Dự trữ ngoại hối Trung Quốc tuột mốc 3 nghìn tỷ USD
Một số nhà phân tích thậm chí lo ngại rằng dự trữ ngoại hối giảm liên tục có thể dẫn tới việc Bắc Kinh phá giá đồng Nhân dân tệ
Dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới của Trung Quốc đã giảm dưới ngưỡng 3 nghìn tỷ USD trong tháng 1 vừa qua, xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm, sau khi đồng Nhân dân tệ có năm giảm giá mạnh nhất hơn 2 thập kỷ vào năm 2016.
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) công bố ngày 7/2 cho biết dự trữ ngoại hối của nước này giảm 12,3 tỷ USD trong tháng đầu tiên của năm 2017, còn 2,998 nghìn tỷ USD.
Trước đó, giới phân tích dự báo dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm còn 3,004 nghìn tỷ trong tháng 1.
Năm 2016, dự trữ ngoại hối của nước này “bốc hơi” 320 tỷ USD, trong đó mức giảm của tháng 12 là 41 tỷ USD. Năm 2015, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 513 tỷ USD, mức giảm mạnh chưa từng có trong lịch sử.
Việc dự trữ ngoại hối liên tục sụt giảm có thể buộc các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tiếp tục thắt chặt các biện pháp kiểm soát dòng vốn chảy khỏi nước này và tăng cường giám sát việc các công ty chuyển tiền ra nước ngoài.
Mới đây, cơ quan chức năng Trung Quốc đã siết quy định về chuyển đổi Nhân dân tệ sang ngoại tệ. Theo đó, mỗi cá nhân chỉ được đổi Nhân dân tệ sang số ngoại tệ trị giá 50.000 USD mỗi năm, bắt đầu từ ngày 1/1 năm nay.
“Với dự trữ ngoại hối giảm dưới ngưỡng tâm lý quan trọng 3 nghìn tỷ USD, sức ép đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ gia tăng trong việc ngăn dự trữ ngoại hối giảm sâu hơn”, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IHS Global Insight, ông Rajiv Biswas, nhận định.
“Chính phủ Trung Quốc và PBoC đang phải đối mặt với một cuộc chiến lớn, vừa ngăn dòng vốn tiếp tục tháo chạy ở nước này, vừa cố gắng duy trì niềm tin vào đồng Nhân dân tệ”, ông Biswas nói.
Dòng vốn chảy khỏi Trung Quốc đã gia tăng trong những tháng gần đây, sau khi tỷ giá đồng Nhân dân tệ giảm 6,5% trong năm 2016, mức giảm trong một năm mạnh nhất kể từ năm 1994. Theo ước tính của hãng tin Bloomberg, 739 tỷ USD đã chảy khỏi Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2016.
Trong tháng 1 vừa qua, đồng Nhân dân tệ giao dịch ngoài thị trường Trung Quốc đại lục tăng giá 1%, chủ yếu do sự giảm giá của đồng USD. Ngoài ra, các biện pháp siết kiểm soát dòng vốn mà Bắc Kinh đưa ra cũng bắt đầu phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, giới chuyên gia dự báo áp lực giảm giá đối với Nhân dân tệ sẽ gia tăng trở lại trong thời gian tới, nhất là trong trường hợp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất. Mức lãi suất cơ bản đồng USD sẽ thúc đẩy các dòng vốn chảy mạnh khỏi các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, theo đó thử thách các biện pháp kiểm soát vốn của nước này.
Theo hãng tin Reuters, một số nhà phân tích thậm chí lo ngại rằng dự trữ ngoại hối giảm liên tục có thể dẫn tới việc Bắc Kinh phá giá đồng Nhân dân tệ do không thể rút mãi dự trữ để đỡ tỷ giá đồng nội tệ.
Số liệu do PBoC công bố cho thấy dự trữ vàng của Trung Quốc đã tăng lên mức gần 71,3 tỷ USD vào cuối tháng 1, từ mức gần 68 tỷ USD vào cuối tháng 12/2016.
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) công bố ngày 7/2 cho biết dự trữ ngoại hối của nước này giảm 12,3 tỷ USD trong tháng đầu tiên của năm 2017, còn 2,998 nghìn tỷ USD.
Trước đó, giới phân tích dự báo dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm còn 3,004 nghìn tỷ trong tháng 1.
Năm 2016, dự trữ ngoại hối của nước này “bốc hơi” 320 tỷ USD, trong đó mức giảm của tháng 12 là 41 tỷ USD. Năm 2015, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm 513 tỷ USD, mức giảm mạnh chưa từng có trong lịch sử.
Việc dự trữ ngoại hối liên tục sụt giảm có thể buộc các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tiếp tục thắt chặt các biện pháp kiểm soát dòng vốn chảy khỏi nước này và tăng cường giám sát việc các công ty chuyển tiền ra nước ngoài.
Mới đây, cơ quan chức năng Trung Quốc đã siết quy định về chuyển đổi Nhân dân tệ sang ngoại tệ. Theo đó, mỗi cá nhân chỉ được đổi Nhân dân tệ sang số ngoại tệ trị giá 50.000 USD mỗi năm, bắt đầu từ ngày 1/1 năm nay.
“Với dự trữ ngoại hối giảm dưới ngưỡng tâm lý quan trọng 3 nghìn tỷ USD, sức ép đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ gia tăng trong việc ngăn dự trữ ngoại hối giảm sâu hơn”, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IHS Global Insight, ông Rajiv Biswas, nhận định.
“Chính phủ Trung Quốc và PBoC đang phải đối mặt với một cuộc chiến lớn, vừa ngăn dòng vốn tiếp tục tháo chạy ở nước này, vừa cố gắng duy trì niềm tin vào đồng Nhân dân tệ”, ông Biswas nói.
Dòng vốn chảy khỏi Trung Quốc đã gia tăng trong những tháng gần đây, sau khi tỷ giá đồng Nhân dân tệ giảm 6,5% trong năm 2016, mức giảm trong một năm mạnh nhất kể từ năm 1994. Theo ước tính của hãng tin Bloomberg, 739 tỷ USD đã chảy khỏi Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2016.
Trong tháng 1 vừa qua, đồng Nhân dân tệ giao dịch ngoài thị trường Trung Quốc đại lục tăng giá 1%, chủ yếu do sự giảm giá của đồng USD. Ngoài ra, các biện pháp siết kiểm soát dòng vốn mà Bắc Kinh đưa ra cũng bắt đầu phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, giới chuyên gia dự báo áp lực giảm giá đối với Nhân dân tệ sẽ gia tăng trở lại trong thời gian tới, nhất là trong trường hợp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất. Mức lãi suất cơ bản đồng USD sẽ thúc đẩy các dòng vốn chảy mạnh khỏi các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, theo đó thử thách các biện pháp kiểm soát vốn của nước này.
Theo hãng tin Reuters, một số nhà phân tích thậm chí lo ngại rằng dự trữ ngoại hối giảm liên tục có thể dẫn tới việc Bắc Kinh phá giá đồng Nhân dân tệ do không thể rút mãi dự trữ để đỡ tỷ giá đồng nội tệ.
Số liệu do PBoC công bố cho thấy dự trữ vàng của Trung Quốc đã tăng lên mức gần 71,3 tỷ USD vào cuối tháng 1, từ mức gần 68 tỷ USD vào cuối tháng 12/2016.