Dự án 3 tỷ USD của Hoà Phát tính lại loại thép sản xuất
Hoà Phát đã có điều chỉnh cơ cấu sản phẩm tại dự án Khu liên hợp thép Dung Quất có vốn đầu tư gần 3 tỷ USD
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải vừa ký văn bản trả lời Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc điều chỉnh quy hoạch dự án Khu liên hợp thép tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi).
Theo Bộ Công Thương, dự án liên hợp sản xuất gang thép tại Khu kinh tế Dung Quất được Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (mã HPG) đề xuất trên cơ sở kế thừa dự án Liên hợp thép Quảng Ngãi (Guang Lian) của nhà đầu tư Đài Loan đã có trong Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối thép giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025 đã được phê duyệt.
Theo kế hoạch mà Quảng Ngãi trình Bộ Công Thương, dự án thép được triển khai làm hai giai đoạn.
Cụ thể, từ năm 2017 - 2019 Hoà Phát sẽ sản xuất 2 triệu tấn thép dài bao gồm 1 triệu tấn thép dài xây dựng và 1 triệu tấn thép dài chất lượng cao. Giai đoạn từ 2020 - 2022, Hoà Phát sẽ mở rộng sản xuất 2 triệu tấn thép dẹt cán nóng.
Bộ Công Thương cho biết, so với Dự án của Guang Lian trước đó quy mô 7 triệu tấn/năm bao gồm 6 triệu tấn thép dẹt và 1 triệu tấn thép dài, thì dự án của Hoà Phát đề xuất có quy mô nhỏ hơn. Cơ cấu sản phẩm cũng có sự thay đổi gồm hướng đến các loại thép chất lượng cao phục vụ cơ khí chế tạo.
"Quy mô và cơ cấu sản phẩm nêu trên phù hợp với quy mô và định hướng phát triển ngành thép trong thời gian tới”, Bộ Công Thương cho biết. Quá trình thẩm định và phê duyệt Quy hoạch theo quy định của pháp luật, song Bộ Công Thương cho biết sẽ điều chỉnh quy hoạch về quy mô và cơ cấu sản phẩm của Dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hoà Phát Dung Quất như đề xuất trên.
Như vậy về cơ cấu sản phẩm, Hoà Phát cũng đã có thay đổi đáng kể so với đề xuất trước đó lên tỉnh Quảng Ngãi về việc tiếp quản Dự án nhà máy thép Guang Lian Dung Quất đã đình trệ 10 năm. Trước đó, Hoà Phát dự định công suất 4 triệu tấn/năm nhưng chủ yếu làm thép xây dựng (thép thanh vằn), thép cuộn chất lượng cao và các loại thép cuộn cán nóng.
Tổng công suất các dự án đang xây dựng tại Việt Nam cùng với cuộc khủng hoảng thừa ngành thép chưa có dấu hiệu thuyên giảm, việc thay đổi cơ cấu sản phẩm của Hoà Phát là cần thiết để hướng đến việc nâng cao cạnh tranh, bổ sung vào các phân khúc thép chất lượng cao mà Việt Nam vẫn đang rất thiếu, đặc biệt là thép chế tạo.
Theo đề xuất của Hoà Phát, dự án có tổng vốn đầu tư 60.000 tỷ đồng. Doanh thu dự kiến của dự án sau khi hoàn thành là khoảng 2 tỷ USD và tạo công ăn việc làm cho 8.000 lao động.
Theo Bộ Công Thương, dự án liên hợp sản xuất gang thép tại Khu kinh tế Dung Quất được Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát (mã HPG) đề xuất trên cơ sở kế thừa dự án Liên hợp thép Quảng Ngãi (Guang Lian) của nhà đầu tư Đài Loan đã có trong Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối thép giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025 đã được phê duyệt.
Theo kế hoạch mà Quảng Ngãi trình Bộ Công Thương, dự án thép được triển khai làm hai giai đoạn.
Cụ thể, từ năm 2017 - 2019 Hoà Phát sẽ sản xuất 2 triệu tấn thép dài bao gồm 1 triệu tấn thép dài xây dựng và 1 triệu tấn thép dài chất lượng cao. Giai đoạn từ 2020 - 2022, Hoà Phát sẽ mở rộng sản xuất 2 triệu tấn thép dẹt cán nóng.
Bộ Công Thương cho biết, so với Dự án của Guang Lian trước đó quy mô 7 triệu tấn/năm bao gồm 6 triệu tấn thép dẹt và 1 triệu tấn thép dài, thì dự án của Hoà Phát đề xuất có quy mô nhỏ hơn. Cơ cấu sản phẩm cũng có sự thay đổi gồm hướng đến các loại thép chất lượng cao phục vụ cơ khí chế tạo.
"Quy mô và cơ cấu sản phẩm nêu trên phù hợp với quy mô và định hướng phát triển ngành thép trong thời gian tới”, Bộ Công Thương cho biết. Quá trình thẩm định và phê duyệt Quy hoạch theo quy định của pháp luật, song Bộ Công Thương cho biết sẽ điều chỉnh quy hoạch về quy mô và cơ cấu sản phẩm của Dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hoà Phát Dung Quất như đề xuất trên.
Như vậy về cơ cấu sản phẩm, Hoà Phát cũng đã có thay đổi đáng kể so với đề xuất trước đó lên tỉnh Quảng Ngãi về việc tiếp quản Dự án nhà máy thép Guang Lian Dung Quất đã đình trệ 10 năm. Trước đó, Hoà Phát dự định công suất 4 triệu tấn/năm nhưng chủ yếu làm thép xây dựng (thép thanh vằn), thép cuộn chất lượng cao và các loại thép cuộn cán nóng.
Tổng công suất các dự án đang xây dựng tại Việt Nam cùng với cuộc khủng hoảng thừa ngành thép chưa có dấu hiệu thuyên giảm, việc thay đổi cơ cấu sản phẩm của Hoà Phát là cần thiết để hướng đến việc nâng cao cạnh tranh, bổ sung vào các phân khúc thép chất lượng cao mà Việt Nam vẫn đang rất thiếu, đặc biệt là thép chế tạo.
Theo đề xuất của Hoà Phát, dự án có tổng vốn đầu tư 60.000 tỷ đồng. Doanh thu dự kiến của dự án sau khi hoàn thành là khoảng 2 tỷ USD và tạo công ăn việc làm cho 8.000 lao động.