Dự báo FED không nâng lãi suất, chứng khoán Mỹ lạc quan
Gần đây thị trường chứng khoán Mỹ liên tục chứng kiến những phiên “chao đảo” mạnh
Phiên tăng điểm hôm thứ Sáu đã giúp thị trường chứng khoán Mỹ có tuần lên điểm mạnh nhất trong gần 6 tháng. Thị trường giảm bớt kỳ vọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất cơ bản đồng USD lần đầu tiên trong một thập kỷ.
Phiên thứ Sáu, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 102,69 điểm, tương đương 0,63%, lên mức 16.433,09 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,45%, Nasdaq tăng 0,5%.
Tính cả tuần, chỉ số Dow Jones tăng 2%, và như vậy có tuần tăng điểm mạnh nhất trong 6 tháng. Chỉ số S&P 500 chốt tuần tăng 2,1%, còn Nasdaq tăng 3%.
Trong phiên giao dịch cuối của tuần, cổ phiếu của 8/10 nhóm ngành thuộc chỉ số S&P 500 tăng điểm, ngoại trừ cổ phiếu năng lượng và viễn thông, mức tăng dao động từ 0,05% đến 0,66%.
Theo khảo sát của WSJ với các chuyên gia kinh tế, FED nhiều khả năng sẽ không nâng lãi suất cơ bản đồng USD trong buổi họp chính sách ngày 16 và 17/9 tới.
Nguyên nhân là bởi FED sẽ phải cân nhắc đến việc tuần gần đây thị trường chứng khoán Mỹ liên tục chứng kiến những phiên “chao đảo” mạnh vì nhà đầu tư dự báo những tác động xấu khi lãi suất USD được điều chỉnh tăng, ngoài ra thế giới cũng đón nhận thêm nhiều tin xấu về kinh tế Trung Quốc.
Kinh tế thế giới mới chỉ bước vào giai đoạn phục hồi và còn nhiều rủi ro trước mắt, chính vì thế FED sẽ phải trì hoãn quyết định nâng lãi suất cơ bản đồng USD, đó là nhận định của ông Omar Aguilar, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại quỹ Charles Schwab Investment Management.
Ông khẳng định FED sẽ không thể nâng lãi suất bởi dù kinh tế Mỹ đã tăng trưởng ổn định nhưng kinh tế thế giới còn tăng trưởng rất kém. Tuy nhiên trong tương lai gần, chưa thể loại bỏ khả năng FED sẽ đưa ra quyết định này, vì vậy tâm lý thị trường sẽ vẫn còn chịu ảnh hưởng.
Phiên thứ Sáu trên thị trường chứng khoán châu Á, thị trường Trung Quốc tăng nhẹ 0,1%, nhưng tính từ mức đỉnh thiết lập vào tháng 6, thị trường đã mất 38% giá trị. Thị trường Nhật giảm điểm nhẹ 0,2%, trong tuần qua, thị trường có một phiên tăng đến 8% - phiên tăng điểm mạnh nhất tính từ năm 2008. Chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hồng Kông hạ 0,3%.
Tại châu Âu, chỉ số DAX của thị trường chứng khoán Đức hạ 0,9%; chỉ số CAC 40 của thị trường chứng khoán Pháp hạ 1%; chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán Anh hạ 0,6%.
Số liệu của Bank of America Merill Lynch cho thấy trong tuần kết thúc ngày 9/9, 19 tỷ USD đã bị rút ra khỏi các quỹ chứng khoán toàn cầu.
Phiên thứ Sáu, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 102,69 điểm, tương đương 0,63%, lên mức 16.433,09 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,45%, Nasdaq tăng 0,5%.
Tính cả tuần, chỉ số Dow Jones tăng 2%, và như vậy có tuần tăng điểm mạnh nhất trong 6 tháng. Chỉ số S&P 500 chốt tuần tăng 2,1%, còn Nasdaq tăng 3%.
Trong phiên giao dịch cuối của tuần, cổ phiếu của 8/10 nhóm ngành thuộc chỉ số S&P 500 tăng điểm, ngoại trừ cổ phiếu năng lượng và viễn thông, mức tăng dao động từ 0,05% đến 0,66%.
Theo khảo sát của WSJ với các chuyên gia kinh tế, FED nhiều khả năng sẽ không nâng lãi suất cơ bản đồng USD trong buổi họp chính sách ngày 16 và 17/9 tới.
Nguyên nhân là bởi FED sẽ phải cân nhắc đến việc tuần gần đây thị trường chứng khoán Mỹ liên tục chứng kiến những phiên “chao đảo” mạnh vì nhà đầu tư dự báo những tác động xấu khi lãi suất USD được điều chỉnh tăng, ngoài ra thế giới cũng đón nhận thêm nhiều tin xấu về kinh tế Trung Quốc.
Kinh tế thế giới mới chỉ bước vào giai đoạn phục hồi và còn nhiều rủi ro trước mắt, chính vì thế FED sẽ phải trì hoãn quyết định nâng lãi suất cơ bản đồng USD, đó là nhận định của ông Omar Aguilar, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại quỹ Charles Schwab Investment Management.
Ông khẳng định FED sẽ không thể nâng lãi suất bởi dù kinh tế Mỹ đã tăng trưởng ổn định nhưng kinh tế thế giới còn tăng trưởng rất kém. Tuy nhiên trong tương lai gần, chưa thể loại bỏ khả năng FED sẽ đưa ra quyết định này, vì vậy tâm lý thị trường sẽ vẫn còn chịu ảnh hưởng.
Phiên thứ Sáu trên thị trường chứng khoán châu Á, thị trường Trung Quốc tăng nhẹ 0,1%, nhưng tính từ mức đỉnh thiết lập vào tháng 6, thị trường đã mất 38% giá trị. Thị trường Nhật giảm điểm nhẹ 0,2%, trong tuần qua, thị trường có một phiên tăng đến 8% - phiên tăng điểm mạnh nhất tính từ năm 2008. Chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hồng Kông hạ 0,3%.
Tại châu Âu, chỉ số DAX của thị trường chứng khoán Đức hạ 0,9%; chỉ số CAC 40 của thị trường chứng khoán Pháp hạ 1%; chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán Anh hạ 0,6%.
Số liệu của Bank of America Merill Lynch cho thấy trong tuần kết thúc ngày 9/9, 19 tỷ USD đã bị rút ra khỏi các quỹ chứng khoán toàn cầu.