Dung hoà lợi ích, chuyện không dễ!
Người ta không còn ngạc nhiên khi thấy những băn khoăn từ phía cổ đông về quyền lợi của người lao động hay các thành viên ban điều hành
Mâu thuẫn lợi ích là vấn đề nội bộ của không ít doanh nghiệp hiện nay.
Liên quan đến quyền lợi tại một doanh nghiệp, người ta không còn ngạc nhiên khi thấy những băn khoăn từ phía cổ đông về quyền lợi của người lao động, quyền lợi của các thành viên ban điều hành.
Nhất là khi sự quan tâm này diễn ra trong xu hướng tại nhiều doanh nghiệp hiện nay là bên cạnh lương, người lao động còn được hưởng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng và một lượng đáng kể cổ phiếu được mua theo diện ưu đãi.
Theo quy định tại Thông tư 18/2007/TT-BTC, doanh nghiệp được dành tối đa 5% vốn điều lệ để bán cho người lao động theo chương trình quyền chọn lựa. Tuy nhiên, hiểu về mức 5% này như thế nào và làm thế nào để cân đối giữa quyền lợi của người lao động với cổ đông là vấn đề nan giải tại nhiều doanh nghiệp.
Tại một công ty cổ phần xuất nhập khẩu tại Hà Nội, cổ đông ngoài công ty luôn lo ngại về việc công ty có những chính sách ưu đãi dành cho cán bộ công nhân viên, vì họ hoàn toàn mơ hồ về các chính sách chi trả của công ty, mọi thông tin nếu có chỉ trông chờ vào Đại hội đồng cổ đông hay trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Còn người lao động tại doanh nghiệp lại nghĩ rằng, chính họ mới là người làm ra của cải vật chất, đem lại sự phát triển cho doanh nghiệp, nên phải được nhận đồng lương và khoản thưởng cổ phiếu xứng đáng.
Đứng trên quyền lợi của người lao động, bà Thái Đoan Trang, thành viên hội đồng quản trị của công ty trên cho biết, việc quy định mức phát hành thêm cổ phiếu cho người lao động không vượt quá 5% vốn điều lệ trong Thông tư 18/2007/TT-BTC là hoàn toàn bất hợp lý khi công ty hoạt động trong cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh trải dài từ Bắc đến Nam, với số lượng người lao động lên tới hàng nghìn người. Với mức phát hành tối đa 5%, nếu tính theo đầu người thì mỗi người lao động chỉ được vài cổ phần.
“Chúng tôi cảm thấy rất đau đầu về vấn đề này. Trong khi mối băn khoăn về lượng cổ phần ít ỏi dành cho người lao động trong công ty còn chưa được giải toả thì cổ đông ngoài công ty lại luôn săm soi tới mức xác định lương cho cán bộ công nhân viên. Thậm chí, có những người không biết có phải vì quá bức xúc hay không mà còn kêu gọi ban lãnh đạo công ty trích quỹ phúc lợi khen thưởng để chia cho cổ đông hiện hữu, dù biết rằng, trong luật, quỹ này từ trước đến nay chỉ được chia cho người lao động”, bà Trang cho biết thêm.
Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Nam, Học viện Tài chính, về bản chất, chúng ta cần phân biệt tiền lương hay tiền công (trả cho người lao động) với cổ tức (trả cho cổ đông), vì tiền lương liên quan đến lợi nhuận trước thuế, còn cổ tức liên quan đến lợi nhuận sau thuế. Do đó, không thể dùng lợi nhuận sau thuế để bù đắp chi phí tiền lương. Khi tăng tiền lương thì sẽ tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận sau thuế.
Liên quan đến quy định về lượng phát hành thêm cho người lao động, hiện Thông tư 18 vẫn chưa quy định rõ về vấn đề này, ngoài hướng dẫn chung chung về việc phát hành thêm cho người lao động không vượt quá 5% vốn điều lệ.
Theo bà Vũ Thị Hồng Loan, Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính, việc phát hành ở đây nên được hiểu là căn cứ vào mức vốn điều lệ tại thời điểm phát hành thêm, nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông hiện hữu và còn bỏ ngỏ về thông tin vốn điều lệ ban đầu hay vốn điều lệ phát hành thêm, do đang chờ ý kiến đóng góp từ các bên liên quan.
Nhìn nhận vấn đề từ chính những gì đang diễn ra tại doanh nghiệp mình, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) lại đưa ra một quan điểm trái ngược rằng, không nên coi con số 5% là quá nhỏ, bởi tại REE, cổ phiếu chỉ được dành thưởng cho các nhân viên chủ chốt, có nhiều đóng góp quyết định đến sự phát triển của công ty. Những nhân viên bình thường thì đã có quỹ lương hay được hưởng lợi từ quỹ khen thưởng, phúc lợi xã hội.
“Ngay cả khi phát hành thêm cổ phần trong 5 năm liên tục thì mức phát hành thêm cho người lao động cũng chỉ dừng ở mức 1%. Vấn đề quan trọng hơn là mức giá bán hợp lý chứ không chỉ căn cứ chủ yếu vào lượng phát hành là bao nhiêu”, bà Thanh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, có một thực tế là trong khi người lao động của một số doanh nghiệp kêu gọi mức phát hành thêm dành cho họ cao hơn 5% thì không ít người lại âm thầm bán phần cổ phiếu của chính doanh nghiệp mình để tiêu dùng cá nhân hay với lý do “giữ lại không còn cần thiết nữa”.
Ngay tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Traphaco, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết một số cán bộ, công nhân viên đã âm thầm bán cổ phiếu này với giá chỉ cao hơn mệnh giá 5-6 lần (trong khi giá cổ phiếu này có thời điểm lên tới gấp 50 lần mệnh giá), để mua cổ phiếu ATIP, cổ phiếu mang mác nước ngoài và vẫn đang gây nhiều tranh cãi hiện nay.
Theo dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 18 đang được Uỷ ban Chứng khoán hoàn tất để trình Bộ Tài chính ban hành, mức cổ phần mà doanh nghiệp được dành bán cho người lao động theo chương trình quyền chọn lựa vẫn được giữ nguyên là 5% trong vòng 12 tháng hoặc giữa 2 nhiệm kỳ đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp.
Dự thảo Thông tư cũng quy định thêm rằng, giá cổ phần bán cho người lao động không được thấp hơn 40% giá thị trường tại thời điểm phát hành và hội đồng quản trị được quyết định thời hạn hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu của đối tượng này nhưng không được ít hơn 1 năm.
Bằng quy định này, cơ quan quan quản lý muốn khuyến khích doanh nghiệp dành cổ phần ưu đãi cho cán bộ công nhân viên gắn bó lâu dài với sự phát triển của doanh nghiệp và cũng nhằm tạo sự cân bằng về quyền lợi giữa cổ đông hiện hữu và đối tượng này.
Liên quan đến quyền lợi tại một doanh nghiệp, người ta không còn ngạc nhiên khi thấy những băn khoăn từ phía cổ đông về quyền lợi của người lao động, quyền lợi của các thành viên ban điều hành.
Nhất là khi sự quan tâm này diễn ra trong xu hướng tại nhiều doanh nghiệp hiện nay là bên cạnh lương, người lao động còn được hưởng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng và một lượng đáng kể cổ phiếu được mua theo diện ưu đãi.
Theo quy định tại Thông tư 18/2007/TT-BTC, doanh nghiệp được dành tối đa 5% vốn điều lệ để bán cho người lao động theo chương trình quyền chọn lựa. Tuy nhiên, hiểu về mức 5% này như thế nào và làm thế nào để cân đối giữa quyền lợi của người lao động với cổ đông là vấn đề nan giải tại nhiều doanh nghiệp.
Tại một công ty cổ phần xuất nhập khẩu tại Hà Nội, cổ đông ngoài công ty luôn lo ngại về việc công ty có những chính sách ưu đãi dành cho cán bộ công nhân viên, vì họ hoàn toàn mơ hồ về các chính sách chi trả của công ty, mọi thông tin nếu có chỉ trông chờ vào Đại hội đồng cổ đông hay trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Còn người lao động tại doanh nghiệp lại nghĩ rằng, chính họ mới là người làm ra của cải vật chất, đem lại sự phát triển cho doanh nghiệp, nên phải được nhận đồng lương và khoản thưởng cổ phiếu xứng đáng.
Đứng trên quyền lợi của người lao động, bà Thái Đoan Trang, thành viên hội đồng quản trị của công ty trên cho biết, việc quy định mức phát hành thêm cổ phiếu cho người lao động không vượt quá 5% vốn điều lệ trong Thông tư 18/2007/TT-BTC là hoàn toàn bất hợp lý khi công ty hoạt động trong cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh trải dài từ Bắc đến Nam, với số lượng người lao động lên tới hàng nghìn người. Với mức phát hành tối đa 5%, nếu tính theo đầu người thì mỗi người lao động chỉ được vài cổ phần.
