Đồng loạt tăng lãi suất ngoại tệ, vì sao?
Các ngân hàng thương mại cổ phần đã đồng loạt đẩy lãi suất ngoại tệ lên một mức cao mới
Gần 10 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhỏ vừa tăng lãi suất huy động, một diễn biến ngược chiều với tác động từ chủ trương tăng mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước mới ban hành.
Cuối tháng 6, đại diện các ngân hàng thương mại đã ngồi lại với nhau để nhận định về diễn biến lãi suất. Hiệp hội Ngân hàng cũng vừa đưa ra thông điệp bình ổn công cụ huy động này theo thỏa thuận từ tháng 4/2007. Nhưng ngay sau đó, các ngân hàng thương mại cổ phần đã đồng loạt đẩy lãi suất ngoại tệ lên một mức cao mới.
Từ đầu năm, lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được ngầm định như một rào cản để các ngân hàng trong nước điều hành lãi suất ngoại tệ. Một số ngân hàng quốc doanh chọn lãi suất SIBOR với biên độ +0,25% để xác định lãi suất huy động.
Nhưng với những quyết định nóng hổi trong tuần qua, những "rào cản" kỹ thuật đó đã bị phá vỡ. Đầu tháng này, khi thị trường thế giới đón nhận quyết định giữ nguyên mức lãi suất 5,25% của FED thì ở trong nước, lãi suất USD cũng bắt đầu vào cuộc đua mới.
Trong đợt tăng hiện nay, phổ biến là lãi suất huy động USD, nhưng báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm của Ngân hàng Nhà nước khẳng định các ngân hàng thương mại không có nhu cầu xin mua ngoại tệ từ mình; lãnh đạo một số ngân hàng cổ phần lớn cũng khẳng định nguồn vốn khả dụng đang dư thừa, thậm chí còn lo tính tới phương án giải ngân.
Vậy vì sao tăng lãi suất? Bà Lê Thanh Cẩm, Giám đốc khối Nguồn vốn của ABBank, giải thích rằng, hiện nay nhu cầu của các doanh nghiệp mua USD để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu tăng cao và đây là nguyên nhân ABBank cần phải tăng lãi suất huy động USD.
Còn theo giải thích trong thông báo của Sacombank hay Eximbank, nguyên nhân cũng là do xu hướng tăng lãi suất huy động USD để đáp ứng nhu cầu vay của các doanh nghiệp. Ngoài ra, khi một số ngân hàng lớn tăng lãi suất, các ngân hàng nhỏ buộc phải tăng theo để cạnh tranh.
Và đây là một lo ngại mà ông Nguyễn Khắc Thân, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) đề cập tới. Ở một diễn biến khác, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sau khi mua vào 7 tỷ USD 5 tháng đầu năm, lượng ngoại tệ chào bán trên thị trường đã có dấu hiệu giảm đi. Mặt khác, tác động từ chính sách hút 7 tỷ USD đó cũng đã bắt đầu thể hiện. Cung ngoại tệ giảm trong khi cầu ngoại tệ cho nhập khẩu tăng cùng với áp lực cạnh tranh đang được xem là những nguyên nhân chính.
Những áp lực đó sẽ được hạn chế khi VND được đưa vào thanh toán xuất nhập khẩu theo đề án vừa được Thủ tướng Chính phủ thông qua, nhưng đó là định hướng từ năm 2010.
Cuối tháng 6, đại diện các ngân hàng thương mại đã ngồi lại với nhau để nhận định về diễn biến lãi suất. Hiệp hội Ngân hàng cũng vừa đưa ra thông điệp bình ổn công cụ huy động này theo thỏa thuận từ tháng 4/2007. Nhưng ngay sau đó, các ngân hàng thương mại cổ phần đã đồng loạt đẩy lãi suất ngoại tệ lên một mức cao mới.
Từ đầu năm, lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được ngầm định như một rào cản để các ngân hàng trong nước điều hành lãi suất ngoại tệ. Một số ngân hàng quốc doanh chọn lãi suất SIBOR với biên độ +0,25% để xác định lãi suất huy động.
Nhưng với những quyết định nóng hổi trong tuần qua, những "rào cản" kỹ thuật đó đã bị phá vỡ. Đầu tháng này, khi thị trường thế giới đón nhận quyết định giữ nguyên mức lãi suất 5,25% của FED thì ở trong nước, lãi suất USD cũng bắt đầu vào cuộc đua mới.
Trong đợt tăng hiện nay, phổ biến là lãi suất huy động USD, nhưng báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm của Ngân hàng Nhà nước khẳng định các ngân hàng thương mại không có nhu cầu xin mua ngoại tệ từ mình; lãnh đạo một số ngân hàng cổ phần lớn cũng khẳng định nguồn vốn khả dụng đang dư thừa, thậm chí còn lo tính tới phương án giải ngân.
Vậy vì sao tăng lãi suất? Bà Lê Thanh Cẩm, Giám đốc khối Nguồn vốn của ABBank, giải thích rằng, hiện nay nhu cầu của các doanh nghiệp mua USD để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu tăng cao và đây là nguyên nhân ABBank cần phải tăng lãi suất huy động USD.
Còn theo giải thích trong thông báo của Sacombank hay Eximbank, nguyên nhân cũng là do xu hướng tăng lãi suất huy động USD để đáp ứng nhu cầu vay của các doanh nghiệp. Ngoài ra, khi một số ngân hàng lớn tăng lãi suất, các ngân hàng nhỏ buộc phải tăng theo để cạnh tranh.
Và đây là một lo ngại mà ông Nguyễn Khắc Thân, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) đề cập tới. Ở một diễn biến khác, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sau khi mua vào 7 tỷ USD 5 tháng đầu năm, lượng ngoại tệ chào bán trên thị trường đã có dấu hiệu giảm đi. Mặt khác, tác động từ chính sách hút 7 tỷ USD đó cũng đã bắt đầu thể hiện. Cung ngoại tệ giảm trong khi cầu ngoại tệ cho nhập khẩu tăng cùng với áp lực cạnh tranh đang được xem là những nguyên nhân chính.
Những áp lực đó sẽ được hạn chế khi VND được đưa vào thanh toán xuất nhập khẩu theo đề án vừa được Thủ tướng Chính phủ thông qua, nhưng đó là định hướng từ năm 2010.