Đón tin vui từ khối tài chính, Phố Wall khởi sắc
Ngày 5/2, Phố Wall đã tăng điểm nhờ thông tin Chính phủ Mỹ sắp công bố gói hỗ trợ mới cho khối tài chính
Ngày 5/2, Phố Wall đã tăng điểm nhờ thông tin Chính phủ Mỹ sắp công bố gói hỗ trợ mới cho khối tài chính.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 31/1/2009 đã tăng 35.000 lên 626.000, từ 591.000 trong tuần trước đó. Đây là tháng số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu lên cao nhất trong vòng 26 năm qua.
Như vậy, hiện ở Mỹ có 4,8 triệu người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu, mức cao nhất kể từ năm 1967.
Cùng ngày, báo cáo của Chính phủ Mỹ cho hay số đơn đặt hàng tại các nhà máy ở nước này đã giảm 3,9% trong tháng 12/2008, cao hơn 0,9% so với dự báo của giới phân tích. Như vậy, số đơn đặt hàng tại các nhà máy ở Mỹ trong cả năm 2008 chỉ tăng 0,4%, mức thấp nhất kể từ năm 2002.
Thông tin quan trọng khác, theo nguồn tin của CNBC, Chính phủ của Tổng thống Obama vừa quyết định gói hỗ trợ mới cho khối tài chính Mỹ, bao gồm kế hoạch mang tên “bad bank” và dự kiến sẽ được công bố vào thứ Hai tuần tới.
Theo đó, số tiền để thực hiện trong kế hoạch này sẽ “ít hơn” so với con số được đưa ra trước đó. Kế hoạch này sẽ giúp các định chế tài chính được Chính phủ Mỹ bảo đảm, bảo hiểm cho các tài sản xấu.
Chỉ số Dow Jones tăng lên trên 8.000 điểm
Ngày 5/2, Tập đoàn News Corp của tỷ phú Rupert Murdoch vừa thông báo bị thua lỗ lần đầu tiên trong 3 năm qua sau khi hãng phải tăng vốn để bù vào giá trị thương vụ thâu tóm Dow Jones.
Theo đó, doanh thu trong quý 2 trong năm tài khóa 2009 kết thúc vào ngày 31/12/2008 của tập đoàn này đã giảm 8,4% xuống 7,87 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế lỗ 6,41 tỷ USD, tương đương -2,245 USD/cổ phiếu – giảm mạnh so với mức lãi 832 triệu USD (27 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm trước.
Liên quan đến kết quả kinh doanh của tập đoàn mạng thẻ tín dụng lớn thứ hai thế giới, MasterCard cho biết doanh thu của hãng đã tăng 14,2% lên 1,2 tỷ USD trong quý 4/2008; lợi nhuận sau thuế giảm 21% xuống 239,4 triệu USD, tương đương 1,84 USD/cổ phiếu, từ mức 304,2 triệu (2,26 USD/cổ phiếu) trong quý 4/2007. Cổ phiếu MasterCard (MA) đã tăng 14,05% lên 159,84 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại nhờ thông tin Chính phủ Mỹ sẽ sớm công bố kế hoạch hỗ trợ khối tài chính, đồng thời nhiều tín hiệu tích cực cho thấy các nghi sỹ đảng Cộng hòa trong Thượng viện có thể sẽ sớm thông qua gói kích thích kinh tế trị giá hơn 800 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Obama.
Với phiên tăng điểm này, chỉ số S&P 500 chỉ giảm 6,4% so với đầu năm 2009, nhưng lại tăng 12,4% so với tháng 10/2008.
Cổ phiếu khối tài chính đồng loạt lên điểm đưa chỉ số S&P Tài chính tăng 1,4%, trong đó cổ phiếu của Bank of America đã tăng 3% lên 4,84 USD/cổ phiếu sau khi đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua, cổ phiếu JPMorgan lên 2,1%, cổ phiếu State Street tiến thêm 14,13%.
Trong ngày giao dịch, giới đầu tư đã tăng mạnh mua vào cổ phiếu khối công nghệ, đẩy cổ phiếu Apple tăng 3,1%, cổ phiếu Cisco Systems tiến thêm 3,2%...
Các cổ phiếu nhà bán lẻ Wal-Mart, cổ phiếu nhiều công ty khối nguyên vật liệu cơ bản, khai khoáng như Alcoa, Freeport McMoRan... đều tăng trên 3%.
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 106,41 điểm, tương đương 1,34%, đóng cửa ở mức 8.063,07.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 31,19 điểm, tương đương 2,06%, chốt ở mức 1.546,24.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 lên 13,62 điểm, tương đương 1,64%, đóng cửa ở mức 845,85.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,63 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,56 tỷ cổ phiếu. Trên cả hai sàn, thị trường cứ có 9 cổ phiếu lên điểm thì có 5 cổ phiếu lên điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng thận trọng
Ngày 5/2, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã quyết định hạ lãi suất đồng Bảng từ 1,5% về 1%. Mức cắt giảm 0,5% này đã đưa lãi suất đồng Bảng về mức thấp nhất trong lịch sử của BoE từ năm 1694 tới nay.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định duy trì lãi suất đồng Euro ở mức 2%. Các quyết định lãi suất này của BoE và ECB không gây bất ngờ vì đều nằm trong dự báo trước đó của giới quan sát.
Chứng khoán châu Âu đã lên điểm ở thị trường Anh và Đức với biên độ không đáng kể trong khi thị trường Pháp lại giảm điểm.
Nhờ đà tăng của cổ phiếu khối năng lượng, dược phẩm nên thị trường Anh và Đức duy trì được sắc xanh trên bảng điện tử.
Cổ phiếu khối tài chính đã giảm mạnh trong ngày, trong đó cổ phiếu hãng tái bảo hiểm Swiss Re đã giảm tới 28% sau khi công bố thua lỗ gần 1 tỷ USD trong năm 2008. Cổ phiếu Deutsche Bank hạ 4,2%, cổ phiếu UBS mất 6,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,33 điểm, tương đương 0,01%, chốt ở mức 4.228,93.
Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 0,09%, trong khi chỉ số DAX của Đức lên 0,39%.
Chứng khoán châu Á “đổi màu”
Hầu hết các chỉ số đã cùng giảm điểm sau hai ngày lên điểm ấn tượng trước đó. Những lo ngại về nhu cầu tiêu dùng của thị trường Mỹ suy giảm đã tác động mạnh tới thị trường.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu ngành chăm sóc sức khỏe, công nghệ giảm điểm nên đã góp phần đẩy thị trường đi xuống.
Thị trường phản ứng thận trọng trước thông tin Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản trong ngày 5/2. Dự kiến đợt cắt giảm lãi suất lần này có thể sẽ “mạnh tay”.
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương đã giảm 0,5% xuống 82,78 điểm, sau khi tăng mạnh phiên trước đó.
Chứng khoán Nhật đã giảm điểm do sự sụt giảm giảm của cổ phiếu Canon và khối công nghệ.
Các nhà đầu tư Nhật đang chờ đợi quyết định của ECB, BoE và số liệu về tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ sẽ được công bố trong ngày.
Cổ phiếu của Canon đã giảm 3,2%, cổ phiếu Kyocera Corp mất 1,9%, cổ phiếu Tokyo Electron hạ 3,2%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 89,29, tương đương -1,1%, chốt ở mức 7.949,65. Khối lượng giao dịch đạt 2,2 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Thị trường chứng khoán Australia đã tiếp tục giảm điểm trước kết quả kinh doanh suy giảm của nhiều tập đoàn. Cổ phiếu Qantas Airways đã giảm 18% xuống mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua sau khi hãng công bố lợi nhuận giảm 66%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số ASX giảm 9,7 điểm, tương đương -0,29%, chốt ở mức 3.372,6.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,61%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ trượt 1,4%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 0,44%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc hạ 1,46%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,88%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 0,46%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 31/1/2009 đã tăng 35.000 lên 626.000, từ 591.000 trong tuần trước đó. Đây là tháng số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu lên cao nhất trong vòng 26 năm qua.
Như vậy, hiện ở Mỹ có 4,8 triệu người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu, mức cao nhất kể từ năm 1967.
Cùng ngày, báo cáo của Chính phủ Mỹ cho hay số đơn đặt hàng tại các nhà máy ở nước này đã giảm 3,9% trong tháng 12/2008, cao hơn 0,9% so với dự báo của giới phân tích. Như vậy, số đơn đặt hàng tại các nhà máy ở Mỹ trong cả năm 2008 chỉ tăng 0,4%, mức thấp nhất kể từ năm 2002.
Thông tin quan trọng khác, theo nguồn tin của CNBC, Chính phủ của Tổng thống Obama vừa quyết định gói hỗ trợ mới cho khối tài chính Mỹ, bao gồm kế hoạch mang tên “bad bank” và dự kiến sẽ được công bố vào thứ Hai tuần tới.
Theo đó, số tiền để thực hiện trong kế hoạch này sẽ “ít hơn” so với con số được đưa ra trước đó. Kế hoạch này sẽ giúp các định chế tài chính được Chính phủ Mỹ bảo đảm, bảo hiểm cho các tài sản xấu.
Chỉ số Dow Jones tăng lên trên 8.000 điểm
Ngày 5/2, Tập đoàn News Corp của tỷ phú Rupert Murdoch vừa thông báo bị thua lỗ lần đầu tiên trong 3 năm qua sau khi hãng phải tăng vốn để bù vào giá trị thương vụ thâu tóm Dow Jones.
Theo đó, doanh thu trong quý 2 trong năm tài khóa 2009 kết thúc vào ngày 31/12/2008 của tập đoàn này đã giảm 8,4% xuống 7,87 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế lỗ 6,41 tỷ USD, tương đương -2,245 USD/cổ phiếu – giảm mạnh so với mức lãi 832 triệu USD (27 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm trước.
Liên quan đến kết quả kinh doanh của tập đoàn mạng thẻ tín dụng lớn thứ hai thế giới, MasterCard cho biết doanh thu của hãng đã tăng 14,2% lên 1,2 tỷ USD trong quý 4/2008; lợi nhuận sau thuế giảm 21% xuống 239,4 triệu USD, tương đương 1,84 USD/cổ phiếu, từ mức 304,2 triệu (2,26 USD/cổ phiếu) trong quý 4/2007. Cổ phiếu MasterCard (MA) đã tăng 14,05% lên 159,84 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại nhờ thông tin Chính phủ Mỹ sẽ sớm công bố kế hoạch hỗ trợ khối tài chính, đồng thời nhiều tín hiệu tích cực cho thấy các nghi sỹ đảng Cộng hòa trong Thượng viện có thể sẽ sớm thông qua gói kích thích kinh tế trị giá hơn 800 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Obama.
Với phiên tăng điểm này, chỉ số S&P 500 chỉ giảm 6,4% so với đầu năm 2009, nhưng lại tăng 12,4% so với tháng 10/2008.
Cổ phiếu khối tài chính đồng loạt lên điểm đưa chỉ số S&P Tài chính tăng 1,4%, trong đó cổ phiếu của Bank of America đã tăng 3% lên 4,84 USD/cổ phiếu sau khi đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua, cổ phiếu JPMorgan lên 2,1%, cổ phiếu State Street tiến thêm 14,13%.
Trong ngày giao dịch, giới đầu tư đã tăng mạnh mua vào cổ phiếu khối công nghệ, đẩy cổ phiếu Apple tăng 3,1%, cổ phiếu Cisco Systems tiến thêm 3,2%...
Các cổ phiếu nhà bán lẻ Wal-Mart, cổ phiếu nhiều công ty khối nguyên vật liệu cơ bản, khai khoáng như Alcoa, Freeport McMoRan... đều tăng trên 3%.
Biểu đồ diễn biến ba chỉ số chứng khoán chính ở Mỹ trong ngày 5/2 - Nguồn: G.Finance.
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 106,41 điểm, tương đương 1,34%, đóng cửa ở mức 8.063,07.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 31,19 điểm, tương đương 2,06%, chốt ở mức 1.546,24.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 lên 13,62 điểm, tương đương 1,64%, đóng cửa ở mức 845,85.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,63 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,56 tỷ cổ phiếu. Trên cả hai sàn, thị trường cứ có 9 cổ phiếu lên điểm thì có 5 cổ phiếu lên điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng thận trọng
Ngày 5/2, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã quyết định hạ lãi suất đồng Bảng từ 1,5% về 1%. Mức cắt giảm 0,5% này đã đưa lãi suất đồng Bảng về mức thấp nhất trong lịch sử của BoE từ năm 1694 tới nay.
Cùng ngày, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định duy trì lãi suất đồng Euro ở mức 2%. Các quyết định lãi suất này của BoE và ECB không gây bất ngờ vì đều nằm trong dự báo trước đó của giới quan sát.
Chứng khoán châu Âu đã lên điểm ở thị trường Anh và Đức với biên độ không đáng kể trong khi thị trường Pháp lại giảm điểm.
Nhờ đà tăng của cổ phiếu khối năng lượng, dược phẩm nên thị trường Anh và Đức duy trì được sắc xanh trên bảng điện tử.
Cổ phiếu khối tài chính đã giảm mạnh trong ngày, trong đó cổ phiếu hãng tái bảo hiểm Swiss Re đã giảm tới 28% sau khi công bố thua lỗ gần 1 tỷ USD trong năm 2008. Cổ phiếu Deutsche Bank hạ 4,2%, cổ phiếu UBS mất 6,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,33 điểm, tương đương 0,01%, chốt ở mức 4.228,93.
Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 0,09%, trong khi chỉ số DAX của Đức lên 0,39%.
Chứng khoán châu Á “đổi màu”
Hầu hết các chỉ số đã cùng giảm điểm sau hai ngày lên điểm ấn tượng trước đó. Những lo ngại về nhu cầu tiêu dùng của thị trường Mỹ suy giảm đã tác động mạnh tới thị trường.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu ngành chăm sóc sức khỏe, công nghệ giảm điểm nên đã góp phần đẩy thị trường đi xuống.
Thị trường phản ứng thận trọng trước thông tin Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản trong ngày 5/2. Dự kiến đợt cắt giảm lãi suất lần này có thể sẽ “mạnh tay”.
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương đã giảm 0,5% xuống 82,78 điểm, sau khi tăng mạnh phiên trước đó.
Chứng khoán Nhật đã giảm điểm do sự sụt giảm giảm của cổ phiếu Canon và khối công nghệ.
Các nhà đầu tư Nhật đang chờ đợi quyết định của ECB, BoE và số liệu về tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ sẽ được công bố trong ngày.
Cổ phiếu của Canon đã giảm 3,2%, cổ phiếu Kyocera Corp mất 1,9%, cổ phiếu Tokyo Electron hạ 3,2%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 89,29, tương đương -1,1%, chốt ở mức 7.949,65. Khối lượng giao dịch đạt 2,2 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Thị trường chứng khoán Australia đã tiếp tục giảm điểm trước kết quả kinh doanh suy giảm của nhiều tập đoàn. Cổ phiếu Qantas Airways đã giảm 18% xuống mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua sau khi hãng công bố lợi nhuận giảm 66%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số ASX giảm 9,7 điểm, tương đương -0,29%, chốt ở mức 3.372,6.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,61%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ trượt 1,4%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 0,44%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc hạ 1,46%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,88%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 0,46%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 7.956,66 | 8.063,07 | 106,41 | 1,34 |
Nasdaq | 1.515,05 | 1.546,24 | 31,19 | 2,06 | |
S&P 500 | 832,23 | 845,83 | 13,60 | 1,63 | |
Anh | FTSE 100 | 4.228,60 | 4.228,93 | 0,33 | 0,01 |
Đức | DAX | 4.492,79 | 4.510,49 | 17,70 | 0,39 |
Pháp | CAC 40 | 3.068,99 | 3.066,29 | 2,70 | 0,09 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.389,97 | 4.363,25 | 26,72 | 0,61 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.038,94 | 7.949,65 | 89,29 | 1,11 |
Hồng Kông | Hang Seng | 13.057,03 | 13.178,90 | 115,01 | 0,88 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.195,37 | 1.177,88 | 17,49 | 1,46 |
Singapore | Straits Times | 1.716,94 | 1.699,82 | 7,57 | 0,44 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.107,75 | 2.098,02 | 9,73 | 0,46 |
Ấn Độ | BSE 30 | 9.215,61 | 9.073,21 | 128,64 | 1,40 |
Australia | ASX | 3.382,30 | 3.372,60 | 9,70 | 0,29 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |