“Dự án cảng Lạch Huyện đã được nghiên cứu bài bản, nghiêm túc”
Bộ Giao thông Vận tải chính thức có thông cáo báo chí về đề xuất đổi phương án xây cảng 30.000 tỷ của một công ty tư nhân
Tại thông cáo báo chí được phát đi vào chiều qua (26/6), Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục khẳng định dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện) đã được nghiên cứu bài bản, nghiêm túc. Và đề xuất thay đổi vị trí của Công ty TNHH Sơn Trường không khả thi.
Được gửi đến báo chí ngay sau cuộc tọa đàm về đề xuất phương án mới của Sơn Trường với khá nhiều ý kiến đề nghị có thể tạm dừng triển khai dự án để nghiên cứu thêm, bản thông cáo cho biết, đây là một dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải. Hợp phần đầu tư nhà nước (đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển) do Cục Hàng hải Việt Nam là chủ đầu tư, sử dụng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, hiện nay đang trong quá trình triển khai công tác thiết kế chi tiết và chuẩn bị công tác đấu thầu các gói thầu của dự án. Hợp phần đầu tư tư nhân (đầu tư xây dựng 2 bến khởi động) do công ty liên doanh (giữa Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các doanh nghiệp của Nhật Bản) là chủ đầu tư.
Theo thông cáo, quy hoạch chi tiết cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng được nghiên cứu bắt đầu từ năm 2004 xác định lượng hàng thông qua các cảng biển khu vực các tỉnh phía Bắc nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng liên tục tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình trong các năm qua của hàng hóa đạt 19%/năm và hàng container đạt 29%/năm.
Theo quy hoạch, dự báo lượng hàng hóa thông qua nhóm cảng phía Bắc đến năm 2020 là 146 - 176 triệu tấn/năm. Trong khi đó, tổng năng lực của các cảng hiện hữu kể cả sau khi mở rộng cũng chỉ đạt 86 - 90 triệu tấn vào năm 2015 và không thể phát triển thêm để đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa khu vực.
Phát triển Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với cơ sở hạ tầng và công nghệ bốc xếp được đầu tư đồng bộ và hiện đại có khả năng tiếp nhận được tàu container trọng tải lớn từ 4000 - 6000 TEU và lên đến 8.000 TEU trong các giai đoạn sau của dự án (tương đương với tàu trọng tải 100.000 tấn hoạt động trên tuyến vận tải biển xa) hết sức cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội khu vực nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung; phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009, thông cáo nêu rõ.
Việc nghiên cứu luồng tàu Lạch Huyện, theo nội dung tại thông cáo, đã được bắt đầu từ nhiều năm trước đây (những nghiên cứu đầu tiên bắt đầu tư năm 1994) với các nghiên cứu của các công ty, cơ quan tư vấn có uy tín trong nước và quốc tế như: Viện Địa lý - Viện Khoa học Việt Nam, Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải, tư vấn HEACON (Bỉ), các đoàn nghiên cứu của JICA (Nhật Bản)...
Quá trình nghiên cứu, thẩm định, phê duyệt dự án được thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng. Dự án đã được các bộ ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan tham gia ý kiến, các tư vấn có kinh nghiệm thẩm tra, các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành. Mặc dù trong thời gian thực hiện dự án sắp tới còn nhiều vấn đề chủ đầu tư, tư vấn thiết kế cần tiếp tục hoàn chỉnh, tuy nhiên, khối lượng công tác nghiên cứu đến nay đã là rất lớn, quy trình nghiên cứu bài bản, nghiêm túc, có chất lượng để đi đến việc xác định địa điểm, quy hoạch xây dựng và phương án đầu tư xây dựng cảng.
Về đề xuất xây dựng cảng của Công ty TNHH Sơn Trường, nội dung được nêu tại thông cáo cũng là những điều đã được lãnh đạo Bộ khẳng định với VnEconomy. Đó là ý tưởng của Công ty không có cơ sở đảm bảo tính khả thi về kinh tế - kỹ thuật, chi phí đầu tư lớn hơn rất nhiều so với phương án xây dựng cảng liền bờ.
Trong quá trình nghiên cứu các phương án xây dựng cảng cửa ngõ cho khu vực phía Bắc, giai đoạn đầu tiên đã từng đặt vấn đề nghiên cứu phương án xây dựng cảng phía xa bờ với quy mô và phương án đề xuất, tính toán nghiêm túc và có tính khả thi cao hơn so với phương án do Công ty TNHH Sơn Trường đề xuất. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, so sánh, đơn vị tư vấn chuyên ngành cũng đã loại bỏ phương án này, thông cáo viết.
Dự án đầu tư xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với sự cam kết của hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đang trong quá trình gấp rút triển khai, đảm bảo tiến độ, chất lượng với mục tiêu đưa vào khai thác vào năm 2016 nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Hải Phòng và của cả nước, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến 2020 và đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Chánh văn phòng Bộ, ông Nguyễn Văn Lưu khẳng định.
Được gửi đến báo chí ngay sau cuộc tọa đàm về đề xuất phương án mới của Sơn Trường với khá nhiều ý kiến đề nghị có thể tạm dừng triển khai dự án để nghiên cứu thêm, bản thông cáo cho biết, đây là một dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải. Hợp phần đầu tư nhà nước (đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển) do Cục Hàng hải Việt Nam là chủ đầu tư, sử dụng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, hiện nay đang trong quá trình triển khai công tác thiết kế chi tiết và chuẩn bị công tác đấu thầu các gói thầu của dự án. Hợp phần đầu tư tư nhân (đầu tư xây dựng 2 bến khởi động) do công ty liên doanh (giữa Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các doanh nghiệp của Nhật Bản) là chủ đầu tư.
Theo thông cáo, quy hoạch chi tiết cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng được nghiên cứu bắt đầu từ năm 2004 xác định lượng hàng thông qua các cảng biển khu vực các tỉnh phía Bắc nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng liên tục tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình trong các năm qua của hàng hóa đạt 19%/năm và hàng container đạt 29%/năm.
Theo quy hoạch, dự báo lượng hàng hóa thông qua nhóm cảng phía Bắc đến năm 2020 là 146 - 176 triệu tấn/năm. Trong khi đó, tổng năng lực của các cảng hiện hữu kể cả sau khi mở rộng cũng chỉ đạt 86 - 90 triệu tấn vào năm 2015 và không thể phát triển thêm để đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa khu vực.
Phát triển Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với cơ sở hạ tầng và công nghệ bốc xếp được đầu tư đồng bộ và hiện đại có khả năng tiếp nhận được tàu container trọng tải lớn từ 4000 - 6000 TEU và lên đến 8.000 TEU trong các giai đoạn sau của dự án (tương đương với tàu trọng tải 100.000 tấn hoạt động trên tuyến vận tải biển xa) hết sức cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội khu vực nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung; phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009, thông cáo nêu rõ.
Việc nghiên cứu luồng tàu Lạch Huyện, theo nội dung tại thông cáo, đã được bắt đầu từ nhiều năm trước đây (những nghiên cứu đầu tiên bắt đầu tư năm 1994) với các nghiên cứu của các công ty, cơ quan tư vấn có uy tín trong nước và quốc tế như: Viện Địa lý - Viện Khoa học Việt Nam, Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải, tư vấn HEACON (Bỉ), các đoàn nghiên cứu của JICA (Nhật Bản)...
Quá trình nghiên cứu, thẩm định, phê duyệt dự án được thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng. Dự án đã được các bộ ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan tham gia ý kiến, các tư vấn có kinh nghiệm thẩm tra, các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành. Mặc dù trong thời gian thực hiện dự án sắp tới còn nhiều vấn đề chủ đầu tư, tư vấn thiết kế cần tiếp tục hoàn chỉnh, tuy nhiên, khối lượng công tác nghiên cứu đến nay đã là rất lớn, quy trình nghiên cứu bài bản, nghiêm túc, có chất lượng để đi đến việc xác định địa điểm, quy hoạch xây dựng và phương án đầu tư xây dựng cảng.
Về đề xuất xây dựng cảng của Công ty TNHH Sơn Trường, nội dung được nêu tại thông cáo cũng là những điều đã được lãnh đạo Bộ khẳng định với VnEconomy. Đó là ý tưởng của Công ty không có cơ sở đảm bảo tính khả thi về kinh tế - kỹ thuật, chi phí đầu tư lớn hơn rất nhiều so với phương án xây dựng cảng liền bờ.
Trong quá trình nghiên cứu các phương án xây dựng cảng cửa ngõ cho khu vực phía Bắc, giai đoạn đầu tiên đã từng đặt vấn đề nghiên cứu phương án xây dựng cảng phía xa bờ với quy mô và phương án đề xuất, tính toán nghiêm túc và có tính khả thi cao hơn so với phương án do Công ty TNHH Sơn Trường đề xuất. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, so sánh, đơn vị tư vấn chuyên ngành cũng đã loại bỏ phương án này, thông cáo viết.
Dự án đầu tư xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với sự cam kết của hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đang trong quá trình gấp rút triển khai, đảm bảo tiến độ, chất lượng với mục tiêu đưa vào khai thác vào năm 2016 nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Hải Phòng và của cả nước, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến 2020 và đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Chánh văn phòng Bộ, ông Nguyễn Văn Lưu khẳng định.