“Dự án lọc dầu 27 tỷ USD mới chỉ là nghiên cứu”
Với dự án lọc dầu lại càng có nhiều yếu tố đặc thù cần phải xem xét, từ sử dụng công nghệ,
Chính phủ luôn cân nhắc kỹ các dự án đầu tư nước ngoài, nhất là các dự án có quy mô lớn muốn đầu tư vào Việt Nam, trong đó có các dự án lọc dầu.
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 26/4, trả lời câu hỏi của báo giới về quan điểm của Chính phủ đối với dự án lọc dầu tại Bình Định do Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) đề xuất, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho hay, dự án này đã được báo cáo Chính phủ ở góc độ là xem xét cho các nhà đầu tư và các cơ quan liên quan nghiên cứu lập dự án.
Do đó, khi hoàn tất các bước trình lên Chính phủ, Chính phủ sẽ cân nhắc trên nhiều góc độ khác nhau, từ việc đảm bảo an toàn an ninh năng lượng đến việc thu hút đầu tư...
Bộ trưởng Đam cho biết, riêng với dự án lọc dầu lại càng có nhiều yếu tố đặc thù cần phải xem xét, ví dụ lọc dầu đảm bảo công nghệ như thế nào, sử dụng nguồn dầu từ đâu...
"Chính phủ luôn cân nhắc kỹ các dự án đầu tư nước ngoài, nhất là các dự án có quy mô lớn muốn đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam có nhiều lợi thế, đặc biệt là lợi thế đường biển. Chính phủ sẽ xem xét một cách khách quan, nếu thấy dự án đáp ứng yêu cầu, lợi ích chung của đất nước về tất cả các mặt thì Chính phủ sẽ ưu tiên cho nhà đầu tư”, Bộ trưởng Đam nói.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đam, nếu dự án không đáp ứng yêu cầu thì đương nhiên chúng ta sẽ có những ý kiến ở mức độ chính sách ưu tiên khác nhau để nhà đầu tự quyết định có đầu tư không. Hơn nữa, đối với dự án lọc dầu tại Bình Định, đến thời điểm này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, tìm hiểu.
Theo đề xuất của PTT, dự án nhà máy lọc hóa dầu sẽ được xây dựng trên diện tích 2.000 ha tại khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định với công suất dự kiến 660.000 thùng dầu thô/ngày (khoảng 30 triệu tấn/năm), tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 27 tỷ USD.
Nguồn dầu thô của nhà máy sẽ được nhập khẩu 45% từ Trung Đông, 25% từ châu Phi và 35% còn lại từ Nam Trung Mỹ. Nhà máy sẽ sản xuất khoảng 11 sản phẩm lọc dầu bao gồm khí hóa lỏng, xăng 92, 95, Jet A1, dầu DO... và 10 sản phẩm hóa dầu khác gồm LLDPE, Poly-propylene, DEG... Thị trường tiêu thụ sẽ là Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực.
Thời gian xây dựng cần thiết khoảng 3,5 năm. Nếu được thông qua, dự án sẽ bắt đầu khởi công vào quý 1/2016, xây dựng và đi vào hoạt động năm 2019.
Đáng chú ý, sau khi thông tin về dự án lọc dầu của PTT tại Bình Định được công khai, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), bằng một văn bản gửi Bộ Công Thương mới đây, đã chính thức phản đối dự án này.
Theo đó, Petro Vietnam đề nghị Bộ Công Thương không nên đồng ý dự án của PTT nhằm tránh tình trạng mất cân bằng cung cầu. Bởi theo quy hoạch phát triển ngành dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 (trên cơ sở dự báo để đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu của Việt Nam đến năm 2025 và các năm tiếp theo) không có dự án lọc dầu Nhơn Hội.
Hơn nữa, theo Petro Vietnam, “siêu dự án” lọc dầu này lại rất gần các điểm như Vũng Rô, Vân Phong, Dung Quất - nơi đã được quy hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu.
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 26/4, trả lời câu hỏi của báo giới về quan điểm của Chính phủ đối với dự án lọc dầu tại Bình Định do Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) đề xuất, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho hay, dự án này đã được báo cáo Chính phủ ở góc độ là xem xét cho các nhà đầu tư và các cơ quan liên quan nghiên cứu lập dự án.
Do đó, khi hoàn tất các bước trình lên Chính phủ, Chính phủ sẽ cân nhắc trên nhiều góc độ khác nhau, từ việc đảm bảo an toàn an ninh năng lượng đến việc thu hút đầu tư...
Bộ trưởng Đam cho biết, riêng với dự án lọc dầu lại càng có nhiều yếu tố đặc thù cần phải xem xét, ví dụ lọc dầu đảm bảo công nghệ như thế nào, sử dụng nguồn dầu từ đâu...
"Chính phủ luôn cân nhắc kỹ các dự án đầu tư nước ngoài, nhất là các dự án có quy mô lớn muốn đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam có nhiều lợi thế, đặc biệt là lợi thế đường biển. Chính phủ sẽ xem xét một cách khách quan, nếu thấy dự án đáp ứng yêu cầu, lợi ích chung của đất nước về tất cả các mặt thì Chính phủ sẽ ưu tiên cho nhà đầu tư”, Bộ trưởng Đam nói.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đam, nếu dự án không đáp ứng yêu cầu thì đương nhiên chúng ta sẽ có những ý kiến ở mức độ chính sách ưu tiên khác nhau để nhà đầu tự quyết định có đầu tư không. Hơn nữa, đối với dự án lọc dầu tại Bình Định, đến thời điểm này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, tìm hiểu.
Theo đề xuất của PTT, dự án nhà máy lọc hóa dầu sẽ được xây dựng trên diện tích 2.000 ha tại khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định với công suất dự kiến 660.000 thùng dầu thô/ngày (khoảng 30 triệu tấn/năm), tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 27 tỷ USD.
Nguồn dầu thô của nhà máy sẽ được nhập khẩu 45% từ Trung Đông, 25% từ châu Phi và 35% còn lại từ Nam Trung Mỹ. Nhà máy sẽ sản xuất khoảng 11 sản phẩm lọc dầu bao gồm khí hóa lỏng, xăng 92, 95, Jet A1, dầu DO... và 10 sản phẩm hóa dầu khác gồm LLDPE, Poly-propylene, DEG... Thị trường tiêu thụ sẽ là Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực.
Thời gian xây dựng cần thiết khoảng 3,5 năm. Nếu được thông qua, dự án sẽ bắt đầu khởi công vào quý 1/2016, xây dựng và đi vào hoạt động năm 2019.
Đáng chú ý, sau khi thông tin về dự án lọc dầu của PTT tại Bình Định được công khai, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), bằng một văn bản gửi Bộ Công Thương mới đây, đã chính thức phản đối dự án này.
Theo đó, Petro Vietnam đề nghị Bộ Công Thương không nên đồng ý dự án của PTT nhằm tránh tình trạng mất cân bằng cung cầu. Bởi theo quy hoạch phát triển ngành dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 (trên cơ sở dự báo để đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu của Việt Nam đến năm 2025 và các năm tiếp theo) không có dự án lọc dầu Nhơn Hội.
Hơn nữa, theo Petro Vietnam, “siêu dự án” lọc dầu này lại rất gần các điểm như Vũng Rô, Vân Phong, Dung Quất - nơi đã được quy hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu.