Đồng loạt giảm lãi suất cho vay
Các ngân hàng thương mại chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường đồng loạt giảm lãi suất cho vay VND và USD
Các ngân hàng thương mại chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường đồng loạt giảm lãi suất cho vay VND và USD.
>>“Hạ dần lãi suất để tránh những hệ lụy” / BIDV hạ lãi suất VND và USD: “Làn sóng” mới?
Ngày 17/7, hai ngân hàng có quy mô lớn nhất về tài sản, mạng lưới, thị phần trên thị trường hiện nay là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cùng thông báo đồng loạt giảm lãi suất cho vay VND và USD.
Theo thông báo của Agribank, từ ngày 18/7, ngân hàng này sẽ bắt đầu thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với tất cả đối tượng khách hàng vay vốn.
Đối với lãi suất cho vay VND, Agribank giảm 0,5% năm so với mức lãi suất cho vay tối đa căn theo 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố (tối đa 21%/năm). Với sự điều chỉnh này, lãi suất cho vay VND tối đa của Agribank không vượt quá 20,5%/năm.
Đối với lãi suất cho vay ngắn hạn USD, Agribank giảm 2%/năm so với mức lãi suất cho vay hiện nay tại Sở Giao dịch, chi nhánh loại 1, loại 2, Công ty trực thuộc đang áp dụng đối với khách hàng; lãi suất cho vay tối đa theo điều chỉnh này không quá 8%/năm.
Cũng từ ngày 18/7, Vietcombank bắt đầu áp dụng quyết định giảm lãi suất cho vay VND và USD trên toàn hệ thống.
Theo đó, lãi suất cho vay VND tối đa của Vietcombank sẽ là 20%/năm (giảm 1%/năm so với mức đang áp dụng); lãi suất cho vay bằng USD là 8,5%/năm (giảm 0,5%/năm).
Mức lãi suất cho vay ưu đãi nêu trên được Vietcombank áp dụng với những khách hàng truyền thống, khách hàng sử dụng giải pháp dịch vụ tổng thể của ngân hàng này và kinh doanh trong các lĩnh vực: Các dự án trọng điểm theo chỉ đạo của Chính phủ; phát triển nông nghiệp, nông thôn, lĩnh vực xuất khẩu (đặc biệt là xuất khẩu nông lâm thủy sản); sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu; nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, vật tư nông nghiệp, nguyên liệu sản xuất, thuốc chữa bệnh.
Về quyết định giảm lãi suất nói trên, phía Agribank cho rằng sẽ giúp hàng triệu hộ gia đình và hàng vạn doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng với mức lãi suất hợp lý hơn, qua đó sớm phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề cho nền kinh tế lấy lại tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững.
“Quyết định này tất nhiên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, theo tính toán có tác động không lớn và với tiềm lực tài chính của mình, Agribank hoàn toàn chịu đựng được. Agribank vẫn sẽ đảm bảo mức lợi nhuận, khả năng nộp ngân sách và thu nhập của 34.000 cán bộ công nhân viên không thấp hơn năm 2007”, đại diện ngân hàng này cho biết.
Và để bù đắp nguồn thu do bị tác động từ quyết định giảm lãi suất, Agribank đã và đang tăng cường giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới để tăng nguồn thu cân đối.
Còn với Vietcombank, ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc, cho biết quyết định giảm lãi suất nhằm “chia sẻ một phần khó khăn với khách hàng, giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”.
Trước Agribank và Vietcombank, một ngân hàng có quy mô và thị phần lớn khác là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã thực hiện giảm lãi suất cho vay VND và USD đối với toàn bộ khách hàng có quan hệ tín dụng trên toàn hệ thống.
Mức giảm của BIDV đối với lãi suất cho vay VND từ 0,2% - 0,6%/năm; với lãi suất cho vay USD là từ 1% - 2%/năm.
Như vậy, đến thời điểm này, 3 ngân hàng có quy mô lớn nhất, mạng lưới lớn nhất và thị phần cho vay lớn nhất (chiếm phần lớn trong khoảng 62% dư nợ VND, 48% dư nợ USD của khối ngân hàng thương mại quốc doanh và Vietcombank trong toàn hệ thống) đã quyết định giảm lãi suất.
Diễn biến này dự báo sẽ tạo cú hích để các thành viên khác xem xét giảm lãi suất cho vay theo, nhất là khi báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết vốn khả dụng của hệ thống đã dư thừa ở mức cao.
>>“Hạ dần lãi suất để tránh những hệ lụy” / BIDV hạ lãi suất VND và USD: “Làn sóng” mới?
Ngày 17/7, hai ngân hàng có quy mô lớn nhất về tài sản, mạng lưới, thị phần trên thị trường hiện nay là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cùng thông báo đồng loạt giảm lãi suất cho vay VND và USD.
Theo thông báo của Agribank, từ ngày 18/7, ngân hàng này sẽ bắt đầu thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với tất cả đối tượng khách hàng vay vốn.
Đối với lãi suất cho vay VND, Agribank giảm 0,5% năm so với mức lãi suất cho vay tối đa căn theo 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố (tối đa 21%/năm). Với sự điều chỉnh này, lãi suất cho vay VND tối đa của Agribank không vượt quá 20,5%/năm.
Đối với lãi suất cho vay ngắn hạn USD, Agribank giảm 2%/năm so với mức lãi suất cho vay hiện nay tại Sở Giao dịch, chi nhánh loại 1, loại 2, Công ty trực thuộc đang áp dụng đối với khách hàng; lãi suất cho vay tối đa theo điều chỉnh này không quá 8%/năm.
Cũng từ ngày 18/7, Vietcombank bắt đầu áp dụng quyết định giảm lãi suất cho vay VND và USD trên toàn hệ thống.
Theo đó, lãi suất cho vay VND tối đa của Vietcombank sẽ là 20%/năm (giảm 1%/năm so với mức đang áp dụng); lãi suất cho vay bằng USD là 8,5%/năm (giảm 0,5%/năm).
Mức lãi suất cho vay ưu đãi nêu trên được Vietcombank áp dụng với những khách hàng truyền thống, khách hàng sử dụng giải pháp dịch vụ tổng thể của ngân hàng này và kinh doanh trong các lĩnh vực: Các dự án trọng điểm theo chỉ đạo của Chính phủ; phát triển nông nghiệp, nông thôn, lĩnh vực xuất khẩu (đặc biệt là xuất khẩu nông lâm thủy sản); sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu; nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, vật tư nông nghiệp, nguyên liệu sản xuất, thuốc chữa bệnh.
Về quyết định giảm lãi suất nói trên, phía Agribank cho rằng sẽ giúp hàng triệu hộ gia đình và hàng vạn doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng với mức lãi suất hợp lý hơn, qua đó sớm phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề cho nền kinh tế lấy lại tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững.
“Quyết định này tất nhiên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, theo tính toán có tác động không lớn và với tiềm lực tài chính của mình, Agribank hoàn toàn chịu đựng được. Agribank vẫn sẽ đảm bảo mức lợi nhuận, khả năng nộp ngân sách và thu nhập của 34.000 cán bộ công nhân viên không thấp hơn năm 2007”, đại diện ngân hàng này cho biết.
Và để bù đắp nguồn thu do bị tác động từ quyết định giảm lãi suất, Agribank đã và đang tăng cường giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới để tăng nguồn thu cân đối.
Còn với Vietcombank, ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc, cho biết quyết định giảm lãi suất nhằm “chia sẻ một phần khó khăn với khách hàng, giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”.
Trước Agribank và Vietcombank, một ngân hàng có quy mô và thị phần lớn khác là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã thực hiện giảm lãi suất cho vay VND và USD đối với toàn bộ khách hàng có quan hệ tín dụng trên toàn hệ thống.
Mức giảm của BIDV đối với lãi suất cho vay VND từ 0,2% - 0,6%/năm; với lãi suất cho vay USD là từ 1% - 2%/năm.
Như vậy, đến thời điểm này, 3 ngân hàng có quy mô lớn nhất, mạng lưới lớn nhất và thị phần cho vay lớn nhất (chiếm phần lớn trong khoảng 62% dư nợ VND, 48% dư nợ USD của khối ngân hàng thương mại quốc doanh và Vietcombank trong toàn hệ thống) đã quyết định giảm lãi suất.
Diễn biến này dự báo sẽ tạo cú hích để các thành viên khác xem xét giảm lãi suất cho vay theo, nhất là khi báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết vốn khả dụng của hệ thống đã dư thừa ở mức cao.