Dự án xe bus Trung Quốc gây tranh cãi ở Myanmar
Thỏa thuận nhập khẩu 2.000 xe bus trị giá hơn 100 triệu USD từ Trung Quốc đang gây ra một vết rạn nứt bất thường ở Myanmar
Dự án cơ sở hạ tầng đầu tiên của Myanmar dưới sự lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi đã hiện rõ ở thành phố Yangon của nước này. Những chiếc xe bus màu vàng di chuyển khắp các tuyến phố là niềm hy vọng của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) về một biểu tượng cho thấy họ đã thay đổi cuộc sống của người dân như thế nào.
Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, thỏa thuận nhập khẩu 2.000 xe bus trị giá hơn 100 triệu USD từ Trung Quốc đang gây ra một vết rạn nứt bất thường trong nội bộ NLD. Các nghị sỹ vùng đã đặt ra những câu hỏi xung quanh chi phí của dự án, đồng thời cáo buộc ông Phyo Min Thein - Bộ trưởng phụ trách Yangon, đồng thời là một nhân vật thân cận với bà Suu Kyi - theo chủ nghĩa “nhất thân, nhì quen” và thiếu độ tin cậy.
“Chính quyền Phyo Min Thein thiếu minh bạch. Hình ảnh của họ sẽ sứt mẻ nếu ông ấy không thay đổi”, ông Kyaw Zay Ya, một nghị sỹ Yangon thuộc NLD, phát biểu.
Giới ngoại giao cũng nói rằng thỏa thuận mua xe bus Trung Quốc của Myanmar cũng làm mối quan hệ giữa nước này với phương Tây xấu đi.
Dù chưa có bằng chứng nào về sự phạm luật trong quy trình Myanmar mua xe bus Trung Quốc, ông Roland Kobia, đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Myanmar, vào tháng 6 đã viết thư riêng gửi Bộ trưởng Bộ Thương mại nước này Than Myint để phàn nàn về sự thiếu minh bạch trong hoạt động mua sắm công của Myanmar.
“Hiện nay, nền kinh tế Myanmar vẫn nắm dưới sự thống trị của một số ít tổ chức và cá nhân trong nước và khu vực, những đối tượng từ lâu đã có nhưng hoạt động cản trở cạnh tranh bình đẳng”, ông Kobia viết trong lá thư mà Reuters thu thập được. Lá thư này không đề cập cụ thể đến thỏa thuận xe bus, nhưng có thể nói rằng vị đại sứ EU không hài lòng với việc Myanmar chọn nhà cung cấp xe bus Trung Quốc.
Dù xe bus Trung Quốc có giá chỉ bằng khoảng một nửa so với xe bus từ các quốc gia khác, các kỹ sư thực hiện công tác kiểm tra xe bus cho Myanmar dự báo những chiếc xe này sẽ bị hỏng và cần thay thế sớm hơn so với xe bus theo chuẩn quốc tế.
Trong thư trả lời câu hỏi phỏng vấn của Reuters, đại sứ Kobia nói rằng “nhiều công ty châu Âu đã sẵn sàng làm việc tại Myanmar, nhưng còn có nhiều việc cần phải làm để mang lại cho họ cơ hội bình đẳng để cạnh tranh giành hợp đồng”.
Khi bà Suu Kyi - nhà hoạt động nhân quyền được phương Tây ủng hộ - giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử vào năm 2015, giới phân tích dự báo rằng các công ty phương Tây sẽ đổ đến nước này. Tuy nhiên, thỏa thuận mua xe bus cho Yangon cho thấy rằng dự báo này thiếu độ chính xác, bởi Myanmar đang ngày càng ưu tiên làm ăn với Trung Quốc.
Ông Phyo Min Thein, một chính trị gia 48 tuổi từng bị chính quyền quân sự cũ cầm tù 15 năm, thường nói với người dân Yangon rằng ông không có thời gian để bỏ phí. Chiến lược của ông nhằm cải tạo hệ thống giao thông cũ kỹ của Yangon đem lại cho NLD một trong những cơ hội đầu tiên để cải thiện rõ rệt đời sống của hơn 2 triệu người dân ở thành phố đã bỏ phiếu gần như tuyệt đối cho đảng này trong cuộc bầu cử năm 2015.
Năm ngoái, giới chức Yangon đã từ chối đề xuất nâng cấp mạng lưới giao thông từ Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), một nhánh của Ngân hàng Thế giới (WB), do bất đồng về chi tiết của kế hoạch, trong đó có việc kế hoạch đòi hỏi một quy trình đấu thầu mở.
Những cuộc đàm phán với các nhà cung cấp xe bus từ Pháp và Hà Lan cũng thất bại, vì những công ty này không thể cung cấp số lượng xe bus cần mua trong thời hạn như vị Bộ trưởng phụ trách Yangon đề ra - nguồn tin ngoại giao cho hay.
Sau đó, Công ty Xe bus công cộng Yangon (YBPC), một liên doanh công-tư do chính quyền thành phố nắm cổ phần chính, đã mua 1.000 xe bus từ hai nhà cung cấp Trung Quốc được chọn lựa bởi đại sứ Trung Quốc tại Myanmar, ông Hong Liang. 1.000 xe bus còn lại được mua từ một công ty Trung Quốc khác theo một thỏa thuận được ký với doanh nhân Kyaw Ne Win - cháu trai của một cựu lãnh đạo quân sự Myanmar.
Không có một quy trình đấu thầu công khai hay một cuộc thảo luận tại nghị viện vùng nào diễn ra trước khi các thỏa thuận trên được ký kết. Giá của mỗi chiếc xe bus được mua là 56.000 USD.
Kể từ khi bà Suu Kyi lên cầm quyền ở Myanmar, nước này và Trung Quốc đã tìm cách cải thiện quan hệ sau khi mối quan hệ song phương suy giảm vì chính quyền bán quân sự tiền nhiệm chặn một dự án đập thủy điện của Trung Quốc tại Myanmar vào năm 2011. Nỗ lực cải thiện quan hệ Myanmar-Trung Quốc diễn ra trong bối cạnh mối quan hệ thân thiện giữa bà Suu Kyi với phương Tây đi xuống do những cáo buộc cho rằng lực lượng an ninh Myanmar mạnh tay với người Rohingya thiểu số theo đạo Hồi.
Theo một quan chức của Myanmar, trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 9 năm ngoái, bà Suu Kyi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thảo luận về việc làm thế nào Myanmar có thể tranh thủ được những lợi ích từ kế hoạch “Vành đai và Con đường”, tức con đường tơ lụa mới của Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, thỏa thuận nhập khẩu 2.000 xe bus trị giá hơn 100 triệu USD từ Trung Quốc đang gây ra một vết rạn nứt bất thường trong nội bộ NLD. Các nghị sỹ vùng đã đặt ra những câu hỏi xung quanh chi phí của dự án, đồng thời cáo buộc ông Phyo Min Thein - Bộ trưởng phụ trách Yangon, đồng thời là một nhân vật thân cận với bà Suu Kyi - theo chủ nghĩa “nhất thân, nhì quen” và thiếu độ tin cậy.
“Chính quyền Phyo Min Thein thiếu minh bạch. Hình ảnh của họ sẽ sứt mẻ nếu ông ấy không thay đổi”, ông Kyaw Zay Ya, một nghị sỹ Yangon thuộc NLD, phát biểu.
Giới ngoại giao cũng nói rằng thỏa thuận mua xe bus Trung Quốc của Myanmar cũng làm mối quan hệ giữa nước này với phương Tây xấu đi.
Dù chưa có bằng chứng nào về sự phạm luật trong quy trình Myanmar mua xe bus Trung Quốc, ông Roland Kobia, đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Myanmar, vào tháng 6 đã viết thư riêng gửi Bộ trưởng Bộ Thương mại nước này Than Myint để phàn nàn về sự thiếu minh bạch trong hoạt động mua sắm công của Myanmar.
“Hiện nay, nền kinh tế Myanmar vẫn nắm dưới sự thống trị của một số ít tổ chức và cá nhân trong nước và khu vực, những đối tượng từ lâu đã có nhưng hoạt động cản trở cạnh tranh bình đẳng”, ông Kobia viết trong lá thư mà Reuters thu thập được. Lá thư này không đề cập cụ thể đến thỏa thuận xe bus, nhưng có thể nói rằng vị đại sứ EU không hài lòng với việc Myanmar chọn nhà cung cấp xe bus Trung Quốc.
