Dự báo tỷ giá 6 tháng cuối năm
Diễn biến tỷ giá VND/USD sẽ như thế nào trong sáu tháng cuối năm?
Tỷ giá hối đoái VND/USD và sự biến động của nó không chỉ là mối quan tâm trực tiếp của các doanh nghiệp xuất khẩu hay nhập khẩu, của những người cho vay hay vay ngoại tệ, của các ngân hàng thương mại,... mà còn là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách vĩ mô.
Trong mấy năm trước, tỷ giá VND/USD thường khá ổn định, biến động thấp. Nếu so tháng 12 năm nay với tháng 12 năm trước thì năm 2004 tăng 0,4%, năm 2005 tăng 0,9%, năm 2006 tăng 1%, năm 2007 giảm 0,03% - bình quân thời kỳ 2004 - 2007 tăng 0,57%.
Nếu tính bình quân năm nay so với năm trước thì năm 2004 tăng 1,57%, năm 2005 tăng 0,56%, năm 2006 tăng 0,95%, năm 2007 tăng 0, 62%.
Bước sang năm 2008, tỷ giá VND/USD có sự biến động khác với các năm trước. Sự khác nhau thể hiện ở một số điểm sau đây.
Một là, biến động nhiều hơn: giảm liên tục trong 3 tháng đầu, tăng liên tục trong 3 tháng sau. Nếu trong 3 tháng đầu, người có USD muốn bán cũng rất khó bán, thì trong 3 tháng sau, đặc biệt là tháng 6, người muốn mua USD cũng rất khó mua vì giá cao.
Hai là, chênh lệch giữa giá USD trên thị trường tự do và ở các ngân hàng thương mại lúc mang dấu âm, lúc mang dấu dương và chênh lệch khá lớn.
Ba là, tỷ giá VND/USD tính theo năm thì từ tháng 1 đến tháng 4 bị giảm, tháng 5, tháng 6 tăng, đặc biệt tháng 6 tăng cao. Đó là diễn biến tỷ giá VND/USD thời gian qua.
Vậy có thể dự đoán gì cho tỷ giá trong năm 2008, bao gồm tỷ giá tháng 12/2008 so với tháng 12/2007 và bình quân năm 2008 so với năm 2007?
Tỷ giá VND/USD 6 tháng cuối năm 2007 đã diễn biến như sau: tháng 7 tăng 0,22%, tháng 8 tăng 0,16%, tháng 9 tăng 0,57%, tháng 10 giảm 0,6%, tháng 11 giảm 0,28%, tháng 12 giảm 0,19%.
Tính chung 6 tháng cuối năm 2007, tỷ giá VND/USD đã giảm 0,12%. Xu hướng của 6 tháng cuối năm 2008 có thể giảm với tốc độ tương đương như 6 tháng cuối năm trước.
Sở dĩ có dự đoán giảm như trên, bởi từ gần một tháng nay, tỷ giá VND/USD đã giảm xuống ở cả hai thị trường, cả ở thị trường chính thức; đặc biệt trên thị trường tự do, tỷ giá đã giảm mạnh và từ một vài ngày nay mức giá giao dịch còn xuống thấp hơn cả mức giá niêm yết ở các ngân hàng thương mại.
Như vậy trước đây, giá trên thị trường tự do đã “kéo” giá trên thị trường chính thức lên và bây giờ giá trên thị trường tự do lại có tác động “kéo” giá trên thị trường chính thức xuống. Nói như thế không có nghĩa “sau cái đó là do cái đó” mà là do các yếu tố sau đây.
Thứ nhất, do sự can thiệp, chấn chỉnh và kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đối với các đại lý thu đổi ngoại tệ, làm cho các đại lý này mang tính chuyên nghiệp và hoạt động đúng pháp luật.
Thứ hai, do cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư, tính thanh khoản của quốc gia được cải thiện. Nhập siêu đã có xu hướng giảm, khả năng cả năm có thể chỉ ở mức trên dưới 20 tỷ USD, không đến mức 30 tỷ USD như dự đoán của một số tổ chức quốc tế.
Lượng ngoại tệ vào nước ta từ các nguồn tiếp tục tăng mạnh. FDI thực hiện 6 tháng ước 5 tỷ USD, tăng 37,5%, khả năng cả năm có thể đạt 11 tỷ USD, tăng 3 tỷ USD so với năm trước. ODA giải ngân 6 tháng ước đạt 1,1 tỷ USD, khả năng cả năm có thể đạt trên 2 tỷ USD, tăng so với năm trước.
Kiều hối cả năm có thể đạt trên 8 tỷ USD, tăng khoảng 2 tỷ USD so với năm trước. Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng ước đạt 1,95 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ, khả năng cả năm có thể đạt trên 4 tỷ USD, tăng gần 1 tỷ USD so với năm trước.
Đầu tư gián tiếp năm trước vào mạnh (ước đạt 6,2 tỷ USD), 6 tháng đầu năm bị sút giảm mạnh, nhưng khi thị trường bất động sản bị lạnh, giá giảm mạnh, chính sách tiền tệ bị thắt chặt, nên nhiều nhà đầu tư trong nước buộc phải đẩy mạnh bán ra và giá trên thị trường chứng khoán đã xuống mức quá thấp, nay có dấu hiệu phục hồi, nên đã hấp dẫn các quỹ đầu tư quốc tế đưa mạnh tiền vào.
Với các yếu tố trên, có thể dự đoán tỷ giá hối đoái cuối năm nay sẽ tăng khoảng 4,9% so với cuối năm trước, cao gấp đôi tốc độ tăng cả thời kỳ 2004- 2007, nhưng sẽ chỉ ở mức 16.800 VND/USD, thấp hơn mức 16.825 VND/USD vào thời điểm này.
Điều quan trọng, tuy tính theo cuối năm nay so với cuối năm trước thì tăng 4,9%, nhưng nếu tính bình quân năm 2008 so với 2007 thì cũng chỉ tăng khoảng trên 0,6%, tương đương với tốc độ tăng bình quân của năm 2007 so với bình quân năm 2006.
Trong mấy năm trước, tỷ giá VND/USD thường khá ổn định, biến động thấp. Nếu so tháng 12 năm nay với tháng 12 năm trước thì năm 2004 tăng 0,4%, năm 2005 tăng 0,9%, năm 2006 tăng 1%, năm 2007 giảm 0,03% - bình quân thời kỳ 2004 - 2007 tăng 0,57%.
Nếu tính bình quân năm nay so với năm trước thì năm 2004 tăng 1,57%, năm 2005 tăng 0,56%, năm 2006 tăng 0,95%, năm 2007 tăng 0, 62%.
Bước sang năm 2008, tỷ giá VND/USD có sự biến động khác với các năm trước. Sự khác nhau thể hiện ở một số điểm sau đây.
Một là, biến động nhiều hơn: giảm liên tục trong 3 tháng đầu, tăng liên tục trong 3 tháng sau. Nếu trong 3 tháng đầu, người có USD muốn bán cũng rất khó bán, thì trong 3 tháng sau, đặc biệt là tháng 6, người muốn mua USD cũng rất khó mua vì giá cao.
Hai là, chênh lệch giữa giá USD trên thị trường tự do và ở các ngân hàng thương mại lúc mang dấu âm, lúc mang dấu dương và chênh lệch khá lớn.
Ba là, tỷ giá VND/USD tính theo năm thì từ tháng 1 đến tháng 4 bị giảm, tháng 5, tháng 6 tăng, đặc biệt tháng 6 tăng cao. Đó là diễn biến tỷ giá VND/USD thời gian qua.
Vậy có thể dự đoán gì cho tỷ giá trong năm 2008, bao gồm tỷ giá tháng 12/2008 so với tháng 12/2007 và bình quân năm 2008 so với năm 2007?
Tỷ giá VND/USD 6 tháng cuối năm 2007 đã diễn biến như sau: tháng 7 tăng 0,22%, tháng 8 tăng 0,16%, tháng 9 tăng 0,57%, tháng 10 giảm 0,6%, tháng 11 giảm 0,28%, tháng 12 giảm 0,19%.
Tính chung 6 tháng cuối năm 2007, tỷ giá VND/USD đã giảm 0,12%. Xu hướng của 6 tháng cuối năm 2008 có thể giảm với tốc độ tương đương như 6 tháng cuối năm trước.
Sở dĩ có dự đoán giảm như trên, bởi từ gần một tháng nay, tỷ giá VND/USD đã giảm xuống ở cả hai thị trường, cả ở thị trường chính thức; đặc biệt trên thị trường tự do, tỷ giá đã giảm mạnh và từ một vài ngày nay mức giá giao dịch còn xuống thấp hơn cả mức giá niêm yết ở các ngân hàng thương mại.
Như vậy trước đây, giá trên thị trường tự do đã “kéo” giá trên thị trường chính thức lên và bây giờ giá trên thị trường tự do lại có tác động “kéo” giá trên thị trường chính thức xuống. Nói như thế không có nghĩa “sau cái đó là do cái đó” mà là do các yếu tố sau đây.
Thứ nhất, do sự can thiệp, chấn chỉnh và kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đối với các đại lý thu đổi ngoại tệ, làm cho các đại lý này mang tính chuyên nghiệp và hoạt động đúng pháp luật.
Thứ hai, do cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư, tính thanh khoản của quốc gia được cải thiện. Nhập siêu đã có xu hướng giảm, khả năng cả năm có thể chỉ ở mức trên dưới 20 tỷ USD, không đến mức 30 tỷ USD như dự đoán của một số tổ chức quốc tế.
Lượng ngoại tệ vào nước ta từ các nguồn tiếp tục tăng mạnh. FDI thực hiện 6 tháng ước 5 tỷ USD, tăng 37,5%, khả năng cả năm có thể đạt 11 tỷ USD, tăng 3 tỷ USD so với năm trước. ODA giải ngân 6 tháng ước đạt 1,1 tỷ USD, khả năng cả năm có thể đạt trên 2 tỷ USD, tăng so với năm trước.
Kiều hối cả năm có thể đạt trên 8 tỷ USD, tăng khoảng 2 tỷ USD so với năm trước. Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng ước đạt 1,95 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ, khả năng cả năm có thể đạt trên 4 tỷ USD, tăng gần 1 tỷ USD so với năm trước.
Đầu tư gián tiếp năm trước vào mạnh (ước đạt 6,2 tỷ USD), 6 tháng đầu năm bị sút giảm mạnh, nhưng khi thị trường bất động sản bị lạnh, giá giảm mạnh, chính sách tiền tệ bị thắt chặt, nên nhiều nhà đầu tư trong nước buộc phải đẩy mạnh bán ra và giá trên thị trường chứng khoán đã xuống mức quá thấp, nay có dấu hiệu phục hồi, nên đã hấp dẫn các quỹ đầu tư quốc tế đưa mạnh tiền vào.
Với các yếu tố trên, có thể dự đoán tỷ giá hối đoái cuối năm nay sẽ tăng khoảng 4,9% so với cuối năm trước, cao gấp đôi tốc độ tăng cả thời kỳ 2004- 2007, nhưng sẽ chỉ ở mức 16.800 VND/USD, thấp hơn mức 16.825 VND/USD vào thời điểm này.
Điều quan trọng, tuy tính theo cuối năm nay so với cuối năm trước thì tăng 4,9%, nhưng nếu tính bình quân năm 2008 so với 2007 thì cũng chỉ tăng khoảng trên 0,6%, tương đương với tốc độ tăng bình quân của năm 2007 so với bình quân năm 2006.