Dự trữ ngoại hối Trung Quốc chạm đáy 5 năm
Một dấu hiệu cho thấy vốn tiếp tục chảy khỏi Trung Quốc, bất chấp những tín hiệu bình ổn gần đây của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc trong tháng 10 giảm mạnh nhất 9 tháng, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2011. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy vốn tiếp tục chảy khỏi Trung Quốc, bất chấp những tín hiệu bình ổn gần đây của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Hãng tin Reuters cho biết, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 45,7 tỷ USD trong tháng trước, mức giảm mạnh nhất từ tháng 1, còn 3.121 tỷ USD. Trước đó, trong tháng 9, dự trữ ngoại hối của nước này giảm 19 tỷ USD.
Tháng 10 đánh dấu tháng thứ tư liên tiếp dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm. Ngoài ra, mức giảm của tháng 10 là lớn hơn dự báo của giới phân tích, và thậm chí còn lớn hơn mức giảm của 3 tháng trước đó cộng lại.
Giới phân tích cho rằng mức giảm lớn của dự trữ ngoại hối Trung Quốc trong tháng 10 chủ yếu xuất phát từ sự tăng giá của đồng USD.
“Cú giảm dự trữ ngoại hối mạnh nhất của Trung Quốc từ đầu năm đến nay liên quan nhiều hơn đến biến động tỷ giá hơn là sự can thiệp vào thị trường”, Capital Economics nhận định trong một báo cáo. “Dòng vốn chảy khỏi Trung Quốc vẫn ở mức cao nhưng có lẽ đã giảm trong tháng 10”.
Những dự báo cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất vào tháng 12 đã đưa tỷ giá đồng USD tăng khoảng 3% so với các đồng tiền chủ chốt trong tháng 10. Điều này khiến giá trị dự trữ ngoại hối của Trung Quốc bằng các đồng tiền khác suy giảm khi quy đổi ra USD.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng nói rằng sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc và tình trạng nợ nần gia tăng ở nước này đã khiến một lượng vốn lớn đã và đang chảy khỏi Trung Quốc, gây sức ép mất giá cho đồng Nhân dân tệ. Trong tháng 10, tỷ giá đồng nội tệ của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm so với đồng USD. Bởi vậy, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) được cho là đã bán ra USD từ dự trữ ngoại hối để hỗ trợ tỷ giá đồng nội tệ.
Trong tháng 9, PBoC đã bán ra lượng ngoại tệ trị giá 50,1 tỷ USD để hỗ trợ tỷ giá Nhân dân tệ trong bối cảnh dòng vốn chảy khỏi Trung Quốc gia tăng.
Một số chuyên gia còn nói Trung Quốc có thể đã bị thua lỗ vì đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ và nợ của một số quốc gia phát triển khác.
“Áp lực giảm giá đối với đồng Nhân dân tệ vẫn còn lớn bởi FED có thể tăng lãi suất vào tháng 12”, một báo cáo của Haitong Securities có đoạn viết.
Dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới của Trung Quốc đã giảm kỷ lục 513 tỷ USD trong năm 2015 sau khi Bắc Kinh phá giá đồng Nhân dân tệ dẫn tới các dòng vốn tháo chạy khỏi nước này, đe dọa nền kinh tế Trung Quốc, và khiến giới đầu tư toàn cầu hoảng hốt.
Các chiến lược gia tiền tệ được Reuters khảo sát dự báo đồng Nhân dân tệ sẽ mất giá thêm 2% trong 12 tháng tới, về mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,7% trong quý 3 vừa qua nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng và thị trường bất động sản tăng mạnh. Tuy vậy, một số nhà phân tích nói thị trường địa ốc Trung Quốc có thể đã đạt đỉnh, trong khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ngày càng lo ngại về những nguy cơ của việc dựa vào các biện pháp kích cầu dựa trên vay nợ trong thời gian quá lâu.
“Trong thời gian tới, chúng tôi cho rằng việc đồng Nhân dân tệ mất giá so với USD có thể khiến dòng vốn chảy khỏi Trung Quốc tăng tốc trở lại”, Capital Economics nhận xét.
Một báo cáo mới đây của tạp chí Hồ Nhuận cho biết sự mất giá của Nhân dân tệ là mối lo chính của hơn một nửa người siêu giàu ở Trung Quốc. Mối lo này khiến 60% người siêu giàu ở Trung Quốc tính mua bất động sản ở nước ngoài trong vòng 3 năm tới để bảo toàn tài sản.
