Động đất cấp 9 không “đè” nổi Internet ở Nhật
Thảm họa động đất ảnh hưởng rất ít đến các tuyến cáp ngầm kết nối Nhật Bản với thế giới bên ngoài
Trận động đất 9 độ richter kèm theo sóng thần hôm 11/3 đã xóa sổ nhiều khu dân cư, biến một dải dài bờ biển phía đông bắc Nhật Bản thành bãi bùn lầy, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người và đẩy hàng triệu người dân khác rơi vào cảnh thiếu điện và nước.
Tuy nhiên, mạng Internet của Nhật Bản vẫn “vững như kiềng 3 chân”. Bằng chứng là, trong lúc hệ thống điện thoại gần như tê liệt, nhưng người dân vẫn online dễ dàng, cập nhật Facebook và Twitter để thông báo tình hình tại Nhật Bản.
Báo cáo của các nhà mạng di động Nhật Bản cho biết, gần như toàn bộ hệ thống của 3 nhà mạng lớn nhất đều đã tê liệt, buộc họ phải chặn các cuộc gọi để giảm tải hệ thống và ưu tiên cho dịch vụ nhắn tin SMS.
Hãng nghiên cứu Internet Renesys cho biết, họ thực sự kinh ngạc khi thấy thảm họa động đất ảnh hưởng rất ít đến các tuyến cáp ngầm kết nối Nhật với thế giới. Chỉ một phần nhỏ bị tác động, nhưng hầu hết đã nhanh chóng được phục hồi.
Cùng với đó, lượng truy cập Internet trên hầu khắp nước Nhật cũng vẫn được duy trì ở mức bình thường, thậm chí còn cao hơn so với trước do người dân chuyển sang sử dụng Internet để liên lạc.
Điều này hoàn toàn khác so với trận động đất ở Đài Loan năm 2006 khi nhiều đoạn cáp bị đứt và khiến Internet nhiều nơi bị tê liệt.
Theo thống kê, thì những sự cố về mạng Internet của Nhật Bản hiện nay thuộc về hệ thống cáp EAC của Pacnet, cùng với sự trục trặc của hệ thống Pacific Crossing.
Hiện, Internet đóng vai trò quan trọng với người dân Nhật Bản, bởi đây gần như là kênh thông tin liên lạc chủ yếu giữa mọi người với nhau. Internet cũng trở thành "sợi dây" chủ lực kết nối Nhật Bản với thế giới và ngược lại.
Các mạng xã hội và dịch vụ Internet đã trở thành giải pháp liên lạc vô cùng hữu hiệu. “Facebook và Skype đang giúp chúng tôi liên lạc với người thân một cách rất hiệu quả”, một phóng viên nước ngoài đang có mặt tại Tokyo cho biết.
Trong khi đó, theo các chuyên gia, trận động đất lịch sử ở Nhật đã làm hỏng một số tuyến cáp ngầm và ảnh hưởng đến tất cả các dịch vụ viễn thông nói chung (thoại, Internet, truyền số liệu… quốc tế) trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Người phát ngôn của tập đoàn viễn thông Unicom (Trung Quốc) cho hay, 3 đường cáp quang Japan-US, PC-1 và APCN2 mà họ đang sử dụng để kết nối tới Mỹ và Canada đã bị ngắt kết nối. Họ đang phải sử dụng những phương án thay thế để có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ.
Hai tuyến Japan-US và PC-1 bị đứt cũng tác động tới 12% băng thông của mạng China Telecom. Tương tự, công ty Chunghwa Telecom (Đài Loan) thừa nhận một tuyến cáp ngầm mà họ đang quản lý một phần bị hỏng ở khu vực gần bờ biển phía đông của Nhật.
Các hãng viễn thông đã điều chỉnh và chuyển sang những hướng kết nối chưa bị ảnh hưởng để đảm bảo dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, sự cố này vẫn ảnh hưởng đến việc liên lạc, trao đổi thông tin, trong đó có các dịch vụ web, e-mail, thoại... do việc dồn lưu lượng qua các hướng dự phòng gây tình trạng tắc nghẽn.
Tuy nhiên, mạng Internet của Nhật Bản vẫn “vững như kiềng 3 chân”. Bằng chứng là, trong lúc hệ thống điện thoại gần như tê liệt, nhưng người dân vẫn online dễ dàng, cập nhật Facebook và Twitter để thông báo tình hình tại Nhật Bản.
Báo cáo của các nhà mạng di động Nhật Bản cho biết, gần như toàn bộ hệ thống của 3 nhà mạng lớn nhất đều đã tê liệt, buộc họ phải chặn các cuộc gọi để giảm tải hệ thống và ưu tiên cho dịch vụ nhắn tin SMS.
Hãng nghiên cứu Internet Renesys cho biết, họ thực sự kinh ngạc khi thấy thảm họa động đất ảnh hưởng rất ít đến các tuyến cáp ngầm kết nối Nhật với thế giới. Chỉ một phần nhỏ bị tác động, nhưng hầu hết đã nhanh chóng được phục hồi.
Cùng với đó, lượng truy cập Internet trên hầu khắp nước Nhật cũng vẫn được duy trì ở mức bình thường, thậm chí còn cao hơn so với trước do người dân chuyển sang sử dụng Internet để liên lạc.
Điều này hoàn toàn khác so với trận động đất ở Đài Loan năm 2006 khi nhiều đoạn cáp bị đứt và khiến Internet nhiều nơi bị tê liệt.
Theo thống kê, thì những sự cố về mạng Internet của Nhật Bản hiện nay thuộc về hệ thống cáp EAC của Pacnet, cùng với sự trục trặc của hệ thống Pacific Crossing.
Hiện, Internet đóng vai trò quan trọng với người dân Nhật Bản, bởi đây gần như là kênh thông tin liên lạc chủ yếu giữa mọi người với nhau. Internet cũng trở thành "sợi dây" chủ lực kết nối Nhật Bản với thế giới và ngược lại.
Các mạng xã hội và dịch vụ Internet đã trở thành giải pháp liên lạc vô cùng hữu hiệu. “Facebook và Skype đang giúp chúng tôi liên lạc với người thân một cách rất hiệu quả”, một phóng viên nước ngoài đang có mặt tại Tokyo cho biết.
Trong khi đó, theo các chuyên gia, trận động đất lịch sử ở Nhật đã làm hỏng một số tuyến cáp ngầm và ảnh hưởng đến tất cả các dịch vụ viễn thông nói chung (thoại, Internet, truyền số liệu… quốc tế) trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Người phát ngôn của tập đoàn viễn thông Unicom (Trung Quốc) cho hay, 3 đường cáp quang Japan-US, PC-1 và APCN2 mà họ đang sử dụng để kết nối tới Mỹ và Canada đã bị ngắt kết nối. Họ đang phải sử dụng những phương án thay thế để có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ.
Hai tuyến Japan-US và PC-1 bị đứt cũng tác động tới 12% băng thông của mạng China Telecom. Tương tự, công ty Chunghwa Telecom (Đài Loan) thừa nhận một tuyến cáp ngầm mà họ đang quản lý một phần bị hỏng ở khu vực gần bờ biển phía đông của Nhật.
Các hãng viễn thông đã điều chỉnh và chuyển sang những hướng kết nối chưa bị ảnh hưởng để đảm bảo dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, sự cố này vẫn ảnh hưởng đến việc liên lạc, trao đổi thông tin, trong đó có các dịch vụ web, e-mail, thoại... do việc dồn lưu lượng qua các hướng dự phòng gây tình trạng tắc nghẽn.