“Đừng đổ hết cho giá thép tăng”
Chủ tịch Hiệp hội Thép "phản biện" những nghi ngờ của dư luận về việc doanh nghiệp ngành thép tăng giá bất hợp lý
Trước nghi ngờ của dư luận về việc doanh nghiệp ngành thép lợi dụng giá phôi tăng và “lùng nhùng” chi phí gia công để tăng giá bất hợp lý, Bộ Tài chính đang chuẩn bị thành lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra kết cấu giá thành sản xuất thép.
VnEconomy đã có cuộc trò chuyện với ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nhân sự kiện này.
Thưa ông, Bộ Tài chính cho biết, trong 6 tháng đầu 2007, Nhà nước phải điều chỉnh 1.800 tỷ đồng đối với các công trình xây dựng cơ bản do giá thép xây dựng tăng. Ông có ý kiến gì về con số này?
Tôi nghĩ, khi lập một dự án, bao giờ cũng đề cập tới phương án dự phòng và không thể không nhắc đến yếu tố trượt giá của nguyên liệu đầu vào. Các chủ thầu trước khi mang hồ sơ đến chủ đầu tư đấu thầu đều tính toán lời lãi bao nhiêu, sau khi đã cân nhắc việc trượt giá.
Vì thế, giá nguyên vật liệu có trượt thì cũng nằm trong dự toán tổng mức đầu tư từng dự án. Với tôi, con số 1.800 tỷ đồng điều chỉnh đầu tư chẳng có ý nghĩa gì.
Nói rằng, giá thép tăng đã làm tăng điều chỉnh đầu tư và kêu ngành thép, vậy còn đối với doanh nghiệp thép khi dầu FO, than cốc, xăng dầu... tăng thì kêu ai?
Đó là tôi chưa nói, hiện nay nhiều doanh nghiệp trước đó nhập khẩu phôi với giá 534 USD/tấn nay giá phôi xuống còn 530 USD, thậm chí 508 USD/tấn nhưng vẫn phải bán với giá phôi hiện tại thì cũng phải chịu chứ sao. Mỗi tấn phôi nhập về lỗ mấy chục USD, nếu vài vạn tấn thì lỗ bao nhiêu? Cả ngành thép sẽ lỗ bao nhiêu? Đừng đổ hết cho giá thép tăng!
Được biết, Bộ Tài chính đang thành lập đoàn liên ngành kiểm tra kết cấu giá thành sản xuất thép xây dựng. Ông nghĩ sao?
VSA đã nhận được văn bản yêu cầu báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh thép xây dựng, số lượng, đơn giá phôi nhập khẩu từng doanh nghiệp cũng như kết cấu giá thành thép thành phẩm. Chúng tôi đã có văn bản trả lời Bộ Tài chính sau một tuần kể từ ngày nhận được văn bản.
Tuy nhiên, VSA không có chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các thành viên nên không kê khai chi phí giá thành sản xuất như chi phí sản xuất trực tiếp, gián tiếp... theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
Trước tình hình giá cả biến động, việc kiểm tra để kiểm soát giá cả, đặc biệt đối với các mặt hàng thiết yếu là điều hoàn toàn bình thường của cơ quan chức năng.
Có ý kiến rằng, chi phí gia công một tấn phôi ra thép chỉ 30 USD nhưng nhiều doanh nghiệp lại kê khai là 50 USD hoặc hơn để đẩy cao giá bán. Ông giải thích như thế nào?
Điều này còn tuỳ thuộc vào từng nhà máy.
Những nhà máy đầu tư từ 1995 đã khấu hao và trả nợ hết thì gia công chỉ hơn 30 USD/tấn. Còn những nhà máy mới hoạt động từ 2001 đến nay, vẫn đang khấu hao và trả lãi vay ngân hàng thì phí gia công lên tới 50 - 60 USD/tấn nhưng trong bảng tính của VSA chỉ 50 USD/tấn. Đây chính là sự phân bổ chi phí theo giá thành sản phẩm mà ngành nào cũng làm thế.
Những nhà máy nào đầu tư với số vốn lớn thì phải khấu hao nhanh và đương nhiên sẽ đội vào giá thành sản xuất. Tại thời điểm VSA báo cáo Bộ tài chính, giá thành sản xuất tại xưởng trên một tấn phôi như sau: 513 USD (giá phôi) + 25,65 USD (5 % thuế nhập khẩu) + 10 USD (vận tải và kho bãi) + 50 USD (gia công cán) + 29,93 USD (5% VAT), tổng cộng: 628,58 USD, tương đương 10.132.709 đồng/tấn.