Tháng 10 vừa qua, hơn một chục thành phố Trung Quốc đã siết kiểm soát thị trường địa ốc nhằm hạ sốt nhà đất. Bắc Kinh cũng đã tìm cách ngăn dòng vốn chảy qua biên giới bằng một loạt biện pháp lấp lỗ hổng quy định và mạnh tay hơn với hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp.
Hãng tin Reuters cho biết, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 45,7 tỷ USD trong tháng trước, mức giảm mạnh nhất từ tháng 1, còn 3.121 tỷ USD. Trước đó, trong tháng 9, dự trữ ngoại hối của nước này giảm 19 tỷ USD.
Tháng 10 đánh dấu tháng thứ tư liên tiếp dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm. Ngoài ra, mức giảm của tháng 10 là lớn hơn dự báo của giới phân tích, và thậm chí còn lớn hơn mức giảm của 3 tháng trước đó cộng lại.
Giới phân tích cho rằng mức giảm lớn của dự trữ ngoại hối Trung Quốc trong tháng 10 chủ yếu xuất phát từ sự tăng giá của đồng USD.
“Cú giảm dự trữ ngoại hối mạnh nhất của Trung Quốc từ đầu năm đến nay liên quan nhiều hơn đến biến động tỷ giá hơn là sự can thiệp vào thị trường”, Capital Economics nhận định trong một báo cáo. “Dòng vốn chảy khỏi Trung Quốc vẫn ở mức cao nhưng có lẽ đã giảm trong tháng 10”.
Những dự báo cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất vào tháng 12 đã đưa tỷ giá đồng USD tăng khoảng 3% so với các đồng tiền chủ chốt trong tháng 10. Điều này khiến giá trị dự trữ ngoại hối của Trung Quốc bằng các đồng tiền khác suy giảm khi quy đổi ra USD.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng nói rằng sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc và tình trạng nợ nần gia tăng ở nước này đã khiến một lượng vốn lớn đã và đang chảy khỏi Trung Quốc, gây sức ép mất giá cho đồng Nhân dân tệ. Trong tháng 10, tỷ giá đồng nội tệ của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm so với đồng USD. Bởi vậy, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) được cho là đã bán ra USD từ dự trữ ngoại hối để hỗ trợ tỷ giá đồng nội tệ.
Trong tháng 9, PBoC đã bán ra lượng ngoại tệ trị giá 50,1 tỷ USD để hỗ trợ tỷ giá Nhân dân tệ trong bối cảnh dòng vốn chảy khỏi Trung Quốc gia tăng.
Một số chuyên gia còn nói Trung Quốc có thể đã bị thua lỗ vì đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ và nợ của một số quốc gia phát triển khác.
“Áp lực giảm giá đối với đồng Nhân dân tệ vẫn còn lớn bởi FED có thể tăng lãi suất vào tháng 12”, một báo cáo của Haitong Securities có đoạn viết.
Dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới của Trung Quốc đã giảm kỷ lục 513 tỷ USD trong năm 2015 sau khi Bắc Kinh phá giá đồng Nhân dân tệ dẫn tới các dòng vốn tháo chạy khỏi nước này, đe dọa nền kinh tế Trung Quốc, và khiến giới đầu tư toàn cầu hoảng hốt.
Các chiến lược gia tiền tệ được Reuters khảo sát dự báo đồng Nhân dân tệ sẽ mất giá thêm 2% trong 12 tháng tới, về mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,7% trong quý 3 vừa qua nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng và thị trường bất động sản tăng mạnh. Tuy vậy, một số nhà phân tích nói thị trường địa ốc Trung Quốc có thể đã đạt đỉnh, trong khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ngày càng lo ngại về những nguy cơ của việc dựa vào các biện pháp kích cầu dựa trên vay nợ trong thời gian quá lâu.
“Trong thời gian tới, chúng tôi cho rằng việc đồng Nhân dân tệ mất giá so với USD có thể khiến dòng vốn chảy khỏi Trung Quốc tăng tốc trở lại”, Capital Economics nhận xét.
Một báo cáo mới đây của tạp chí Hồ Nhuận cho biết sự mất giá của Nhân dân tệ là mối lo chính của hơn một nửa người siêu giàu ở Trung Quốc. Mối lo này khiến 60% người siêu giàu ở Trung Quốc tính mua bất động sản ở nước ngoài trong vòng 3 năm tới để bảo toàn tài sản.
Tháng 10 vừa qua, hơn một chục thành phố Trung Quốc đã siết kiểm soát thị trường địa ốc nhằm hạ sốt nhà đất. Bắc Kinh cũng đã tìm cách ngăn dòng vốn chảy qua biên giới bằng một loạt biện pháp lấp lỗ hổng quy định và mạnh tay hơn với hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp.