Dow Jones mất điểm dù ngành ôtô được giải cứu
Ngày 19/12, ngành ôtô bất ngờ được giải cứu nhưng diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ lại không như kỳ vọng
Ngày 19/12, ngành ôtô bất ngờ được giải cứu nhưng diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ lại không như kỳ vọng.
Hôm thứ Sáu, Nasdaq OMX Group vừa có đề nghị gửi lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) về việc hoãn thời hạn áp dụng quy định hủy niêm yết trên sàn Nasdaq sang tháng 4/2009.
Theo quy định, nếu thị giá cổ phiếu của một công ty xuống dưới 1 USD trong 30 ngày liên tiếp thì sẽ bị sàn Nasdaq cảnh báo để công ty tìm cách nâng giá cổ phiếu lên hoặc đối diện với việc bị hủy niêm yết (quy định này cũng giống tại sàn NYSE). Ngoài ra, còn nhiều quy định mới khác liên quan đến việc hủy niêm yết cổ phiếu tại sàn Nasdaq.
Nasdaq OMX Group cho rằng, thị trường sẽ còn biến động mạnh, nếu việc áp dụng quy định này sớm thì sẽ khiến nhiều công ty phải hủy niêm yết cổ phiếu. SEC sẽ có 30 ngày để trả lời yêu cầu cho Nasdaq OMX Group.
Được biết, để duy trì việc niêm yết cổ phiếu trên sàn Nasdaq, giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu một công ty phải đạt tối thiểu 35 triệu USD. Trong năm 2008 - tính đến ngày 16/12, sàn Nasdaq đã hủy niêm yết cổ phiếu đối với 83 công ty, cao hơn so với mức 48 công ty trong năm 2007 và 52 công ty năm 2006.
Chỉ số Dow Jones giảm 0,3%
Ngày 19/12, Chính phủ Mỹ thông báo sẽ cho hai tập đoàn General Motors và Chrysler được vay 17,4 tỷ USD từ nguồn quỹ “Chương trình giải trừ các tài sản xấu” –TARP trị giá 700 tỷ USD.
Theo kế hoạch, General Motors, Chrysler sẽ được tiếp cận một khoản vay ngắn hạn trị giá 13,4 tỷ USD và đến tháng 1/2009 sẽ được vay 4 tỷ USD còn lại.
Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Bush nói: “Người Mỹ muốn các công ty ôtô tiếp tục hoạt động và tôi đã làm như vậy”.
Liên quan tới khối ngân hàng, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's vừa công bố một danh sách các ngân hàng bị hạ triển vọng. Theo đó Bank of America bị hạ triển vọng từ “AA” xuống “AA-“; Ngân hàng Citibank bị hạ triển vọng từ “AA-” xuống “A+”; Goldman Sachs bị hạ từ “AA-” xuống “A”; Ngân hàng Morgan Stanley bị hạ từ “AA” xuống “A”...
Diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ trong ngày 19/12 đã không như kỳ vọng khi ngành công nghiệp ôtô được giải cứu. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng điểm với biên độ không đáng kể, trong khi đó, chỉ số Dow Jones lại giảm điểm.
Trong ngày giao dịch, các chỉ số chứng khoán có lúc đã tăng từ 2-2,5% nhưng sau đó thị trường rơi vào xu hướng giảm điểm. Dù vậy, điểm đáng chú ý nhất là tính thanh khoản được cải thiện rõ nét khi khối lượng giao dịch trên sàn New York đã tăng gần gấp đôi so với phiên trước đó.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất ôtô đồng loạt tăng điểm sau khi Chính phủ công bố hỗ trợ ngành này, trong đó cổ phiếu của General Motors tăng 23% lên 4,49 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Ford lên 3,9% lên 2,95 USD/cổ phiếu.
Cổ phiếu khối năng lượng đã đồng loạt mất điểm khi giá dầu giảm ngày thứ sáu liên tiếp và đang ở ngưỡng 33,87 USD/thùng – mức thấp nhất kể từ 10/2/2004. Trong ngày giao dịch cuối tuần, cổ phiếu Exxon Mobil giảm 2,6% xuống mức 75,02 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Chevron mất 3% xuống 33,87 USD/cổ phiếu.
Trên sàn Nasdaq, nhiều cổ phiếu khối công nghệ đã tăng mạnh, trong đó cổ phiếu của Research in Motion – nhà sản xuất điện thoại BlackBerry, đã tăng 11,4%; cổ phiếu Oracle lên 7%...
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 25,88 điểm, tương đương -0,3%, đóng cửa ở mức 8.579,11 – giảm 0,59% trong tuần và thấp hơn 35,32% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 11,95 điểm, tương đương 0,77%, chốt ở mức 1.564,32 – tăng 1,53% so với tuần trước và mất 41,02% giá trị trong năm 2008.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 2,6 điểm, tương đương 0,29%, đóng cửa ở mức 887,88 – tăng 0,26% so với tuần trước nhưng thấp hơn 39,55% so với đầu năm 2008.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 2,42 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,74 tỷ cổ phiếu. Trên cả hai sàn giao dịch, thị trường cứ có 5 cổ phiếu lên điểm thì có 3 cổ phiếu mất điểm.
Chứng khoán châu Á đang dần phục hồi
Chứng khoán châu Á đã có diễn biến trái chiều khi thị trường Nhật, Hồng Kông, Trung Quốc, Ấn Độ đã giảm điểm trong khi các thị trường khác vẫn duy trì được đà tăng điểm với biên độ dưới 1%.
Dù không có được một phiên giao dịch thành công trọn vẹn nhưng tính chung cả tuần, các thị trường đã tăng mạnh từ 2,7% đến 7%.
Liên quan đến thị trường Nhật, hôm thứ Sáu, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vừa hạ lãi suất cơ bản đồng Yên của nước này từ mức 0,3% về mức 0,1%.
Bên cạnh đó, BoJ cũng tuyên bố kế hoạch tạm thời mua vào thương phiếu do các công ty phát hành và tăng lượng mua vào trái phiếu Chính phủ hàng tháng để hỗ trợ thanh khoản cho các doanh nghiệp.
Cũng trong ngày 19/12, Chính phủ Nhật tuyên bố sẽ mua vào khoảng 20.000 tỷ Yên, tương đương 223 tỷ USD, trị giá cổ phiếu do các ngân hàng nắm giữ để giúp các ngân hàng có thêm tiền mặt.
Chứng khoán Nhật đã giảm gần 1% trong ngày 19/12 bất chấp việc BoJ hạ lãi suất cơ bản. Giá dầu giảm mạnh đã khiến cổ phiếu khối năng lượng mất điểm với biên độ lớn, trong đó cổ phiếu Nippon Oil Corp mất 4,6%, cổ phiếu Inpex trượt 5,9%, Showa Shell Sekiyu hạ 0,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 78,71 điểm, tương đương -0,91%, chốt ở mức 8.588,52 – tăng 4,3% so với tuần trước. Khối lượng giao dịch đạt 1,9 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,29 điểm, tương ứng -0,01%, chốt ở mức 4.694,52 - cao hơn 4,76% so với tuần trước.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 5,06 điểm, tương đương 0,43%, chốt ở mức 1.180,97 - tăng 7% so với tuần trước.
Chỉ số ASX của Australia lên 25,5 điểm, tương đương 0,72%, đóng cửa ở mức 3.547,2 – tăng 2,74% giá trị trong tuần.
Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ hạ 55,01 điểm, tương đương -0,55%, chốt ở mức 10.021,42 – tăng 3,4% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 3,97 điểm, tương đương -0,22%, chốt ở mức 1.794,98 – tăng 3,1% so với tuần trước.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 280,6 điểm, tương đương -1,81%, đóng cửa ở mức 15.217,21 – cao hơn 3,1% so với tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 2,77 điểm, tương ứng 0,14%, đóng cửa ở mức 2.018,46 – tăng 3,28% giá trị trong tuần.
Hôm thứ Sáu, Nasdaq OMX Group vừa có đề nghị gửi lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) về việc hoãn thời hạn áp dụng quy định hủy niêm yết trên sàn Nasdaq sang tháng 4/2009.
Theo quy định, nếu thị giá cổ phiếu của một công ty xuống dưới 1 USD trong 30 ngày liên tiếp thì sẽ bị sàn Nasdaq cảnh báo để công ty tìm cách nâng giá cổ phiếu lên hoặc đối diện với việc bị hủy niêm yết (quy định này cũng giống tại sàn NYSE). Ngoài ra, còn nhiều quy định mới khác liên quan đến việc hủy niêm yết cổ phiếu tại sàn Nasdaq.
Nasdaq OMX Group cho rằng, thị trường sẽ còn biến động mạnh, nếu việc áp dụng quy định này sớm thì sẽ khiến nhiều công ty phải hủy niêm yết cổ phiếu. SEC sẽ có 30 ngày để trả lời yêu cầu cho Nasdaq OMX Group.
Được biết, để duy trì việc niêm yết cổ phiếu trên sàn Nasdaq, giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu một công ty phải đạt tối thiểu 35 triệu USD. Trong năm 2008 - tính đến ngày 16/12, sàn Nasdaq đã hủy niêm yết cổ phiếu đối với 83 công ty, cao hơn so với mức 48 công ty trong năm 2007 và 52 công ty năm 2006.
Chỉ số Dow Jones giảm 0,3%
Ngày 19/12, Chính phủ Mỹ thông báo sẽ cho hai tập đoàn General Motors và Chrysler được vay 17,4 tỷ USD từ nguồn quỹ “Chương trình giải trừ các tài sản xấu” –TARP trị giá 700 tỷ USD.
Theo kế hoạch, General Motors, Chrysler sẽ được tiếp cận một khoản vay ngắn hạn trị giá 13,4 tỷ USD và đến tháng 1/2009 sẽ được vay 4 tỷ USD còn lại.
Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Bush nói: “Người Mỹ muốn các công ty ôtô tiếp tục hoạt động và tôi đã làm như vậy”.
Liên quan tới khối ngân hàng, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's vừa công bố một danh sách các ngân hàng bị hạ triển vọng. Theo đó Bank of America bị hạ triển vọng từ “AA” xuống “AA-“; Ngân hàng Citibank bị hạ triển vọng từ “AA-” xuống “A+”; Goldman Sachs bị hạ từ “AA-” xuống “A”; Ngân hàng Morgan Stanley bị hạ từ “AA” xuống “A”...
Diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ trong ngày 19/12 đã không như kỳ vọng khi ngành công nghiệp ôtô được giải cứu. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng điểm với biên độ không đáng kể, trong khi đó, chỉ số Dow Jones lại giảm điểm.
Trong ngày giao dịch, các chỉ số chứng khoán có lúc đã tăng từ 2-2,5% nhưng sau đó thị trường rơi vào xu hướng giảm điểm. Dù vậy, điểm đáng chú ý nhất là tính thanh khoản được cải thiện rõ nét khi khối lượng giao dịch trên sàn New York đã tăng gần gấp đôi so với phiên trước đó.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất ôtô đồng loạt tăng điểm sau khi Chính phủ công bố hỗ trợ ngành này, trong đó cổ phiếu của General Motors tăng 23% lên 4,49 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Ford lên 3,9% lên 2,95 USD/cổ phiếu.
Cổ phiếu khối năng lượng đã đồng loạt mất điểm khi giá dầu giảm ngày thứ sáu liên tiếp và đang ở ngưỡng 33,87 USD/thùng – mức thấp nhất kể từ 10/2/2004. Trong ngày giao dịch cuối tuần, cổ phiếu Exxon Mobil giảm 2,6% xuống mức 75,02 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Chevron mất 3% xuống 33,87 USD/cổ phiếu.
Trên sàn Nasdaq, nhiều cổ phiếu khối công nghệ đã tăng mạnh, trong đó cổ phiếu của Research in Motion – nhà sản xuất điện thoại BlackBerry, đã tăng 11,4%; cổ phiếu Oracle lên 7%...
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 25,88 điểm, tương đương -0,3%, đóng cửa ở mức 8.579,11 – giảm 0,59% trong tuần và thấp hơn 35,32% so với cùng kỳ năm ngoái.
Biểu đồ diễn biến của 3 chỉ số chính ở Mỹ trong tuần - Nguồn: G.Finance
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 11,95 điểm, tương đương 0,77%, chốt ở mức 1.564,32 – tăng 1,53% so với tuần trước và mất 41,02% giá trị trong năm 2008.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 2,6 điểm, tương đương 0,29%, đóng cửa ở mức 887,88 – tăng 0,26% so với tuần trước nhưng thấp hơn 39,55% so với đầu năm 2008.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 2,42 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,74 tỷ cổ phiếu. Trên cả hai sàn giao dịch, thị trường cứ có 5 cổ phiếu lên điểm thì có 3 cổ phiếu mất điểm.
Chứng khoán châu Á đang dần phục hồi
Chứng khoán châu Á đã có diễn biến trái chiều khi thị trường Nhật, Hồng Kông, Trung Quốc, Ấn Độ đã giảm điểm trong khi các thị trường khác vẫn duy trì được đà tăng điểm với biên độ dưới 1%.
Dù không có được một phiên giao dịch thành công trọn vẹn nhưng tính chung cả tuần, các thị trường đã tăng mạnh từ 2,7% đến 7%.
Liên quan đến thị trường Nhật, hôm thứ Sáu, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vừa hạ lãi suất cơ bản đồng Yên của nước này từ mức 0,3% về mức 0,1%.
Bên cạnh đó, BoJ cũng tuyên bố kế hoạch tạm thời mua vào thương phiếu do các công ty phát hành và tăng lượng mua vào trái phiếu Chính phủ hàng tháng để hỗ trợ thanh khoản cho các doanh nghiệp.
Cũng trong ngày 19/12, Chính phủ Nhật tuyên bố sẽ mua vào khoảng 20.000 tỷ Yên, tương đương 223 tỷ USD, trị giá cổ phiếu do các ngân hàng nắm giữ để giúp các ngân hàng có thêm tiền mặt.
Chứng khoán Nhật đã giảm gần 1% trong ngày 19/12 bất chấp việc BoJ hạ lãi suất cơ bản. Giá dầu giảm mạnh đã khiến cổ phiếu khối năng lượng mất điểm với biên độ lớn, trong đó cổ phiếu Nippon Oil Corp mất 4,6%, cổ phiếu Inpex trượt 5,9%, Showa Shell Sekiyu hạ 0,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 78,71 điểm, tương đương -0,91%, chốt ở mức 8.588,52 – tăng 4,3% so với tuần trước. Khối lượng giao dịch đạt 1,9 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,29 điểm, tương ứng -0,01%, chốt ở mức 4.694,52 - cao hơn 4,76% so với tuần trước.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 5,06 điểm, tương đương 0,43%, chốt ở mức 1.180,97 - tăng 7% so với tuần trước.
Chỉ số ASX của Australia lên 25,5 điểm, tương đương 0,72%, đóng cửa ở mức 3.547,2 – tăng 2,74% giá trị trong tuần.
Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ hạ 55,01 điểm, tương đương -0,55%, chốt ở mức 10.021,42 – tăng 3,4% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 3,97 điểm, tương đương -0,22%, chốt ở mức 1.794,98 – tăng 3,1% so với tuần trước.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 280,6 điểm, tương đương -1,81%, đóng cửa ở mức 15.217,21 – cao hơn 3,1% so với tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 2,77 điểm, tương ứng 0,14%, đóng cửa ở mức 2.018,46 – tăng 3,28% giá trị trong tuần.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.604,99 | 8.579,11 | 25,88 | 0,30 |
Nasdaq | 1.552,37 | 1.564,32 | 11,95 | 0,77 | |
S&P 500 | 885,28 | 887,88 | 2,60 | 0,29 | |
Anh | FTSE 100 | 4.330,66 | 4.286,93 | 43,73 | 1,01 |
Đức | DAX | 4.756,40 | 4.696,70 | 59,70 | 1,26 |
Pháp | CAC 40 | 3.234,15 | 3.225,90 | 8,25 | 0,26 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.694,81 | 4.694,52 | 0,29 | 0,01 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.667,23 | 8.588,52 | 78,71 | 0,91 |
Hồng Kông | Hang Seng | 15.464,17 | 15.217,21 | 280,60 | 1,81 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.175,91 | 1.180,97 | 5,06 | 0,43 |
Singapore | Straits Times | 1.789,73 | 1.794,98 | 3,97 | 0,22 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.015,69 | 2.018,46 | 2,77 | 0,14 |
Ấn Độ | BSE 30 | 9.959,77 | 10.021,42 | 55,01 | 0,55 |
Australia | ASX | 3.521,70 | 3.547,20 | 25,50 | 0,72 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |