Đức cân nhắc trục xuất người di cư sau vụ tấn công tình dục
Vụ tấn công ở Cologne khiến nhiều người Đức càng thêm bất bình với Thủ tướng Merkel
Trong số những nghi phạm liên quan đến vụ tấn công tình dục quy mô lớn vào đêm giao thừa vừa qua ở Cologne, Đức, có khoảng 20 người là những người xin tị nạn - giới chức nước này cho biết ngày 8/1.
Vụ việc này đang làm dấy lên tranh cãi xung quanh việc Đức “trải thảm đỏ” đón một lượng người di cư khổng lồ.
Theo tin từ Reuters, khoảng 121 phụ nữ đã bị cướp, đe dọa hoặc tấn công tình dục bởi những nhóm đàn ông người nước ngoài trong lễ đón năm mới ở khu vực gần nhà thờ Thiên chúa giáo tại trung tâm Cologne.
Vụ tấn công khiến nhiều người Đức bị sốc, dẫn tới những lời kêu gọi siết chặt quy định đối với người di cư và trừng phạt những người di cư phạm tội, trong đó có khả năng trục xuất những người này. Ngày 8/1, cảnh sát trưởng Cologne Wolfgang Albers - người chịu nhiều chỉ trích về các xử lý vụ tấn công tình dục đêm giao thừa - đã bị cách chức.
Năm 2015, Đức đón khoảng 1,1 triệu người di cư, nhiều hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào khác. Phần lớn người di cư này là những người chạy trốn chiến tranh và đói nghèo ở Trung Đông.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chống lại sức ép trong nước đòi đưa ra một mức trần chính thức về tiếp nhận người di cư. Tuy nhiên, vụ tấn công ở Cologne đã khiến nhiều người Đức càng thêm bất bình với chính sách của nữ Thủ tướng.
Cảnh sát Cologne ngày 8/1 tuyên bố đã bắt giữ hai nam giới tuổi 16 và 23 gốc Bắc Phi liên quan đến vụ tấn công.
Cảnh sát liên bang Đức tuyên bố đã nhận diện được 32 người bị tình nghi có vai trò trong vụ tấn công, trong đó 22 người đang làm thủ tục xin tị nạn ở Đức. Trong số 32 nghi phạm này, có 9 người Algeria, 8 người Morocco, 5 người Iran, và 4 người Syria.
Đảng Liên đoàn Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của bà Merkel đã kêu gọi có hình phạt mạnh tay hơn đối với những người xin tị nạn có hành vi phạm tội.
Theo một tài liệu mà Reuters thu thập được trước một cuộc họp lãnh đạo của đảng này ngày 8/1, CDU muốn những người lĩnh án tù hoặc cải tạo không được phép tị nạn ở Đức.
“Vì sao người dân đóng thuế của Đức phải trả tiền để giam giữ những tên tội phạm ngoại quốc này trong nhà tù”, Phó thủ tướng Đức Sigma Gabriel, thủ lĩnh Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), một đảng liên minh với CDU, phát biểu.
Tài liệu trên cũng kêu gọi siết quy định về trục xuất người xin tị nạn phạm tội, tăng cường giám sát bằng video, và thiết lập tội danh mới về tấn công thân thể. Hiện nay, luật của Đức chỉ cho phép trục xuất người tị nạn đã ngồi tù ít nhất 3 năm.
Theo tin từ Reuters, khoảng 121 phụ nữ đã bị cướp, đe dọa hoặc tấn công tình dục bởi những nhóm đàn ông người nước ngoài trong lễ đón năm mới ở khu vực gần nhà thờ Thiên chúa giáo tại trung tâm Cologne.
Vụ tấn công khiến nhiều người Đức bị sốc, dẫn tới những lời kêu gọi siết chặt quy định đối với người di cư và trừng phạt những người di cư phạm tội, trong đó có khả năng trục xuất những người này. Ngày 8/1, cảnh sát trưởng Cologne Wolfgang Albers - người chịu nhiều chỉ trích về các xử lý vụ tấn công tình dục đêm giao thừa - đã bị cách chức.
Năm 2015, Đức đón khoảng 1,1 triệu người di cư, nhiều hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào khác. Phần lớn người di cư này là những người chạy trốn chiến tranh và đói nghèo ở Trung Đông.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chống lại sức ép trong nước đòi đưa ra một mức trần chính thức về tiếp nhận người di cư. Tuy nhiên, vụ tấn công ở Cologne đã khiến nhiều người Đức càng thêm bất bình với chính sách của nữ Thủ tướng.
Cảnh sát Cologne ngày 8/1 tuyên bố đã bắt giữ hai nam giới tuổi 16 và 23 gốc Bắc Phi liên quan đến vụ tấn công.
Cảnh sát liên bang Đức tuyên bố đã nhận diện được 32 người bị tình nghi có vai trò trong vụ tấn công, trong đó 22 người đang làm thủ tục xin tị nạn ở Đức. Trong số 32 nghi phạm này, có 9 người Algeria, 8 người Morocco, 5 người Iran, và 4 người Syria.
Đảng Liên đoàn Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của bà Merkel đã kêu gọi có hình phạt mạnh tay hơn đối với những người xin tị nạn có hành vi phạm tội.
Theo một tài liệu mà Reuters thu thập được trước một cuộc họp lãnh đạo của đảng này ngày 8/1, CDU muốn những người lĩnh án tù hoặc cải tạo không được phép tị nạn ở Đức.
“Vì sao người dân đóng thuế của Đức phải trả tiền để giam giữ những tên tội phạm ngoại quốc này trong nhà tù”, Phó thủ tướng Đức Sigma Gabriel, thủ lĩnh Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), một đảng liên minh với CDU, phát biểu.
Tài liệu trên cũng kêu gọi siết quy định về trục xuất người xin tị nạn phạm tội, tăng cường giám sát bằng video, và thiết lập tội danh mới về tấn công thân thể. Hiện nay, luật của Đức chỉ cho phép trục xuất người tị nạn đã ngồi tù ít nhất 3 năm.