Đột phá quy hoạch để hấp dẫn các nhà đầu tư
Hơn 1000 tỷ đồng được các doanh nghiệp cam kết đầu tư vào huyện Bình Liêu, Quảng Ninh
14 biên bản ghi nhớ vừa được ký kết giữa các nhà đầu tư với huyện Bình Liêu, Quảng Ninh với tổng mức đầu tư 1.168 tỷ đồng.
Cụ thể, các dự án được ký kết bao gồm 5 dự án về dịch vụ vận tải và logictic, 5 dự án cho phát triển du lịch, dịch vụ, còn lại là các dự án nuôi trồng, chế biến, sản xuất các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương.
Các biên bản này vừa được ký tại hội Hội nghị công bố 3 Quy hoạch chiến lược: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 vùng xây dựng tập trung và các khu phát triển phân tán, khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn; Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 đến năm 2030 và tầm nhìn ngoài năm 2030 Trung tâm thị trấn Bình Liêu.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh, các qui hoạch thể hiện rõ được tính chân thực, có tính kế thừa, có tư duy đột phá, tạo được sự khác biệt, tính cạnh tranh cao.
Đây là cơ sở, là nền tảng để tạo sự hấp dẫn thu hút được các dự án, các nguồn lực từ các nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Sơn Hà, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần vận tải biển và xuất nhập khẩu Quảng Ninh cho biết, công ty dự kiến sẽ đầu tư khoảng 120 tỷ đồng cho hệ thống kho bãi, vận tải tại khu vực cửa khẩu Hoành Mô. Đây được xem là dự án đi trước, đón đầu của công ty bởi theo dự đoán, trong thời gian tới giao thương qua cửa khẩu Móng Cái có thể quá tải.
Tại cuộc tọa đàm xúc tiến đầu tư cho Bình Liêu, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng, để thực hiện hóa được các qui hoạch này rõ ràng cần phải có một lộ trình dài, còn rất nhiều việc phải làm và không ít khó khăn.
Tuy nhiên, Bình Liêu có đường biên giới khá dài, có sự đa dạng văn hóa của các đồng bào dân tộc, khí hậu mát mẻ, tài nguyên nước trù phú rất thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi, có cửa khẩu biên giới với Trung Quốc….
Chính những nét đặc thù đó là sự khác biệt, là thế mạnh, để thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp, du lịch và thương mại. Sự khác biệt này tạo sự đối xứng với Hạ Long, Vân Đồn, tạo thành chuỗi các giá trị manh tính liên hoàn cho sự phát triển tổng thể, bền vững của Quảng Ninh và khu vực.
Ông Nguyễn Hữu Thủy, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh chia sẻ, có rất nhiều cơ hội cho đầu tư phát triển các ngành tại đây như: du lịch cộng đồng, sinh thái, sản xuất chế biến các sản phẩm đặc trưng của địa phương thành những thương hiệu cao cấp như miến dong, quế, hồi và dược liệu quí hiếm, phát triển về thương mại, dịch vụ, logictic…
“Do Bình Liêu có khoảng cách xa, chi phí cho đầu tư sẽ lớn, lực lượng lao động mỏng, trình độ còn hạn chế, nên cần cần kịp thời có những chính sách ưu đãi cụ thể trong vấn đề vốn, trong các thủ tục hành chính, trong giá đất, mặt bằng …để khuyến khích các nhà đầu tư”, ông Thuỷ đề nghị.
Cụ thể, các dự án được ký kết bao gồm 5 dự án về dịch vụ vận tải và logictic, 5 dự án cho phát triển du lịch, dịch vụ, còn lại là các dự án nuôi trồng, chế biến, sản xuất các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương.
Các biên bản này vừa được ký tại hội Hội nghị công bố 3 Quy hoạch chiến lược: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 vùng xây dựng tập trung và các khu phát triển phân tán, khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn; Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 đến năm 2030 và tầm nhìn ngoài năm 2030 Trung tâm thị trấn Bình Liêu.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh, các qui hoạch thể hiện rõ được tính chân thực, có tính kế thừa, có tư duy đột phá, tạo được sự khác biệt, tính cạnh tranh cao.
Đây là cơ sở, là nền tảng để tạo sự hấp dẫn thu hút được các dự án, các nguồn lực từ các nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Sơn Hà, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần vận tải biển và xuất nhập khẩu Quảng Ninh cho biết, công ty dự kiến sẽ đầu tư khoảng 120 tỷ đồng cho hệ thống kho bãi, vận tải tại khu vực cửa khẩu Hoành Mô. Đây được xem là dự án đi trước, đón đầu của công ty bởi theo dự đoán, trong thời gian tới giao thương qua cửa khẩu Móng Cái có thể quá tải.
Tại cuộc tọa đàm xúc tiến đầu tư cho Bình Liêu, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng, để thực hiện hóa được các qui hoạch này rõ ràng cần phải có một lộ trình dài, còn rất nhiều việc phải làm và không ít khó khăn.
Tuy nhiên, Bình Liêu có đường biên giới khá dài, có sự đa dạng văn hóa của các đồng bào dân tộc, khí hậu mát mẻ, tài nguyên nước trù phú rất thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi, có cửa khẩu biên giới với Trung Quốc….
Chính những nét đặc thù đó là sự khác biệt, là thế mạnh, để thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp, du lịch và thương mại. Sự khác biệt này tạo sự đối xứng với Hạ Long, Vân Đồn, tạo thành chuỗi các giá trị manh tính liên hoàn cho sự phát triển tổng thể, bền vững của Quảng Ninh và khu vực.
Ông Nguyễn Hữu Thủy, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh chia sẻ, có rất nhiều cơ hội cho đầu tư phát triển các ngành tại đây như: du lịch cộng đồng, sinh thái, sản xuất chế biến các sản phẩm đặc trưng của địa phương thành những thương hiệu cao cấp như miến dong, quế, hồi và dược liệu quí hiếm, phát triển về thương mại, dịch vụ, logictic…
“Do Bình Liêu có khoảng cách xa, chi phí cho đầu tư sẽ lớn, lực lượng lao động mỏng, trình độ còn hạn chế, nên cần cần kịp thời có những chính sách ưu đãi cụ thể trong vấn đề vốn, trong các thủ tục hành chính, trong giá đất, mặt bằng …để khuyến khích các nhà đầu tư”, ông Thuỷ đề nghị.