Dù xe bus Trung Quốc có giá chỉ bằng khoảng một nửa so với xe bus từ các quốc gia khác, các kỹ sư thực hiện công tác kiểm tra xe bus cho Myanmar dự báo những chiếc xe này sẽ bị hỏng và cần thay thế sớm hơn so với xe bus theo chuẩn quốc tế.
Trong thư trả lời câu hỏi phỏng vấn của Reuters, đại sứ Kobia nói rằng “nhiều công ty châu Âu đã sẵn sàng làm việc tại Myanmar, nhưng còn có nhiều việc cần phải làm để mang lại cho họ cơ hội bình đẳng để cạnh tranh giành hợp đồng”.
Khi bà Suu Kyi - nhà hoạt động nhân quyền được phương Tây ủng hộ - giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử vào năm 2015, giới phân tích dự báo rằng các công ty phương Tây sẽ đổ đến nước này. Tuy nhiên, thỏa thuận mua xe bus cho Yangon cho thấy rằng dự báo này thiếu độ chính xác, bởi Myanmar đang ngày càng ưu tiên làm ăn với Trung Quốc.
Ông Phyo Min Thein, một chính trị gia 48 tuổi từng bị chính quyền quân sự cũ cầm tù 15 năm, thường nói với người dân Yangon rằng ông không có thời gian để bỏ phí. Chiến lược của ông nhằm cải tạo hệ thống giao thông cũ kỹ của Yangon đem lại cho NLD một trong những cơ hội đầu tiên để cải thiện rõ rệt đời sống của hơn 2 triệu người dân ở thành phố đã bỏ phiếu gần như tuyệt đối cho đảng này trong cuộc bầu cử năm 2015.
Năm ngoái, giới chức Yangon đã từ chối đề xuất nâng cấp mạng lưới giao thông từ Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), một nhánh của Ngân hàng Thế giới (WB), do bất đồng về chi tiết của kế hoạch, trong đó có việc kế hoạch đòi hỏi một quy trình đấu thầu mở.
Những cuộc đàm phán với các nhà cung cấp xe bus từ Pháp và Hà Lan cũng thất bại, vì những công ty này không thể cung cấp số lượng xe bus cần mua trong thời hạn như vị Bộ trưởng phụ trách Yangon đề ra - nguồn tin ngoại giao cho hay.
Sau đó, Công ty Xe bus công cộng Yangon (YBPC), một liên doanh công-tư do chính quyền thành phố nắm cổ phần chính, đã mua 1.000 xe bus từ hai nhà cung cấp Trung Quốc được chọn lựa bởi đại sứ Trung Quốc tại Myanmar, ông Hong Liang. 1.000 xe bus còn lại được mua từ một công ty Trung Quốc khác theo một thỏa thuận được ký với doanh nhân Kyaw Ne Win - cháu trai của một cựu lãnh đạo quân sự Myanmar.
Không có một quy trình đấu thầu công khai hay một cuộc thảo luận tại nghị viện vùng nào diễn ra trước khi các thỏa thuận trên được ký kết. Giá của mỗi chiếc xe bus được mua là 56.000 USD.
Kể từ khi bà Suu Kyi lên cầm quyền ở Myanmar, nước này và Trung Quốc đã tìm cách cải thiện quan hệ sau khi mối quan hệ song phương suy giảm vì chính quyền bán quân sự tiền nhiệm chặn một dự án đập thủy điện của Trung Quốc tại Myanmar vào năm 2011. Nỗ lực cải thiện quan hệ Myanmar-Trung Quốc diễn ra trong bối cạnh mối quan hệ thân thiện giữa bà Suu Kyi với phương Tây đi xuống do những cáo buộc cho rằng lực lượng an ninh Myanmar mạnh tay với người Rohingya thiểu số theo đạo Hồi.
Theo một quan chức của Myanmar, trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 9 năm ngoái, bà Suu Kyi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thảo luận về việc làm thế nào Myanmar có thể tranh thủ được những lợi ích từ kế hoạch “Vành đai và Con đường”, tức con đường tơ lụa mới của Trung Quốc.