Dự án “Dubai” của Trung Quốc ế chỏng
Dự án Phoenix Island có thể được xem như biểu tượng của sự phát triển bất động sản bùng nổ tại Trung Quốc
Từng được quảng cáo là “Dubai” của Trung Quốc, một dự án các tòa nhà cao tầng mang hình những cánh buồm nằm trên một hòn đảo nhân tạo giữa biển nhiệt đới ở đảo Hải Nam, đang có khả năng sẽ trở thành một dự án không có người ở.
Hãng tin AFP cho biết, tọa lạc ở thành phố nghỉ dưỡng Tam Á, dự án Phoenix Island có thể được xem như biểu tượng của sự phát triển bất động sản bùng nổ, làm thay đổi bộ mặt đất nước Trung Quốc những năm qua. Tuy nhiên, giá nhà đất tại dự án này đã giảm mạnh trong mấy tháng gần đây, làm lộ ra những yếu điểm được giấu kỹ bấy lâu của nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng đôi khi mất cân bằng của Trung Quốc.
Một khách sạn “7 sao” nằm trong dự án này hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng. Theo nhà chức trách địa phương, khách sạn này sẽ là một “đối thủ nặng ký” cho danh hiệu “kỳ quan thứ 8 của thế giới hiện đại”.
Mặc dù vậy, hòn đảo nhân tạo này gần như vắng bóng người ngoài những nhân viên vệ sinh mặc đồ bảo hộ màu vàng da cam. Những bể bơi dọc bờ biển với mặt nước bể phẳng lặng, in bóng những tòa tháp màu trắng. Một dãy xe Porsche đậu gần đó là một trong những số ít những tín hiệu về sự hiện diện của cuộc sống con người ở nơi này.
Trước kia, các chủ doanh nghiệp Trung Quốc thường nhanh tay tậu căn hộ hạng sang tại các dự án ngay khi các dự án này được chào bán. Tuy nhiên, các nhà môi giới bất động sản cho biết, trong bối cảnh lợi nhuận kinh doanh suy giảm vì kinh tế toàn cầu sa sut, chủ nhân của những căn hộ cao cấp đang tìm cách bán tháo tài sản này càng nhanh càng tốt để có tiền trả nợ cho công ty.
Giá căn hộ ở dự án Phoenix Island đã có lúc đạt mức 150.000 Nhân dân tệ/m2 vào năm 2010. Tuy nhiên, anh Sun Zhe, một nhà môi giới bất động sản trong vùng cho biết, hiện nay, giá căn hộ ở dự án này chỉ còn 70.000 Nhân dân tệ/m2.
“Tôi vừa nhận được cuộc gọi từ một doanh nhân đang rất cần bán nhà”, Sun nói với phóng viên AFP. “Cho dù là đồ chơi hay quần áo, thì thị trường xuất khẩu hiện rất khó khăn... Những người sở hữu bất động sản đang cần có tiền mặt ngay, và họ muốn bán nhà thật nhanh. Họ đang thực sự cảm nhận ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính”, Sun cho biết.
Thống kê chính thức cho thấy, xuất khẩu của Trung Quốc tăng khoảng 8% trong năm 2012, nhưng xuất khẩu của nước này sang thị trường châu Âu giảm khoảng 4% do tác động của khủng hoảng nợ công và suy thoái ở khu vực này.
Cùng với đó, tiền lương gia tăng ở Trung Quốc đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất quần áo, đồ chơi và các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp khác chịu sự suy giảm của tỷ suất lợi nhuận. Điều này không có gì là khó hiểu trong bối cảnh các nền kinh tế mới nổi khác cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc nhằm giành vai trò trung tâm sản xuất hàng giá rẻ của thế giới.
Trong nhiều năm, do không có nhiều lựa chọn đầu tư và lãi suất tiền gửi thấp tại các ngân hàng quốc doanh chỉ ở mức thấp, các chủ doanh nghiệp ở Trung Quốc đã sử dụng bất động sản như một kênh lưu trữ giá trị, đẩy giá nhà đất lên cao chóng mặt ở những thời điểm ăn nên làm ra, nhưng đồng thời cũng gây nguy cơ dẫn tới sự lao dốc mạnh không kém mỗi khi kinh tế rơi vào khó khăn.
“Trung Quốc đã trải qua một thời kỳ cho vay bùng nổ... và nếu những ai dùng bất động sản như một cái két để cất tiền, thì họ càng có nhiều tiền để cất”, ông Patrick Chanovec, một giáo sư thuộc Đại học Tsinghua, nhận xét. “Ở một vài thời điểm, họ muốn rút tiền ra, và khi đó là lúc bạn biết liệu có những người thực sự muốn trả giá cao hay không”.
Phoenix Island nằm trên đảo Hải Nam, một tỉnh nằm ở phía Nam của Trung Quốc, nơi chứng kiến sự tăng giá bất động sản mạnh nhất ở nước này sau khi kế hoạch kích thích kinh tế hồi năm 2008 của Bắc Kinh bơm một lượng tiền khổng lồ vào nền kinh tế. Có thời, khách mua bất động sản ở Hải Nam thậm chí còn dựng lều trên hè phố để chờ mua được nhà khi mà giá nhà tăng hơn 50% chỉ trong vòng có 1 năm.
Tuy nhiên, chính sách thắt chặt tín dụng và hạn chế không cho một người mua nhiều nhà mà Bắc Kinh áp dụng đã “hạ đo ván” giá nhà ở những nơi mà trước kia người Trung Quốc thích mua căn nhà thứ hai, mặc dù giá nhà tại các thành phố lớn của nước này tăng trong mấy tháng gần đây.
Bất động sản là một trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc, chiếm khoảng 14% GDP của nước này trong năm ngoái, đồng thời giữ vai trò hỗ trợ ngành xây dựng có quy mô khổng lồ của nước này. Vì thế, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc không muốn xảy ra sự “xì hơi” của bong bóng địa ốc.
Nhưng song song với đó, những người dân Trung Quốc không đủ khả năng tài chính để mua nhà đã bất bình bình với mức giá nhà cao trong suốt nhiều năm. Với chủ trương đẩy mạnh chống tham nhũng, truyền thông Trung Quốc thời gian gần đây đã đưa nhiều bản tin về giới tham quan của nước này nắm giữ nhiều bất động sản. Trong số đó phải kể tới vụ một quan chức cảnh sát sử dụng giấy tờ tùy thân giả mạo để mua ít nhất 192 bất động sản.
Các khu vực ven biển ở Hải Nam được cho là một địa chỉ mua nhà ưa thích đối với các quan chức có nhiều mối quan hệ. Tuy vậy, các nhà môi giới bất động sản không cho là các quan chức có nhà ở đây sẽ bán tháo nhà vì lo ngại các chính sách chống tham nhũng.
Theo các nhà môi giới bất động sản, các quan chức chỉ chiếm khoảng 20% số người sở hữu nhà ở Hải Nam. Trong khi đó, họ không cho là các quy định mới sẽ được thực hiện nghiêm ngặt. “Luôn có những quy tắc khác cho những người có quan hệ rộng”, một tay môi giới đề nghị giấu tên nói.
Ở một khu vực khác của đảo Hải Nam, dự án Seaview Auspicious Gardens - với những biệt thự ven biển, một dòng sông nhân tạo và một thư viện riêng có 100.000 đầu sách - đã chứng kiến mức giá căn hộ giảm 1/3 từ mức cao 12.000 Nhân dân tệ/m2 vào năm ngoái. 1/3 số căn hộ ở đây vẫn chưa được bán.
“Trước khi Chính phủ đưa ra các biện pháp hạn chế, chúng tôi bán hết veo một dự án như thế này chỉ trong vòng 5 tháng”, cô Yang Qiong, một nhân viên bán hàng của dự án Seaview Auspicious Gardens, cho biết.
Hãng tin AFP cho biết, tọa lạc ở thành phố nghỉ dưỡng Tam Á, dự án Phoenix Island có thể được xem như biểu tượng của sự phát triển bất động sản bùng nổ, làm thay đổi bộ mặt đất nước Trung Quốc những năm qua. Tuy nhiên, giá nhà đất tại dự án này đã giảm mạnh trong mấy tháng gần đây, làm lộ ra những yếu điểm được giấu kỹ bấy lâu của nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng đôi khi mất cân bằng của Trung Quốc.
Một khách sạn “7 sao” nằm trong dự án này hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng. Theo nhà chức trách địa phương, khách sạn này sẽ là một “đối thủ nặng ký” cho danh hiệu “kỳ quan thứ 8 của thế giới hiện đại”.
Mặc dù vậy, hòn đảo nhân tạo này gần như vắng bóng người ngoài những nhân viên vệ sinh mặc đồ bảo hộ màu vàng da cam. Những bể bơi dọc bờ biển với mặt nước bể phẳng lặng, in bóng những tòa tháp màu trắng. Một dãy xe Porsche đậu gần đó là một trong những số ít những tín hiệu về sự hiện diện của cuộc sống con người ở nơi này.
Trước kia, các chủ doanh nghiệp Trung Quốc thường nhanh tay tậu căn hộ hạng sang tại các dự án ngay khi các dự án này được chào bán. Tuy nhiên, các nhà môi giới bất động sản cho biết, trong bối cảnh lợi nhuận kinh doanh suy giảm vì kinh tế toàn cầu sa sut, chủ nhân của những căn hộ cao cấp đang tìm cách bán tháo tài sản này càng nhanh càng tốt để có tiền trả nợ cho công ty.
Giá căn hộ ở dự án Phoenix Island đã có lúc đạt mức 150.000 Nhân dân tệ/m2 vào năm 2010. Tuy nhiên, anh Sun Zhe, một nhà môi giới bất động sản trong vùng cho biết, hiện nay, giá căn hộ ở dự án này chỉ còn 70.000 Nhân dân tệ/m2.
“Tôi vừa nhận được cuộc gọi từ một doanh nhân đang rất cần bán nhà”, Sun nói với phóng viên AFP. “Cho dù là đồ chơi hay quần áo, thì thị trường xuất khẩu hiện rất khó khăn... Những người sở hữu bất động sản đang cần có tiền mặt ngay, và họ muốn bán nhà thật nhanh. Họ đang thực sự cảm nhận ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính”, Sun cho biết.
Thống kê chính thức cho thấy, xuất khẩu của Trung Quốc tăng khoảng 8% trong năm 2012, nhưng xuất khẩu của nước này sang thị trường châu Âu giảm khoảng 4% do tác động của khủng hoảng nợ công và suy thoái ở khu vực này.
Cùng với đó, tiền lương gia tăng ở Trung Quốc đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất quần áo, đồ chơi và các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp khác chịu sự suy giảm của tỷ suất lợi nhuận. Điều này không có gì là khó hiểu trong bối cảnh các nền kinh tế mới nổi khác cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc nhằm giành vai trò trung tâm sản xuất hàng giá rẻ của thế giới.
Trong nhiều năm, do không có nhiều lựa chọn đầu tư và lãi suất tiền gửi thấp tại các ngân hàng quốc doanh chỉ ở mức thấp, các chủ doanh nghiệp ở Trung Quốc đã sử dụng bất động sản như một kênh lưu trữ giá trị, đẩy giá nhà đất lên cao chóng mặt ở những thời điểm ăn nên làm ra, nhưng đồng thời cũng gây nguy cơ dẫn tới sự lao dốc mạnh không kém mỗi khi kinh tế rơi vào khó khăn.
“Trung Quốc đã trải qua một thời kỳ cho vay bùng nổ... và nếu những ai dùng bất động sản như một cái két để cất tiền, thì họ càng có nhiều tiền để cất”, ông Patrick Chanovec, một giáo sư thuộc Đại học Tsinghua, nhận xét. “Ở một vài thời điểm, họ muốn rút tiền ra, và khi đó là lúc bạn biết liệu có những người thực sự muốn trả giá cao hay không”.
Phoenix Island nằm trên đảo Hải Nam, một tỉnh nằm ở phía Nam của Trung Quốc, nơi chứng kiến sự tăng giá bất động sản mạnh nhất ở nước này sau khi kế hoạch kích thích kinh tế hồi năm 2008 của Bắc Kinh bơm một lượng tiền khổng lồ vào nền kinh tế. Có thời, khách mua bất động sản ở Hải Nam thậm chí còn dựng lều trên hè phố để chờ mua được nhà khi mà giá nhà tăng hơn 50% chỉ trong vòng có 1 năm.
Tuy nhiên, chính sách thắt chặt tín dụng và hạn chế không cho một người mua nhiều nhà mà Bắc Kinh áp dụng đã “hạ đo ván” giá nhà ở những nơi mà trước kia người Trung Quốc thích mua căn nhà thứ hai, mặc dù giá nhà tại các thành phố lớn của nước này tăng trong mấy tháng gần đây.
Bất động sản là một trụ cột của nền kinh tế Trung Quốc, chiếm khoảng 14% GDP của nước này trong năm ngoái, đồng thời giữ vai trò hỗ trợ ngành xây dựng có quy mô khổng lồ của nước này. Vì thế, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc không muốn xảy ra sự “xì hơi” của bong bóng địa ốc.
Nhưng song song với đó, những người dân Trung Quốc không đủ khả năng tài chính để mua nhà đã bất bình bình với mức giá nhà cao trong suốt nhiều năm. Với chủ trương đẩy mạnh chống tham nhũng, truyền thông Trung Quốc thời gian gần đây đã đưa nhiều bản tin về giới tham quan của nước này nắm giữ nhiều bất động sản. Trong số đó phải kể tới vụ một quan chức cảnh sát sử dụng giấy tờ tùy thân giả mạo để mua ít nhất 192 bất động sản.
Các khu vực ven biển ở Hải Nam được cho là một địa chỉ mua nhà ưa thích đối với các quan chức có nhiều mối quan hệ. Tuy vậy, các nhà môi giới bất động sản không cho là các quan chức có nhà ở đây sẽ bán tháo nhà vì lo ngại các chính sách chống tham nhũng.
Theo các nhà môi giới bất động sản, các quan chức chỉ chiếm khoảng 20% số người sở hữu nhà ở Hải Nam. Trong khi đó, họ không cho là các quy định mới sẽ được thực hiện nghiêm ngặt. “Luôn có những quy tắc khác cho những người có quan hệ rộng”, một tay môi giới đề nghị giấu tên nói.
Ở một khu vực khác của đảo Hải Nam, dự án Seaview Auspicious Gardens - với những biệt thự ven biển, một dòng sông nhân tạo và một thư viện riêng có 100.000 đầu sách - đã chứng kiến mức giá căn hộ giảm 1/3 từ mức cao 12.000 Nhân dân tệ/m2 vào năm ngoái. 1/3 số căn hộ ở đây vẫn chưa được bán.
“Trước khi Chính phủ đưa ra các biện pháp hạn chế, chúng tôi bán hết veo một dự án như thế này chỉ trong vòng 5 tháng”, cô Yang Qiong, một nhân viên bán hàng của dự án Seaview Auspicious Gardens, cho biết.