Quảng Ninh đặt mục tiêu thành “nơi cần đến và đáng sống”
Địa phương phía Bắc này từng được ví như một "quốc gia thu nhỏ"
Quảng Ninh đang nổi lên như một điểm sáng về thu hút đầu tư, khi không chỉ các tập đoàn lớn trong nước như Vingroup, Sun Group, BIM…, mà hàng loạt tập đoàn lớn của Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Bỉ… cũng đang xúc tiến vào tỉnh này.
Bên cạnh một cuốn “giáo trình” mang nặng tính lý thuyết như nhiều địa phương khác trong thu hút đầu tư, địa phương này cũng đang có những cách làm riêng.
Xác định doanh nghiệp là nhân tố quan trọng nhất, tỉnh xác định ưu tiên hàng đầu là tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất.
Hết quý 2/2015, Quảng Ninh có 516 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng vốn đăng ký 6.500 tỷ đồng, tăng 40% về số lượng, tăng 187% về vốn đăng ký so với cùng kỳ 2014; thu hút thêm 65 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư 1.334 triệu USD, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ 2014.
Đối với doanh nghiệp, một môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thuận lợi, sẽ cần sự kết hợp tổng hòa của nhiều yếu tố như điều kiện vị trí địa lý, hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực, yếu tố thị trường...
Trong khi đó, Quảng Ninh từng được ví như một "quốc gia thu nhỏ", khi có đầy đủ các lĩnh vực như khoáng sản, thuỷ hải sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu…
“Quảng Ninh quyết tâm trở thành tỉnh động lực phía Bắc vào năm 2020, với những mục tiêu cụ thể về du lịch, công nghiệp, nông nghiệp. Hiện thực hóa các mục tiêu trên, một trong những giải pháp mà tỉnh đang tập trung thực hiện đó là đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh”, Phó chủ tịch UBND Quảng Ninh Nguyễn Văn Thành nói.
Khi không ít nhà đầu tư ở nhiều địa phương khác gặp vướng mắc, khó khăn trong thủ tục, giải phóng mặt bằng…, thì vào tháng 7 vừa qua, lãnh đạo Quảng Ninh ra “chỉ thị” cho các ban, ngành trong tỉnh phải "đơn giản hóa" thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, phấn đấu giảm tối đa chi phí về thời gian và tài chính cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Theo bà Vũ Thị Kim Chi, Phó trưởng ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh, tỉnh xác định rõ mục tiêu là phải theo sát, chăm sóc tận tình, trách nhiệm với các nhà đầu tư, doanh nghiệp theo một chu trình khép kín, đồng bộ, ngay từ giai đoạn đầu tiên khi nhà đầu tư có ý định tìm hiểu, cho đến khi họ ra quyết định.
Tuy nhiên, địa phương này cũng nhấn mạnh không thu hút đầu tư bằng mọi giá.
Bản dự thảo kế hoạch triển khai chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 đang được trình lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh phê duyệt, có mục tiêu tổng quát như sau: “Phát triển kinh tế bền vững, nâng cao hiệu quả nguồn lực và giảm phát thải khí nhà kính... Phấn đấu đến năm 2020, Quảng Ninh sẽ là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước thực hiện thành công các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường trong khuôn khổ chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, và xây dựng Quảng Ninh là nơi cần đến và đáng sống”.
Bên cạnh một cuốn “giáo trình” mang nặng tính lý thuyết như nhiều địa phương khác trong thu hút đầu tư, địa phương này cũng đang có những cách làm riêng.
Xác định doanh nghiệp là nhân tố quan trọng nhất, tỉnh xác định ưu tiên hàng đầu là tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất.
Hết quý 2/2015, Quảng Ninh có 516 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng vốn đăng ký 6.500 tỷ đồng, tăng 40% về số lượng, tăng 187% về vốn đăng ký so với cùng kỳ 2014; thu hút thêm 65 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư 1.334 triệu USD, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ 2014.
Đối với doanh nghiệp, một môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thuận lợi, sẽ cần sự kết hợp tổng hòa của nhiều yếu tố như điều kiện vị trí địa lý, hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực, yếu tố thị trường...
Trong khi đó, Quảng Ninh từng được ví như một "quốc gia thu nhỏ", khi có đầy đủ các lĩnh vực như khoáng sản, thuỷ hải sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu…
“Quảng Ninh quyết tâm trở thành tỉnh động lực phía Bắc vào năm 2020, với những mục tiêu cụ thể về du lịch, công nghiệp, nông nghiệp. Hiện thực hóa các mục tiêu trên, một trong những giải pháp mà tỉnh đang tập trung thực hiện đó là đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh”, Phó chủ tịch UBND Quảng Ninh Nguyễn Văn Thành nói.
Khi không ít nhà đầu tư ở nhiều địa phương khác gặp vướng mắc, khó khăn trong thủ tục, giải phóng mặt bằng…, thì vào tháng 7 vừa qua, lãnh đạo Quảng Ninh ra “chỉ thị” cho các ban, ngành trong tỉnh phải "đơn giản hóa" thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, phấn đấu giảm tối đa chi phí về thời gian và tài chính cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Theo bà Vũ Thị Kim Chi, Phó trưởng ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh, tỉnh xác định rõ mục tiêu là phải theo sát, chăm sóc tận tình, trách nhiệm với các nhà đầu tư, doanh nghiệp theo một chu trình khép kín, đồng bộ, ngay từ giai đoạn đầu tiên khi nhà đầu tư có ý định tìm hiểu, cho đến khi họ ra quyết định.
Tuy nhiên, địa phương này cũng nhấn mạnh không thu hút đầu tư bằng mọi giá.
Bản dự thảo kế hoạch triển khai chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 đang được trình lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh phê duyệt, có mục tiêu tổng quát như sau: “Phát triển kinh tế bền vững, nâng cao hiệu quả nguồn lực và giảm phát thải khí nhà kính... Phấn đấu đến năm 2020, Quảng Ninh sẽ là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước thực hiện thành công các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường trong khuôn khổ chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, và xây dựng Quảng Ninh là nơi cần đến và đáng sống”.