Dự trữ ngoại hối tăng, Trung Quốc mạnh tay mua nợ Mỹ
Đến cuối tháng 7/2017, Trung Quốc nắm giữ số trái phiếu, tín phiếu, và hối phiếu kho bạc Mỹ trị giá 1,17 nghìn tỷ USD
Trung Quốc đã tăng nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ lên mức cao nhất trong khoảng một năm. Theo hãng tin Bloomberg, đây là một tín hiệu cho thấy các chính sách của Bắc Kinh phát huy tác dụng trong việc ngăn sự tháo chạy của dòng vốn.
Số liệu do Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 18/9 cho thấy, vào thời điểm cuối tháng 7/2017, Trung Quốc nắm giữ số trái phiếu, tín phiếu, và hối phiếu kho bạc Mỹ trị giá 1,17 nghìn tỷ USD, tăng 19,5 tỷ USD so với tháng 6. Đây là tháng thứ 6 liên tiếp Trung Quốc tăng nắm giữ nợ Mỹ.
Cùng thời điểm trên, Nhật Bản nắm 1,11 nghìn tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, tăng 22,3 tỷ USD so với tháng trước đó, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong khoảng 4 năm.
Trong tháng 6, Trung Quốc đã giành lại vị trí nước nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ nhất. Trước đó, vị trí này đã do Nhật Bản nắm giữ trong suốt 8 tháng.
Trung Quốc và Nhật Bản chiếm hơn 1/3 lượng trái phiếu kho bạc Mỹ trong tay các chủ nợ nước ngoài. Tổng lượng trái phiếu kho bạc Mỹ do chủ nợ nước ngoài nắm giữ đã tăng thêm 78,7 tỷ USD trong tháng 7, đạt mức 6,25 nghìn tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 6/2016.
Tháng 8 vừa qua, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng tháng thứ 7 liên tiếp, đạt mức 3,09 nghìn tỷ USD. Trái phiếu kho bạc Mỹ được cho là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dự trữ này.
Dòng vốn chảy khỏi Trung Quốc đã chậm lại nhờ việc Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát vốn. Tỷ giá đồng Nhân dân tệ bởi thế đã được giữ vững. Từ đầu năm đến nay, Nhân dân tệ đã tăng giá khoảng 6%. Nhờ đó, Bắc Kinh không còn phải rút dự trữ ngoại hối để nâng đỡ tỷ giá đồng nội tệ như năm ngoái.
Với tỷ giá đồng nội tệ không còn giảm, tuần trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã bãi bỏ một yêu cầu dự trữ vốn được đặt ra nhằm hỗ trợ tỷ giá.
Năm 2016, Trung Quốc rút 320 tỷ USD dự trữ ngoại hối để cứu tỷ giá đồng nội tệ trong bối cảnh dòng vốn ngoại chảy nhanh khỏi nước này do kinh tế giảm tốc và lãi suất ở Mỹ tăng lên. Vì lý do này mà Trung Quốc bị Nhật Bản “soán ngôi” chủ nợ lớn nhất của Mỹ.
Tuy nhiên, kết quả là đồng Nhân dân tệ vẫn giảm giá 6,6% so với USD trong năm ngoái, mức giảm mạnh nhất trong một năm kể từ năm 1994.
Trong vòng 2 năm qua, Trung Quốc được cho là đã chi tới 800 tỷ USD để hỗ trợ tỷ giá Nhân dân tệ, bên cạnh các biện pháp nhằm hạn chế việc chuyển tiền từ nước này ra nước ngoài.
Số liệu do Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 18/9 cho thấy, vào thời điểm cuối tháng 7/2017, Trung Quốc nắm giữ số trái phiếu, tín phiếu, và hối phiếu kho bạc Mỹ trị giá 1,17 nghìn tỷ USD, tăng 19,5 tỷ USD so với tháng 6. Đây là tháng thứ 6 liên tiếp Trung Quốc tăng nắm giữ nợ Mỹ.
Cùng thời điểm trên, Nhật Bản nắm 1,11 nghìn tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, tăng 22,3 tỷ USD so với tháng trước đó, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong khoảng 4 năm.
Trong tháng 6, Trung Quốc đã giành lại vị trí nước nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ nhất. Trước đó, vị trí này đã do Nhật Bản nắm giữ trong suốt 8 tháng.
Trung Quốc và Nhật Bản chiếm hơn 1/3 lượng trái phiếu kho bạc Mỹ trong tay các chủ nợ nước ngoài. Tổng lượng trái phiếu kho bạc Mỹ do chủ nợ nước ngoài nắm giữ đã tăng thêm 78,7 tỷ USD trong tháng 7, đạt mức 6,25 nghìn tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 6/2016.
Tháng 8 vừa qua, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng tháng thứ 7 liên tiếp, đạt mức 3,09 nghìn tỷ USD. Trái phiếu kho bạc Mỹ được cho là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dự trữ này.
Dòng vốn chảy khỏi Trung Quốc đã chậm lại nhờ việc Bắc Kinh thắt chặt kiểm soát vốn. Tỷ giá đồng Nhân dân tệ bởi thế đã được giữ vững. Từ đầu năm đến nay, Nhân dân tệ đã tăng giá khoảng 6%. Nhờ đó, Bắc Kinh không còn phải rút dự trữ ngoại hối để nâng đỡ tỷ giá đồng nội tệ như năm ngoái.
Với tỷ giá đồng nội tệ không còn giảm, tuần trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã bãi bỏ một yêu cầu dự trữ vốn được đặt ra nhằm hỗ trợ tỷ giá.
Năm 2016, Trung Quốc rút 320 tỷ USD dự trữ ngoại hối để cứu tỷ giá đồng nội tệ trong bối cảnh dòng vốn ngoại chảy nhanh khỏi nước này do kinh tế giảm tốc và lãi suất ở Mỹ tăng lên. Vì lý do này mà Trung Quốc bị Nhật Bản “soán ngôi” chủ nợ lớn nhất của Mỹ.
Tuy nhiên, kết quả là đồng Nhân dân tệ vẫn giảm giá 6,6% so với USD trong năm ngoái, mức giảm mạnh nhất trong một năm kể từ năm 1994.
Trong vòng 2 năm qua, Trung Quốc được cho là đã chi tới 800 tỷ USD để hỗ trợ tỷ giá Nhân dân tệ, bên cạnh các biện pháp nhằm hạn chế việc chuyển tiền từ nước này ra nước ngoài.