Dừng hỗ trợ lãi suất: Từ từ hay đúng hạn?
Quan điểm về gói kích cầu thứ hai của hai vị chủ nhiệm ủy ban Kinh tế và Tài chính - Ngân sách của Quốc hội
Trong khi Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế kiên trì quan điểm “không nên tiếp tục” thì Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách lại “rất đồng tình” với quyết định kéo dài hỗ trợ lãi suất ngắn hạn của Chính phủ.
Trước đó, vào đầu kỳ họp Quốc hội thứ sáu, cả hai ủy ban này đều kiến nghị dừng hỗ trợ lãi suất ngắn hạn theo Quyết định 131/QĐ -TTg đúng thời hạn (31/12/2009).
Lý do khiến Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho rằng nên dừng lại vì cũng chỉ có 20% trong tổng số hơn 400 nghìn doanh nghiệp được nhận hỗ trợ, gây ra sự bất bình đẳng trên một “sân chơi” chung. Nguyên nhân quan trọng hơn là việc kiểm soát sử dụng vốn có đúng mục đích hay không là rất khó. Điều này còn làm méo mó thị trường tiền tệ nên ủy ban mới kiến nghị năm 2009 chấm dứt gói hỗ trợ lãi suất 4% đúng thời hạn.
"Và đến nay chúng tôi vẫn giữ quan điểm này", Chủ nhiệm Hà Văn Hiền nhấn mạnh.
Trong khi đó, ủng hộ phương án của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng đây là một giải pháp trung dung giữa hai quan điểm nên kéo dài cả hỗ trợ lãi suất ngắn hạn và nên dừng ngắn hạn, chỉ hỗ trợ trung và dài hạn.
Ông Phùng Quốc Hiển cho biết, qua trao đổi, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đánh giá so với phương án ban đầu đặt ra thì phương án này tích cực hơn, không làm doanh nghiệp bất ngờ, không gây sốc. Hơn nữa kéo dài một quý cũng không phải quá dài.
Tuy nhiên, theo phân tích của chủ nhiệm Hà Văn Hiền thì chính sách hỗ trợ của Chính phủ đưa ra từ ngày 1/1/2009, và ngay lúc đó đã xác định thời điểm dừng lại là 31/12/2009. Cả người vay và cho vay đều đã có kế hoạch sử dụng đồng vốn, vậy nên không thể nói là bị sốc được, ông Hiền khẳng định.
"Nếu tiếp tục kéo dài chính sách hỗ trợ này sang đến hết quý 1/2010 thì liệu 20% số doanh nghiệp trước đây được vay bây giờ có vay tiếp nữa không? Vậy, ai bị sốc, bị hẫng hụt ở đây?", Chủ nhiệm Hà Văn Hiền đặt câu hỏi.
"Trên thực tế, theo tính toán của chúng tôi, nếu giảm hỗ trợ xuống còn 2% thì cũng không đáng kể, vì chi phí, thời gian để làm thủ tục vay được vốn cũng tốn kém rất nhiều. Tác dụng thực tế, hiệu quả thực tế không cao. Vì vậy chúng tôi vẫn tiếp tục kiên trì quan điểm không nên tiếp tục kéo dài gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp thêm một quý nữa làm gì", ông Hiền bày tỏ quan điểm.
Về nguồn tiền cho gói kích cầu thứ hai (theo cách gọi của Chính phủ) cả hai vị chủ nhiệm đều nhắc đến số tiền chưa dùng hết của gói kích cầu 8 tỷ USD năm nay. Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển giải thích, thực ra gói kích cầu thứ hai chỉ là tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế, nhưng có thu gọn về đối tượng. Chủ trương thì đã có và cũng không liên quan đến vốn ngân sách nên vẫn thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Ông cho rằng quan trọng nhất hiện nay là phải hỗ trợ đúng đối tượng, cải cách được thủ tục để người được vay vốn tiếp cận dễ hơn, không bị ách tắc vì thủ tục hành chính.
Còn Chủ nhiệm Hà Văn Hiền kiên trì quan điểm là nguồn tiền còn lại nên tập trung cho trung hạn và dài hạn để phục vụ cho sự phát triển bền vững và cho việc tái cấu trúc của nền kinh tế. “Chúng ta chưa nhiều tiền đến mức là có thể cho vay thoải mái mà hiệu quả chưa yên tâm”, ông nói.
Ông Hiền cũng cho biết thêm là đến trưa ngày 5/11, Ủy ban Kinh tế cũng chưa nhận được văn bản hay báo cáo chính thức nào của Chính phủ về gói kích cầu thứ hai, mà hoàn toàn là từ thông tin trên báo chí.
