17:48 27/05/2019

Đừng dùng thuốc khi có niềm tin sai lệch

Hoài Phương

Chúng ta đều đã nghe về "hiệu ứng giả dược" nổi tiếng. Nhưng liệu bạn đã biết đến trường hợp ngược lại của nó, một hiệu ứng khá nguy hiểm có tên "nocebo"?


Khi người bệnh được cho dùng một chất nào đó không phải là thuốc nhưng có sự tin tưởng tuyệt đối đó là thuốc thật và cơ thể có những đáp ứng cải thiện tình trạng bệnh giống như hiệu quả của thuốc thật thì hiện tượng đó được gọi là "hiệu ứng placebo". Ngược lại, khi người bệnh xuất hiện những tác dụng không mong muốn giống như thuốc thật thì hiện tượng đó được gọi là "hiệu ứng nocebo".Giống như nhân vật phản diện, hiệu ứng nocebo hoạt động vì những niềm tin sai lệch. Bệnh nhân tin rằng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nguy hại. Những hiệu ứng này biến mất khi đối tượng phát hiện ra rằng anh ta đã được thông báo sai. Các quá trình thần kinh đáng kinh ngạc mà sản xuất những thay đổi này là do sự kích thích của vỏ não trước, trước và trước cingulate.Nó tương tự như amygdala, tủy sống, chất xám periaqueducal và hạt nhân accumbens, theo các nghiên cứu cộng hưởng từ, ảnh hưởng đến nhận thức về sức khỏe.
Đừng dùng thuốc khi có niềm tin sai lệch - Ảnh 1.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, hiệu ứng nocebo (luôn cảm thấy nặng nề, suy nghĩ tiêu cực) trở nên phổ biến. Theo nghiên cứu của bác sĩ Dimos Mitsikostas thuộc bệnh viện Athens Naval (Hy Lạp), trong lịch sử đã có nhiều trường hợp hiệu ứng nocebo quá mạnh trong quá trình điều trị.  Như trong thử nghiệm điều trị chứng Parkinson bằng hiệu ứng giả dược, chỉ 65% ghi nhận có tiến triển và hơn 10% phải từ bỏ do hiệu ứng nocebo - một tỷ lệ khá cao.GS. Andrea Evers - nhà tâm lý học sức khỏe Đại học Leiden, Hà Lan giải thích: Hiệu ứng nocebo gần như là đối lập với hiệu ứng placebo mà lâu nay chúng ta biết đến, nó hoạt động dựa trên các điều kiện tiêu cực giả định. Ví dụ, các bệnh nhân ung thư có nguy cơ cao bị buồn nôn sau khi hóa trị, do đó, họ luôn chờ đợi tác dụng phụ bất lợi này và chính sự lo lắng tạo ra kỳ vọng tiêu cực. Trong khi sức mạnh tích cực của hiệu ứng placebo được biết rõ thì chúng ta lại thường bỏ qua các tác động tiêu cực của hiệu ứng nocebo.GS. Andrea Everscho biết: Hiệu ứng nocebo có thể được quan sát thấy thường xuyên trong các thử nghiệm lâm sàng. Bệnh nhân có cùng một loại và số lượng các tác dụng phụ (giống như những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc thực sự) chỉ bởi vì họ đã đọc các thông tin trong hướng dẫn sử dụng.
Đừng dùng thuốc khi có niềm tin sai lệch - Ảnh 2.
Cùng quan điểm này, GS.TS. Christian Büchel - nhà nghiên cứu thần kinh và nhà nghiên cứu hiệu ứng nocebo thuộc Trung tâm Y khoa Đại học Hamburg-Eppendorf, Đức cho biết: Hiệu ứng nocebo có tác động rất lớn đến kết quả lâm sàng, thậm chí nhiều hơn hiệu ứng placebo.
Nói cách khác, những suy nghĩ tiêu cực tiếp nhận qua bạn bè, hàng xóm, có thể lây lan rất nhanh - gây nên hiệu ứng nocebo cộng đồng. Thậm chí, một nghiên cứu khác còn cho thấy hiệu ứng nocebo có thể lan truyền chỉ thông qua việc quan sát - như việc nhìn thấy một bệnh nhân đau đớn sẽ khiến bệnh nhân khác thậm chí còn đau hơn.Hiệu ứng này còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người theo nhiều cách, như thực phẩm. Theo một khảo sát tại Anh, 20% người cho rằng dạ dày họ không thể hấp thụ một số loại thức ăn nhất định, nhưng thực tế chỉ 10% số đó là thực sự có vấn đề.
Đừng dùng thuốc khi có niềm tin sai lệch - Ảnh 3.
Các chuyên gia cho rằng, cần sớm phát triển những quy trình mới về việc cung cấp thông tin cho bệnh nhân, vì tính chất lan truyền của hiệu ứng nocebo có thể khiến tác dụng phụ trên cá nhân lan truyền ra tập thể. Ngoài ra, mối giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân có vai trò rất lớn trong việc cân bằng các thông điệp tích cực và tiêu cực, bao gồm việc đảm bảo bệnh nhân hiểu được lý do điều trị. Có nhiều trường hợp sẽ chú ý đến phần tiêu cực của thông tin, như quá chú ý về tác dụng phụ. Do đó, bác sĩ cần giải thích tạo được sự tin tưởng vào tác dụng tích cực và thông tin trung thực về các tác dụng phụ.

(Theo Balanced Achievement)