“Chúng tôi cảm thấy rất đau đầu về vấn đề này. Trong khi mối băn khoăn về lượng cổ phần ít ỏi dành cho người lao động trong công ty còn chưa được giải toả thì cổ đông ngoài công ty lại luôn săm soi tới mức xác định lương cho cán bộ công nhân viên. Thậm chí, có những người không biết có phải vì quá bức xúc hay không mà còn kêu gọi ban lãnh đạo công ty trích quỹ phúc lợi khen thưởng để chia cho cổ đông hiện hữu, dù biết rằng, trong luật, quỹ này từ trước đến nay chỉ được chia cho người lao động”, bà Trang cho biết thêm.
Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Nam, Học viện Tài chính, về bản chất, chúng ta cần phân biệt tiền lương hay tiền công (trả cho người lao động) với cổ tức (trả cho cổ đông), vì tiền lương liên quan đến lợi nhuận trước thuế, còn cổ tức liên quan đến lợi nhuận sau thuế. Do đó, không thể dùng lợi nhuận sau thuế để bù đắp chi phí tiền lương. Khi tăng tiền lương thì sẽ tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận sau thuế.
Liên quan đến quy định về lượng phát hành thêm cho người lao động, hiện Thông tư 18 vẫn chưa quy định rõ về vấn đề này, ngoài hướng dẫn chung chung về việc phát hành thêm cho người lao động không vượt quá 5% vốn điều lệ.
Theo bà Vũ Thị Hồng Loan, Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính, việc phát hành ở đây nên được hiểu là căn cứ vào mức vốn điều lệ tại thời điểm phát hành thêm, nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông hiện hữu và còn bỏ ngỏ về thông tin vốn điều lệ ban đầu hay vốn điều lệ phát hành thêm, do đang chờ ý kiến đóng góp từ các bên liên quan.
Nhìn nhận vấn đề từ chính những gì đang diễn ra tại doanh nghiệp mình, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) lại đưa ra một quan điểm trái ngược rằng, không nên coi con số 5% là quá nhỏ, bởi tại REE, cổ phiếu chỉ được dành thưởng cho các nhân viên chủ chốt, có nhiều đóng góp quyết định đến sự phát triển của công ty. Những nhân viên bình thường thì đã có quỹ lương hay được hưởng lợi từ quỹ khen thưởng, phúc lợi xã hội.
“Ngay cả khi phát hành thêm cổ phần trong 5 năm liên tục thì mức phát hành thêm cho người lao động cũng chỉ dừng ở mức 1%. Vấn đề quan trọng hơn là mức giá bán hợp lý chứ không chỉ căn cứ chủ yếu vào lượng phát hành là bao nhiêu”, bà Thanh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, có một thực tế là trong khi người lao động của một số doanh nghiệp kêu gọi mức phát hành thêm dành cho họ cao hơn 5% thì không ít người lại âm thầm bán phần cổ phiếu của chính doanh nghiệp mình để tiêu dùng cá nhân hay với lý do “giữ lại không còn cần thiết nữa”.
Ngay tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Traphaco, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết một số cán bộ, công nhân viên đã âm thầm bán cổ phiếu này với giá chỉ cao hơn mệnh giá 5-6 lần (trong khi giá cổ phiếu này có thời điểm lên tới gấp 50 lần mệnh giá), để mua cổ phiếu ATIP, cổ phiếu mang mác nước ngoài và vẫn đang gây nhiều tranh cãi hiện nay.
Theo dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 18 đang được Uỷ ban Chứng khoán hoàn tất để trình Bộ Tài chính ban hành, mức cổ phần mà doanh nghiệp được dành bán cho người lao động theo chương trình quyền chọn lựa vẫn được giữ nguyên là 5% trong vòng 12 tháng hoặc giữa 2 nhiệm kỳ đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp.
Dự thảo Thông tư cũng quy định thêm rằng, giá cổ phần bán cho người lao động không được thấp hơn 40% giá thị trường tại thời điểm phát hành và hội đồng quản trị được quyết định thời hạn hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu của đối tượng này nhưng không được ít hơn 1 năm.
Bằng quy định này, cơ quan quan quản lý muốn khuyến khích doanh nghiệp dành cổ phần ưu đãi cho cán bộ công nhân viên gắn bó lâu dài với sự phát triển của doanh nghiệp và cũng nhằm tạo sự cân bằng về quyền lợi giữa cổ đông hiện hữu và đối tượng này.