt Nam, ANZ quan tâm đến lĩnh vực nào nhất, thưa ông?
Nhìn chung, đối tượng khách hàng của ANZ đa số là người Việt Nam. Sản phẩm của ngân hàng đa dạng và thiết thực, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tại Việt Nam. Một số sản phẩm của ANZ được khách hàng đánh giá cao có thể kể đến như: Tài khoản ANZ thông minh; Dịch vụ cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà ở, cho vay du học, tài trợ xuất nhập khẩu, quản lý tín dụng...
Mỗi sản phẩm ANZ cung cấp đều dựa trên những nghiên cứu thị trường của ACNielsen, Customer Insight, và những nghiên cứu nội bộ của ANZ để đáp ứng nhu cầu thị trường một cách tốt nhất.
Ông nhận định thế nào về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của WTO?
Tôi thấy thế mạnh của các ngân hàng Việt Nam vẫn là sự am hiểu thị trường nội địa. Ngoài ra, các ngân hàng này cũng nhận được nhiều sự ủng hộ của Chính phủ và Nhà nước. Họ cũng có được mạng lưới rộng và dày.
Tuy nhiên, ngân hàng nước ngoài cũng có một số điểm mạnh riêng của họ, có thể kể đến như: các gói sản phẩm đa dạng, phong phú, kỹ năng quản lý tốt, tiềm lực tài chính vững vàng và đặc biệt là mạng lưới ngân hàng trên toàn thế giới.
Theo tôi, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong một bức tranh kinh tế tổng thể, nên có sự tồn tại của hai khối ngân hàng này cũng như các ngân hàng liên doanh để có thể tạo động lực cho nền kinh tế phát triển tốt hơn.
Trong bối cảnh hiện nay, chiến lược phát triển của ANZ tại Việt Nam trong những năm tới là gì, thưa ông?
Với chiến lược phát triển lâu dài tại Việt Nam, ANZ đã lên kế hoạch để phát triển sản phẩm và mở thêm các chi nhánh, dĩ nhiên nếu nhận được sự ủng hộ và chấp thuận của Chính phủ Việt Nam. Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2008 ANZ sẽ mở thêm 10-15 chi nhánh tại Việt Nam.
Chủ trương của ANZ là trở thành ngân hàng thân thiện và phục vụ khách hàng chính là người Việt Nam, bằng những sản phẩm tài chính cá nhân đa dạng. Vì lẽ đó, ngân hàng rất chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nhân viên cũng như nuôi dưỡng một môi trường làm việc thân thiện.