07:59 25/09/2022

Đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 39-2022

Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy

Mời quý độc giả đón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 39 phát hành ngày 26-9-2022 với nhiều chuyên mục hấp dẫn...

Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2022 đã cán mốc 7,56 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, các doanh nghiệp ngành thủy sản đang rất tự tin rằng xuất khẩu thủy sản cả năm 2022 sẽ lập mốc kỷ luc 10 tỷ USD, bỏ xa con số 8,9 tỷ USD vừa lập vào năm 2021.

Kết quả này có giữ được nhịp tăng trưởng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.   

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt thì việc chuyển hướng sang phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững là hết sức cấp thiết. Để đáp ứng mục tiêu đến năm 2030 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 14-16 tỷ USD, cần sự thay đổi mạnh mẽ trong chỉ đạo quản lý, cùng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ đủ mạnh để hình thành một ngành nuôi biển hàng hóa quy mô lớn.

 Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Na Uy. Giá trị xuất khẩu tăng từ 1,8 tỷ USD năm 2000 lên 8,9 tỷ USD năm 2021, trong đó nuôi trồng thủy sản đóng góp 5,5 tỷ USD và hải sản khai thác đóng góp 3,4 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản cả nước năm 2021 đạt 8,65 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 4,75 triệu tấn , đánh bắt gần 4 triệu tấn.

Năm 2010, cả nước có 533 cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu, đến tháng 7/2022, có 838 nhà máy quy mô công nghiệp đã được chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, trong đó 659 nhà máy có mã code xuất khẩu EU.

Tuy nhiên, diễn biến năm 2022 cho thấy, các nhà máy chế biến thủy sản đang lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng. Trong khi đó, dưới sức ép “thẻ vàng” từ EC vẫn chưa được gỡ bỏ và tình trạng đánh bắt vượt ngưỡng sinh sôi của nguồn lợi hải sản, thì định hướng giảm đánh bắt đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra. Để đàm bảo nguồn cung nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản, nuôi trồng thủy sản cần phải được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

 Trong số báo ra sáng thứ Hai, ngày 25-9-2022, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy sẽ dành trọn Tiêu điểm: "Giữ nhịp xuất khẩu thủy sản" để phản ánh câu chuyện sản xuất – xuất khẩu muôn thuở của ngành thủy sản.

Bao gồm các bài viết:

- Khó khăn bủa vây, xuất khẩu thủy sản vẫn lập kỳ tích. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8 tháng năm 2022 đạt 7,56 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, VASEP tự tin xuất khẩu thủy sản cả năm 2022 sẽ lập mốc kỷ lục 10 tỷ USD, bỏ xa con số 8,9 tỷ USD của năm 2021. (Quảng Tuệ).

- Phát triển bền vững ngành thủy sản: Giảm đánh bắt, tăng nuôi trồng. Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt thì việc chuyển hướng sang phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững là hết sức cấp thiết. Để đáp ứng mục tiêu đến năm 2030 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 14-16 tỷ USD, cần sự thay đổi mạnh mẽ trong chỉ đạo quản lý, cùng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ đủ mạnh để hình thành một ngành nuôi biển hàng hóa quy mô lớn. (Chương Phượng).

- Hóa giải các thách thức trong nuôi trồng thủy sản. Chính phủ vừa ký Quyết định số 985/QĐ-TTg ban hành Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu đến năm 2030, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 7 triệu tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 12 tỷ USD/năm. P/v ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản. (Chu Khôi).

- Một lộ trình phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Na Uy. Giá trị xuất khẩu tăng từ 1,8 tỷ USD năm 2000 lên 8,9 tỷ USD năm 2021, trong đó nuôi trồng thủy sản đóng góp 5,5 tỷ USD và hải sản khai thác đóng góp 3,4 tỷ USD. Để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản, nuôi trồng thủy sản cần phải được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa, để thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. (Nhóm phóng viên).

Cùng nhiều chuyên mục hấp dẫn khác:

- Các ngân hàng trung ương đang “lái” kinh tế toàn cầu đến suy thoái? Chính sách tiền tệ thắt chặt của các ngân hàng trung ương trên thế giới nhằm chống lại đà leo thang của lạm phát đang gây ra tác dụng phụ là đẩy nền kinh tế thế giới tiến gần tới bờ vực của một cuộc suy thoái. (An Huy).

- Biến động tỷ giá có làm doanh nghiệp xuất khẩu điêu đứng? Biến động tỷ giá từ đầu năm đến nay đã có tác động nhiều chiều đến hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Hiện tại, đồng USD đang ở gần mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ so với 6 đồng tiền lớn khác bao gồm Euro và Yên. (Lưu Hà).

- Thách thức đối với mục tiêu xuất nhập khẩu. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa tính từ đầu năm đến ngày 15/9/2022 đạt trên 526 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2021. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng này, mục tiêu cả năm 2022 vượt trên 700 tỷ USD đã “trong tầm tay”. Tuy nhiên, trước những thách thức như suy thoái, lạm phát, nhu cầu yếu đi của các đối tác thương mại lớn, kết quả xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. (Mạnh Đức).

- Bất cập về pháp luật đất đai làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc thực thi chính sách pháp luật về đất đai ở cấp địa phương thời gian qua còn nhiều bất cập. Từ đó, làm gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp và người dân… (Phan Dương).

- Bất động sản lao dốc: Người môi giới muốn bỏ nghề. Không ít người từng ôm giấc mộng đổi đời từ nghề môi giới bất động sản, nhưng khi “cơn sốt” đất hạ nhiệt, thị trường lao dốc, nhiều người môi giới lại muốn bỏ nghề hoặc kiếm thêm việc mới... (Thanh Xuân).

- Bài học cho các startup proptech từ “cú ngã” của Propzy. Bất động sản ở Việt Nam là một lĩnh vực rất đặc thù. Các startup trong lĩnh vực này (startup proptech) cần phải nắm bắt được đặc thù của thị trường, hiểu được những “nỗi đau”, nhu cầu của thị trường, bởi thực tế ở Việt Nam cho thấy có những “nỗi đau” của thị trường không thể giải quyết được chỉ bằng công nghệ. (Phan Anh).

- Để đấu giá biển số xe không còn lỗi hẹn. Sau gần 30 năm đề xuất đấu giá biển số xe nhưng chưa thể thực hiện, mới đây, Chính phủ đã có tờ trình đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Những vướng mắc trong việc đấu giá biển số xe được kỳ vọng tháo gỡ để đấu giá biển số xe không còn lỗi hẹn. P/v bà Đỗ Thị Hồng Hạnh, Tổng giám đốc Công ty CP Đấu giá hợp danh Lạc Việt.  (Anh Nhi).

- Khó chống tham nhũng, nếu tư duy không thay đổi! “Các doanh nghiệp đều “đi đêm” để đạt được mục đích kinh doanh của mình. Tại sao tôi phải làm khác đi? Làm khác đi thì tôi có lợi gì?...Nếu tư duy không thay đổi thì không chống được tham nhũng”… (Vũ Khuê).

- Liên kết thương mại miền núi theo chiều dọc – ngang. Nhiều đặc sản, sản phẩm miền núi rất có tiềm năng phát triển. Nông sản Việt Nam được ví như “của chìm” nhưng ít người biết tới do công tác quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm chưa được chú trọng. (Song Hà).

- Xây dựng chính sách an sinh xã hội theo hướng đa tầng. Chính sách an sinh xã hội đã khẳng định vai trò là xương sống của hệ thống chính sách xã hội trong phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các rủi ro của người dân trong cuộc sống. (Dũng Hiếu).