Đón hiệu ứng mùa kết hối
Cuối tuần này, cơ chế kết hối đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước bắt đầu có hiệu lực
Cuối tuần này, cơ chế kết hối đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước chính thức có hiệu lực. Thị trường ngoại hối liệu có biến động mạnh?
Từ 1 - 7/7/2011, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước bao gồm cả các doanh nghiệp thành viên là doanh nghiệp Nhà nước và không phải là tổ chức tín dụng (gọi tắt là các tổ chức) phải thực hiện bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.
Việc kết hối này đã chính thức được luật hóa bằng Thông tư số 13/2011/TT-NHNN ngày 31/5/2011 của Ngân hàng Nhà nước.
Thêm nguồn cung lớn?
Theo quy định của Thông tư 13, các tổ chức phải bán lại số ngoại tệ là số dư tiền gửi không kỳ hạn và số dư tiền gửi có kỳ hạn trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của tổ chức tại tổ chức tín dụng được phép tại thời điểm ngày 1/7/2011.
Cụ thể, từ ngày 1 - 7/7/2011, các tổ chức phải báo cáo tổng hợp nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp của mình trong tháng 7/2011 để cân đối giữ lại ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn tại thời điểm 1/7/2011 để phục vụ nhu cầu sử dụng. Số còn lại, tổ chức phải bán lại.
Như vậy, sau hơn một năm áp cơ chế trần lãi suất 1%/năm đối với tiền gửi USD của các tổ chức kinh tế, chính sách kết hối bắt đầu được thực hiện một cách chính thức. Thị trường ngoại hối dự kiến sẽ có thêm nguồn cung từ kênh này chỉ trong vài ngày tới.
Hiện chưa có thông tin cụ thể ước tính số lượng ngoại tệ mà các tổ chức thuộc diện kết hối sẽ bán lại. Kỳ vọng đặt ra là một nguồn lớn. Số liệu tham khảo gần nhất là: qua báo cáo từ 78 tổ chức tín dụng, tổng số dư tiền gửi ngoại tệ của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tính đến cuối tháng 3/2011 là 1,61 tỷ USD; trong đó lượng tiền gửi có kỳ hạn là 376 triệu USD.
Nhưng, đáng chú ý là cơ chế theo Thông tư 13 cho phép các doanh nghiệp được giữ lại lượng ngoại tệ cho nhu cầu sử dụng hợp pháp trước mắt, với điều kiện phải chứng minh rõ tính thực tế của nhu cầu đó, gắn với trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp về tính trung thực của nhu cầu.
Khi chưa có các thông tin tổng kết và công bố cụ thể, có thể “tham khảo” tác động của nguồn cung này qua diễn biến của tỷ giá USD/VND trên thị trường những ngày sắp tới.
Trước thềm sự kiện, tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đứng yên ở mức 20.618 VND - mức cố định trong hơn một tuần trở lại đây. Giá USD mua vào - bán ra của các ngân hàng thương mại hiện dao động phổ biến từ 20.630 - 20.680 VND.
“Hoàn toàn không có” hiệu ứng cung VND
Chưa rõ quy mô nguồn cung thế nào, nhưng từ 1/7 tới là mùa cao điểm kết hối bắt đầu. Phía sau sự kiện này là những tác động mới.
Giả sử đó là một nguồn cung lớn, tỷ giá USD/VND sẽ biến động mạnh? Ở đây tùy thuộc vào sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể là ở hoạt động mua vào. Nếu để VND tiếp tục lên giá, các nhà xuất khẩu sẽ gặp bất lợi, xa hơn là vấn đề nhập siêu.
Ngược lại, nếu tiếp tục đẩy mạnh mua vào để giữ ổn định, cung VND và hệ lụy của nó có đáng ngại?