Song, ông cũng dự đoán trong phiên chất vấn tới đây thì chắc chắn đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn Chính phủ về nội dung này, và lúc đó sẽ "biết rõ hơn".
Trước đó, vào đầu kỳ họp Quốc hội thứ sáu, cả hai ủy ban này đều kiến nghị dừng hỗ trợ lãi suất ngắn hạn theo Quyết định 131/QĐ -TTg đúng thời hạn (31/12/2009).
Lý do khiến Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho rằng nên dừng lại vì cũng chỉ có 20% trong tổng số hơn 400 nghìn doanh nghiệp được nhận hỗ trợ, gây ra sự bất bình đẳng trên một “sân chơi” chung. Nguyên nhân quan trọng hơn là việc kiểm soát sử dụng vốn có đúng mục đích hay không là rất khó. Điều này còn làm méo mó thị trường tiền tệ nên ủy ban mới kiến nghị năm 2009 chấm dứt gói hỗ trợ lãi suất 4% đúng thời hạn.
"Và đến nay chúng tôi vẫn giữ quan điểm này", Chủ nhiệm Hà Văn Hiền nhấn mạnh.
Trong khi đó, ủng hộ phương án của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng đây là một giải pháp trung dung giữa hai quan điểm nên kéo dài cả hỗ trợ lãi suất ngắn hạn và nên dừng ngắn hạn, chỉ hỗ trợ trung và dài hạn.
Ông Phùng Quốc Hiển cho biết, qua trao đổi, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đánh giá so với phương án ban đầu đặt ra thì phương án này tích cực hơn, không làm doanh nghiệp bất ngờ, không gây sốc. Hơn nữa kéo dài một quý cũng không phải quá dài.
Tuy nhiên, theo phân tích của chủ nhiệm Hà Văn Hiền thì chính sách hỗ trợ của Chính phủ đưa ra từ ngày 1/1/2009, và ngay lúc đó đã xác định thời điểm dừng lại là 31/12/2009. Cả người vay và cho vay đều đã có kế hoạch sử dụng đồng vốn, vậy nên không thể nói là bị sốc được, ông Hiền khẳng định.
"Nếu tiếp tục kéo dài chính sách hỗ trợ này sang đến hết quý 1/2010 thì liệu 20% số doanh nghiệp trước đây được vay bây giờ có vay tiếp nữa không? Vậy, ai bị sốc, bị hẫng hụt ở đây?", Chủ nhiệm Hà Văn Hiền đặt câu hỏi.
"Trên thực tế, theo tính toán của chúng tôi, nếu giảm hỗ trợ xuống còn 2% thì cũng không đáng kể, vì chi phí, thời gian để làm thủ tục vay được vốn cũng tốn kém rất nhiều. Tác dụng thực tế, hiệu quả thực tế không cao. Vì vậy chúng tôi vẫn tiếp tục kiên trì quan điểm không nên tiếp tục kéo dài gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp thêm một quý nữa làm gì", ông Hiền bày tỏ quan điểm.
Về nguồn tiền cho gói kích cầu thứ hai (theo cách gọi của Chính phủ) cả hai vị chủ nhiệm đều nhắc đến số tiền chưa dùng hết của gói kích cầu 8 tỷ USD năm nay. Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển giải thích, thực ra gói kích cầu thứ hai chỉ là tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế, nhưng có thu gọn về đối tượng. Chủ trương thì đã có và cũng không liên quan đến vốn ngân sách nên vẫn thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Ông cho rằng quan trọng nhất hiện nay là phải hỗ trợ đúng đối tượng, cải cách được thủ tục để người được vay vốn tiếp cận dễ hơn, không bị ách tắc vì thủ tục hành chính.
Còn Chủ nhiệm Hà Văn Hiền kiên trì quan điểm là nguồn tiền còn lại nên tập trung cho trung hạn và dài hạn để phục vụ cho sự phát triển bền vững và cho việc tái cấu trúc của nền kinh tế. “Chúng ta chưa nhiều tiền đến mức là có thể cho vay thoải mái mà hiệu quả chưa yên tâm”, ông nói.
Ông Hiền cũng cho biết thêm là đến trưa ngày 5/11, Ủy ban Kinh tế cũng chưa nhận được văn bản hay báo cáo chính thức nào của Chính phủ về gói kích cầu thứ hai, mà hoàn toàn là từ thông tin trên báo chí.
Song, ông cũng dự đoán trong phiên chất vấn tới đây thì chắc chắn đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn Chính phủ về nội dung này, và lúc đó sẽ "biết rõ hơn".