Chi phí gia công 50 USD/tấn là hoàn toàn thực tế. Điều này có thể được kiểm chứng qua việc thép xây dựng các nước Đông Nam Á không thể nhập khẩu vào Việt Nam vì tiền gia công trên mỗi tấn thép đều thế hoặc cao hơn. Chỉ có chi phí gia công thép ở Trung Quốc có thấp hơn do quy mô sản lượng của họ lớn gấp hàng trăm lần và không bị mất tiền vận chuyển khi mua phôi ở nước ngoài.
Nhưng dư luận phản ứng doanh nghiệp biết phôi sắp tăng giá, tranh thủ mua giá thấp, đến thời điểm phôi tăng giá tranh thủ đẩy mạnh công suất bán giá cao với lý do “phôi tăng thì thép tăng”. Ý kiến của ông?
Tôi là người kinh doanh nên khi giá phôi tăng là tôi cũng phải tăng giá bán để tái sản xuất. Chẳng lẽ bán một tấn thép với giá phôi cũ để mua được 0,8 tấn phôi trong thời điểm hiện tại à?
Ví dụ, hiện tại tôi đang mua với giá 500 USD/tấn đến khi tăng lên 513 USD thì tôi cũng phải đuổi dần với số 513 USD để tái sản xuất, chứ không thể bán theo giá 500 USD được. Nếu phải bán giá thép thấp ngay cả khi giá phôi cao là trái với quy luật thị trường, doanh nghiệp không đảm bảo tái sản xuất và sẽ phá sản.
Giả sử, các doanh nghiệp liên kết với nhau để tăng giá thì VSA xử lý như thế nào?
Không thể có chuyện liên kết tăng giá. Cung thép xây dựng hiện nay đang gấp 1,5 lần cầu, doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau quyết liệt, trong khi giá cả không chênh lệch nhau. Vì thế, không thể liên kết để tạo ra một mức giá chung.
Trong phạm vi hoạt động của mình, để kiểm soát giá bán của từng doanh nghiệp, VSA thực hiện kiểm tra chéo và giám sát của Ban kiểm soát của VSA. Có nghĩa, ngoài việc các doanh nghiệp tự công bố giá bán của mình cho VSA thì VSA còn yêu cầu các doanh nghiệp kiểm tra giá bán lẫn nhau và báo cáo lên VSA.
Khi có kết quả, Ban kiểm soát tiến hành kiểm tra, lúc đó mới thống nhất mức giá chung để báo cáo các ban ngành. Vì vậy, không thể có chuyện liên kết tăng giá bất hợp lý.
VnEconomy đã có cuộc trò chuyện với ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nhân sự kiện này.
Thưa ông, Bộ Tài chính cho biết, trong 6 tháng đầu 2007, Nhà nước phải điều chỉnh 1.800 tỷ đồng đối với các công trình xây dựng cơ bản do giá thép xây dựng tăng. Ông có ý kiến gì về con số này?
Tôi nghĩ, khi lập một dự án, bao giờ cũng đề cập tới phương án dự phòng và không thể không nhắc đến yếu tố trượt giá của nguyên liệu đầu vào. Các chủ thầu trước khi mang hồ sơ đến chủ đầu tư đấu thầu đều tính toán lời lãi bao nhiêu, sau khi đã cân nhắc việc trượt giá.
Vì thế, giá nguyên vật liệu có trượt thì cũng nằm trong dự toán tổng mức đầu tư từng dự án. Với tôi, con số 1.800 tỷ đồng điều chỉnh đầu tư chẳng có ý nghĩa gì.
Nói rằng, giá thép tăng đã làm tăng điều chỉnh đầu tư và kêu ngành thép, vậy còn đối với doanh nghiệp thép khi dầu FO, than cốc, xăng dầu... tăng thì kêu ai?
Đó là tôi chưa nói, hiện nay nhiều doanh nghiệp trước đó nhập khẩu phôi với giá 534 USD/tấn nay giá phôi xuống còn 530 USD, thậm chí 508 USD/tấn nhưng vẫn phải bán với giá phôi hiện tại thì cũng phải chịu chứ sao. Mỗi tấn phôi nhập về lỗ mấy chục USD, nếu vài vạn tấn thì lỗ bao nhiêu? Cả ngành thép sẽ lỗ bao nhiêu? Đừng đổ hết cho giá thép tăng!
Được biết, Bộ Tài chính đang thành lập đoàn liên ngành kiểm tra kết cấu giá thành sản xuất thép xây dựng. Ông nghĩ sao?
VSA đã nhận được văn bản yêu cầu báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh thép xây dựng, số lượng, đơn giá phôi nhập khẩu từng doanh nghiệp cũng như kết cấu giá thành thép thành phẩm. Chúng tôi đã có văn bản trả lời Bộ Tài chính sau một tuần kể từ ngày nhận được văn bản.
Tuy nhiên, VSA không có chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các thành viên nên không kê khai chi phí giá thành sản xuất như chi phí sản xuất trực tiếp, gián tiếp... theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
Trước tình hình giá cả biến động, việc kiểm tra để kiểm soát giá cả, đặc biệt đối với các mặt hàng thiết yếu là điều hoàn toàn bình thường của cơ quan chức năng.
Có ý kiến rằng, chi phí gia công một tấn phôi ra thép chỉ 30 USD nhưng nhiều doanh nghiệp lại kê khai là 50 USD hoặc hơn để đẩy cao giá bán. Ông giải thích như thế nào?
Điều này còn tuỳ thuộc vào từng nhà máy.
Những nhà máy đầu tư từ 1995 đã khấu hao và trả nợ hết thì gia công chỉ hơn 30 USD/tấn. Còn những nhà máy mới hoạt động từ 2001 đến nay, vẫn đang khấu hao và trả lãi vay ngân hàng thì phí gia công lên tới 50 - 60 USD/tấn nhưng trong bảng tính của VSA chỉ 50 USD/tấn. Đây chính là sự phân bổ chi phí theo giá thành sản phẩm mà ngành nào cũng làm thế.
Những nhà máy nào đầu tư với số vốn lớn thì phải khấu hao nhanh và đương nhiên sẽ đội vào giá thành sản xuất. Tại thời điểm VSA báo cáo Bộ tài chính, giá thành sản xuất tại xưởng trên một tấn phôi như sau: 513 USD (giá phôi) + 25,65 USD (5 % thuế nhập khẩu) + 10 USD (vận tải và kho bãi) + 50 USD (gia công cán) + 29,93 USD (5% VAT), tổng cộng: 628,58 USD, tương đương 10.132.709 đồng/tấn.
Chi phí gia công 50 USD/tấn là hoàn toàn thực tế. Điều này có thể được kiểm chứng qua việc thép xây dựng các nước Đông Nam Á không thể nhập khẩu vào Việt Nam vì tiền gia công trên mỗi tấn thép đều thế hoặc cao hơn. Chỉ có chi phí gia công thép ở Trung Quốc có thấp hơn do quy mô sản lượng của họ lớn gấp hàng trăm lần và không bị mất tiền vận chuyển khi mua phôi ở nước ngoài.
Nhưng dư luận phản ứng doanh nghiệp biết phôi sắp tăng giá, tranh thủ mua giá thấp, đến thời điểm phôi tăng giá tranh thủ đẩy mạnh công suất bán giá cao với lý do “phôi tăng thì thép tăng”. Ý kiến của ông?
Tôi là người kinh doanh nên khi giá phôi tăng là tôi cũng phải tăng giá bán để tái sản xuất. Chẳng lẽ bán một tấn thép với giá phôi cũ để mua được 0,8 tấn phôi trong thời điểm hiện tại à?
Ví dụ, hiện tại tôi đang mua với giá 500 USD/tấn đến khi tăng lên 513 USD thì tôi cũng phải đuổi dần với số 513 USD để tái sản xuất, chứ không thể bán theo giá 500 USD được. Nếu phải bán giá thép thấp ngay cả khi giá phôi cao là trái với quy luật thị trường, doanh nghiệp không đảm bảo tái sản xuất và sẽ phá sản.
Giả sử, các doanh nghiệp liên kết với nhau để tăng giá thì VSA xử lý như thế nào?
Không thể có chuyện liên kết tăng giá. Cung thép xây dựng hiện nay đang gấp 1,5 lần cầu, doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau quyết liệt, trong khi giá cả không chênh lệch nhau. Vì thế, không thể liên kết để tạo ra một mức giá chung.
Trong phạm vi hoạt động của mình, để kiểm soát giá bán của từng doanh nghiệp, VSA thực hiện kiểm tra chéo và giám sát của Ban kiểm soát của VSA. Có nghĩa, ngoài việc các doanh nghiệp tự công bố giá bán của mình cho VSA thì VSA còn yêu cầu các doanh nghiệp kiểm tra giá bán lẫn nhau và báo cáo lên VSA.
Khi có kết quả, Ban kiểm soát tiến hành kiểm tra, lúc đó mới thống nhất mức giá chung để báo cáo các ban ngành. Vì vậy, không thể có chuyện liên kết tăng giá bất hợp lý.