Theo lời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, “chưa bao giờ có tốc độ tăng dự trữ ngoại tệ nhanh, nhiều và lớn như hai tháng qua”. Tốc độ này có thể tiếp tục gia tăng khi đón nguồn cung từ việc kết hối sắp tới. Nhưng, nguồn vốn VND đưa ra đối ứng theo Thống đốc là sẽ được trung hòa để giảm thiểu tác động phụ.
“Một số diễn giả nói Ngân hàng Nhà nước mua 3 - 4 tỷ USD thì đưa ra khoảng 70.000 - 80.000 tỷ đồng thì sau độ trễ chắc chắn nó sẽ gây lạm phát. Hoàn toàn không có. Luồng ra - vào nguồn tiền của Ngân hàng Trung ương là nhiều và chúng ta sử dụng nhiều công cụ để điều tiết hàng ngày”, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định.
Cụ thể, Thống đốc giải thích rằng hiện Ngân hàng Nhà nước có trong tay nhiều công cụ như dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ tái cấp vốn và đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở (OMO) hàng ngày để chủ động điều tiết lượng tiền cung ứng.
“Ví dụ hôm nay chúng tôi dự kiến mua 200 triệu USD, thì trên các kênh khác chúng tôi thu về lượng VND tương ứng. Không có chuyện đưa tiền ra rồi dăm ba tháng sau nó tạo hiệu ứng đối với nền kinh tế. Tôi khẳng định là hoàn toàn không có”, ông Giàu nói thêm.
Trở lại với việc thực hiện kết hối, một điểm được quan tâm là các tổ chức được giữ lại số ngoại tệ để dùng cho nhu cầu hợp pháp. Ở đây, cơ chế đưa ra cho phép các ngân hàng được yêu cầu các tổ chức báo cáo và chứng minh nhu cầu đó.
Việc chứng minh và kiểm tra sự xác thực của nó trên thực tế không loại trừ những phát sinh, bên cạnh thêm việc cho các ngân hàng thương mại. Về phía doanh nghiệp, ràng buộc đặt ra là chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các tài liệu, chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ.
Khi cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra. Trường hợp có vi phạm, theo Thông tư 13, tùy mức độ vi phạm, các tổ chức sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Từ 1 - 7/7/2011, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước bao gồm cả các doanh nghiệp thành viên là doanh nghiệp Nhà nước và không phải là tổ chức tín dụng (gọi tắt là các tổ chức) phải thực hiện bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.
Việc kết hối này đã chính thức được luật hóa bằng Thông tư số 13/2011/TT-NHNN ngày 31/5/2011 của Ngân hàng Nhà nước.
Thêm nguồn cung lớn?
Theo quy định của Thông tư 13, các tổ chức phải bán lại số ngoại tệ là số dư tiền gửi không kỳ hạn và số dư tiền gửi có kỳ hạn trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của tổ chức tại tổ chức tín dụng được phép tại thời điểm ngày 1/7/2011.
Cụ thể, từ ngày 1 - 7/7/2011, các tổ chức phải báo cáo tổng hợp nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp của mình trong tháng 7/2011 để cân đối giữ lại ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn tại thời điểm 1/7/2011 để phục vụ nhu cầu sử dụng. Số còn lại, tổ chức phải bán lại.
Như vậy, sau hơn một năm áp cơ chế trần lãi suất 1%/năm đối với tiền gửi USD của các tổ chức kinh tế, chính sách kết hối bắt đầu được thực hiện một cách chính thức. Thị trường ngoại hối dự kiến sẽ có thêm nguồn cung từ kênh này chỉ trong vài ngày tới.
Hiện chưa có thông tin cụ thể ước tính số lượng ngoại tệ mà các tổ chức thuộc diện kết hối sẽ bán lại. Kỳ vọng đặt ra là một nguồn lớn. Số liệu tham khảo gần nhất là: qua báo cáo từ 78 tổ chức tín dụng, tổng số dư tiền gửi ngoại tệ của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tính đến cuối tháng 3/2011 là 1,61 tỷ USD; trong đó lượng tiền gửi có kỳ hạn là 376 triệu USD.
