Đồng loạt xin giảm giá bán lẻ dầu hỏa
Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dùng đến “quyền tự quyết” để chủ động đề nghị giảm giá
Ngay sau khi Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) “khai hỏa” trình phương án giảm giá bán lẻ dầu hỏa 1.000 đồng/lít xuống còn 17.000 đồng/lít và được thông qua, tất cả các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này đều có phương án giảm giá bán lẻ dầu hỏa gửi đến Bộ Tài chính.
Cho đến ngày 1/10, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này như Petrolimex, Petec, Saigon Petro... đều đã được chấp thuận giảm giá bán lẻ xăng dầu về bằng với mức giá của Petrolimex.
Kể từ ngày 16/9 vừa qua, sau khi giá dầu diesel được điều chỉnh theo cơ chế thị trường và chính thức áp dụng cơ chế điều hành giá theo cơ chế này đối với tất cả các mặt hàng xăng, dầu hỏa, dầu diesel thì đây là lần đầu tiên các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dùng đến “quyền tự quyết” về giá bán lẻ xăng dầu để chủ động đề nghị giảm giá theo xu hướng giá trên thế giới.
Trao đổi với VnEconomy, ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Petrolimex cho biết mức giá dầu hỏa mới được áp dụng ứng với giá dầu thế giới đang trong khoảng 100 USD/thùng.
"Quyết định giảm giá của Petrolimex là nhằm trước hết tháo gỡ khó khăn cho đồng bào nghèo, khu vực chịu thiên tai chứ không chỉ do kinh doanh đã có lãi", ông Dũng nói.
Nhìn nhận về động thái này, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng đây là phương án tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, cần trong bối cảnh hiện nay.
Đồng quan điểm này, ông Dũng cho rằng thị trường kinh doanh xăng dầu sẽ trở nên cạnh tranh hơn sau sự khởi đầu giảm giá dầu hỏa của Petrolimex. Quan trọng hơn, “nó đánh tan quan điểm cho rằng các doanh nghiệp cấu kết nhau làm giá”, ông Dũng nói.
Về tác động của đợt giảm giá dầu hỏa, một chuyên gia phân tích của Tổng cục Thống kê cho rằng việc giảm giá mặt hàng này không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 bởi mặt hàng dầu hỏa chiếm vị trí rất “khiêm tốn” trong nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt - hiện chiếm khoảng 10% quyền số CPI.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng ý nghĩa xã hội của đợt giảm giá dầu hỏa lớn hơn nhiều bởi đây là mặt hàng chủ yếu được tiêu thụ tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…
Trước biến động giá dầu thế giới, Cục trưởng Cục Quản lý giá còn cho rằng nếu giá mặt hàng này giảm về mức dưới 100 USD/thùng, người tiêu dùng có quyền mong đợi một đợt giảm giá bán lẻ xăng và dầu diezen vào thời gian tới.
Còn về phía Petrolimex, ông Dũng nói doanh nghiệp này cũng đang theo dõi sát diễn biến giá dầu trên thế giới để có chính sách giá thích hợp.
Tuy nhiên, theo ông, việc điều chỉnh giá xăng dầu còn phụ thuộc vào động thái từ phía Chính phủ có thay đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu hay không.
Cho đến ngày 1/10, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này như Petrolimex, Petec, Saigon Petro... đều đã được chấp thuận giảm giá bán lẻ xăng dầu về bằng với mức giá của Petrolimex.
Kể từ ngày 16/9 vừa qua, sau khi giá dầu diesel được điều chỉnh theo cơ chế thị trường và chính thức áp dụng cơ chế điều hành giá theo cơ chế này đối với tất cả các mặt hàng xăng, dầu hỏa, dầu diesel thì đây là lần đầu tiên các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dùng đến “quyền tự quyết” về giá bán lẻ xăng dầu để chủ động đề nghị giảm giá theo xu hướng giá trên thế giới.
Trao đổi với VnEconomy, ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Petrolimex cho biết mức giá dầu hỏa mới được áp dụng ứng với giá dầu thế giới đang trong khoảng 100 USD/thùng.
"Quyết định giảm giá của Petrolimex là nhằm trước hết tháo gỡ khó khăn cho đồng bào nghèo, khu vực chịu thiên tai chứ không chỉ do kinh doanh đã có lãi", ông Dũng nói.
Nhìn nhận về động thái này, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng đây là phương án tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, cần trong bối cảnh hiện nay.
Đồng quan điểm này, ông Dũng cho rằng thị trường kinh doanh xăng dầu sẽ trở nên cạnh tranh hơn sau sự khởi đầu giảm giá dầu hỏa của Petrolimex. Quan trọng hơn, “nó đánh tan quan điểm cho rằng các doanh nghiệp cấu kết nhau làm giá”, ông Dũng nói.
Về tác động của đợt giảm giá dầu hỏa, một chuyên gia phân tích của Tổng cục Thống kê cho rằng việc giảm giá mặt hàng này không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 bởi mặt hàng dầu hỏa chiếm vị trí rất “khiêm tốn” trong nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt - hiện chiếm khoảng 10% quyền số CPI.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng ý nghĩa xã hội của đợt giảm giá dầu hỏa lớn hơn nhiều bởi đây là mặt hàng chủ yếu được tiêu thụ tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…
Trước biến động giá dầu thế giới, Cục trưởng Cục Quản lý giá còn cho rằng nếu giá mặt hàng này giảm về mức dưới 100 USD/thùng, người tiêu dùng có quyền mong đợi một đợt giảm giá bán lẻ xăng và dầu diezen vào thời gian tới.
Còn về phía Petrolimex, ông Dũng nói doanh nghiệp này cũng đang theo dõi sát diễn biến giá dầu trên thế giới để có chính sách giá thích hợp.
Tuy nhiên, theo ông, việc điều chỉnh giá xăng dầu còn phụ thuộc vào động thái từ phía Chính phủ có thay đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu hay không.