Nhưng, đáng chú ý là cơ chế theo Thông tư 13 cho phép các doanh nghiệp được giữ lại lượng ngoại tệ cho nhu cầu sử dụng hợp pháp trước mắt, với điều kiện phải chứng minh rõ tính thực tế của nhu cầu đó, gắn với trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp về tính trung thực của nhu cầu.
Khi chưa có các thông tin tổng kết và công bố cụ thể, có thể “tham khảo” tác động của nguồn cung này qua diễn biến của tỷ giá USD/VND trên thị trường những ngày sắp tới.
Trước thềm sự kiện, tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đứng yên ở mức 20.618 VND - mức cố định trong hơn một tuần trở lại đây. Giá USD mua vào - bán ra của các ngân hàng thương mại hiện dao động phổ biến từ 20.630 - 20.680 VND.
“Hoàn toàn không có” hiệu ứng cung VND
Chưa rõ quy mô nguồn cung thế nào, nhưng từ 1/7 tới là mùa cao điểm kết hối bắt đầu. Phía sau sự kiện này là những tác động mới.
Giả sử đó là một nguồn cung lớn, tỷ giá USD/VND sẽ biến động mạnh? Ở đây tùy thuộc vào sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể là ở hoạt động mua vào. Nếu để VND tiếp tục lên giá, các nhà xuất khẩu sẽ gặp bất lợi, xa hơn là vấn đề nhập siêu.
Ngược lại, nếu tiếp tục đẩy mạnh mua vào để giữ ổn định, cung VND và hệ lụy của nó có đáng ngại?
Theo lời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, “chưa bao giờ có tốc độ tăng dự trữ ngoại tệ nhanh, nhiều và lớn như hai tháng qua”. Tốc độ này có thể tiếp tục gia tăng khi đón nguồn cung từ việc kết hối sắp tới. Nhưng, nguồn vốn VND đưa ra đối ứng theo Thống đốc là sẽ được trung hòa để giảm thiểu tác động phụ.
“Một số diễn giả nói Ngân hàng Nhà nước mua 3 - 4 tỷ USD thì đưa ra khoảng 70.000 - 80.000 tỷ đồng thì sau độ trễ chắc chắn nó sẽ gây lạm phát. Hoàn toàn không có. Luồng ra - vào nguồn tiền của Ngân hàng Trung ương là nhiều và chúng ta sử dụng nhiều công cụ để điều tiết hàng ngày”, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định.
Cụ thể, Thống đốc giải thích rằng hiện Ngân hàng Nhà nước có trong tay nhiều công cụ như dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ tái cấp vốn và đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở (OMO) hàng ngày để chủ động điều tiết lượng tiền cung ứng.
“Ví dụ hôm nay chúng tôi dự kiến mua 200 triệu USD, thì trên các kênh khác chúng tôi thu về lượng VND tương ứng. Không có chuyện đưa tiền ra rồi dăm ba tháng sau nó tạo hiệu ứng đối với nền kinh tế. Tôi khẳng định là hoàn toàn không có”, ông Giàu nói thêm.
Trở lại với việc thực hiện kết hối, một điểm được quan tâm là các tổ chức được giữ lại số ngoại tệ để dùng cho nhu cầu hợp pháp. Ở đây, cơ chế đưa ra cho phép các ngân hàng được yêu cầu các tổ chức báo cáo và chứng minh nhu cầu đó.
Việc chứng minh và kiểm tra sự xác thực của nó trên thực tế không loại trừ những phát sinh, bên cạnh thêm việc cho các ngân hàng thương mại. Về phía doanh nghiệp, ràng buộc đặt ra là chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các tài liệu, chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ.
Khi cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra. Trường hợp có vi phạm, theo Thông tư 13, tùy mức độ vi phạm, các tổ chức sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.