Đừng quá bi quan về kinh tế
Dù đang gặp phải thách thức nhưng không nên quá bi quan về kinh tế Việt Nam, bởi đà tăng trưởng sẽ sớm hồi phục
Thị trường chứng khoán Việt Nam liên tiếp mất điểm, giá cổ phiếu của hầu hết các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giảm sâu 60% so với thời điểm đầu năm.
Tình hình này diễn ra trong bối cảnh lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ với biến động của lãi suất và sự mất giá của VND... Song song đó là một loạt báo cáo bi quan từ các tập đoàn tài chính trên thế giới về thị trường Việt Nam góp phần làm tâm lý nhà đầu tư ngày càng hoang mang.
Sự thật về toàn cảnh bức tranh thị trường Việt Nam hiện tại như thế nào, có quá bi quan như những gì các bản báo của các tập đoàn, tổ chức quốc tế trong và ngoài nước như JP Morgan, Morgan Stanley, Merill Lynch, Viện Nghiên cứu Daiwa (DIR), VinaCapital, HSBC, Citibank... đã nêu ra? Và những báo cáo này có tô đậm thêm thực tế?
Vấn đề này đã được PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Trưởng khoa Ngân hàng - Đại học Kinh tế Tp.HCM, thành viên Ủy ban Tư vấn tài chính tiền tệ và ông Nguyễn Hồ Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Sacombank (Sacombank Securities) đưa ra mổ xẻ và phân tích trong buổi tọa đàm cuối tuần qua tại Tp.HCM.
Không quá bi quan
Các báo cáo trên được đưa ra dựa trên các cơ sở: tình hình lạm phát ở Việt Nam tăng cao (5 tháng đầu năm lạm phát tăng gần 16%) và các biện pháp tài chính tiền tệ hiện tại chưa có dấu hiệu khống chế được lạm phát; cán cân thương mại quá lớn dẫn đến đồng tiền Việt Nam bị phá giá từ 30 - 40%; thị trường địa ốc Việt Nam có nhiều khả năng xảy ra khủng hoảng do sụt giảm mạnh từ đầu năm đến nay, từ đó nó sẽ gây ra khủng khoảng hệ thống ngân hàng tiền tệ.
Tuy nhiên, theo ông Nam, đa phần những chuyên viên nghiên cứu của các tổ chức đưa ra các báo cáo trên đều không có mặt ở Việt Nam mà văn phòng của họ thường đặt tại Hồng Kông, Singapore... Họ thu thập nhiều số liệu khác nhau, phỏng vấn nhiều người và họ viết báo cáo, do đó tính xác thực không cao.
Rõ ràng lạm phát cao đang ảnh hưởng không tốt đến đời sống xã hội, nhất là ảnh hưởng đến thu nhập của người dân Việt Nam. Nhưng nếu xét kỹ chúng ta sẽ thấy lạm phát tháng 5 tăng cao là do giá gạo tăng đột biến. Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, “Việt Nam là nước “trùm” về xuất khẩu gạo (đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan - PV) thì không lẽ nào chúng ta lại thiếu gạo, chưa nói đến Việt Nam có thể điều tiết giá gạo. Sang tháng 6, khi giá gạo ổn định, lạm phát sẽ giảm xuống”.
Theo tính toán của Khoa Ngân hàng - Đại học Kinh tế Tp.HCM, chỉ số lạm phát của Việt Nam, sau khi tách các sản phẩm như xăng, dầu... thì chỉ còn 10 -11%; với mức lãi suất 14 - 15% hiện tại thì người gửi tiền vẫn được hưởng lãi suất dương. Nếu duy trì mức lãi suất ổn định như hiện tại, lạm phát của Việt Nam cũng sẽ ổn định.
Phản biện về ý kiến trong báo cáo do các tổ chức đưa ra sự phá giá VND, ông Nguyễn Hồ Nam cho rằng ý kiến này không logic và hoàn toàn không có cơ sở. Xem lại doanh mục nhập khẩu của Việt Nam năm 2008 thì gần 30% là nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Đó là sự nhập siêu tạo thu nhập trong tương lai chứ không mất đi.
“Đúng là Việt Nam sẽ bị thâm hụt cán cân thương mại vãng lai (20 - 25 tỷ USD), nhưng cán cân thanh toán lại dư thừa, (do được nguồn dài hạn như FDI, ODA hỗ trợ). Do đó, không có lý do gì Ngân hàng Nhà nước phải bán bất cứ một đồng dự trữ ngoại hối ra ngoài thị trường. Bằng chứng rõ ràng là 5 tháng đầu năm, mặc dù Việt Nam nhập siêu 14 tỷ USD nhưng cán cân thanh toán lại thừa 2,8 tỷ USD, chưa kể đồng tiền Việt Nam không phải đồng tiền tự do chuyển đổi”, ông Nam nói.
Đồng tình với ý kiến này, PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho biết: hiện đã có một nguồn vốn USD từ nước ngoài gửi vào các ngân hàng Việt Nam do lãi suất huy động USD của các ngân hàng trong nước ở mức 7% - 8%/năm trong khi lãi suất cho vay USD ở nước ngoài chỉ 4% - 5%/năm. Đây cũng là một nguồn USD đáp ứng khả năng thanh toán. Và ông khẳng định Việt Nam không mất khả năng thanh toán như các báo cáo nêu ra.
Nên bình tĩnh
Thị trường chứng khoán sụt giảm, ngoài tác động chung của nền kinh tế, còn do xuất phát từ tin đồn xấu; mặt khác giá nhiều cổ phiếu trước đó tăng cao đã điều chỉnh giảm, nhiều nhà đầu tư bị lỗ nặng, mất lòng tin vào thị trường... và làm họ xa rời thị trường.
Và hiện tượng các quỹ đầu tư, tổ chức nước ngoài bán ra cổ phiếu trong thời gian qua là có thực. Nhưng theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, đó thuần túy chỉ là nghiệp vụ cắt lỗ (cut loss).
“So với số vốn hơn 6 tỉ USD mà các nhà đầu tư gián tiếp đổ vào thì vài trăm triệu rút ra là không nhiều. Tuy nhiên, theo dõi thị trường chúng ta có thể biết là các nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua vào nhiều hơn bán ra. Nếu như thị trường chứng khoán không tốt thì tại sao một số nhà đầu tư nước ngoài lại tham gia thị trường lúc này. Những thông tin xấu được công bố vừa qua cũng có yếu tố nhằm “đạp” giá cổ phiếu xuống. Chính vì vậy các nhà đầu tư cần bình tĩnh”, ông Ngân nhận định.
Theo phân tích của ông, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ không có cơ hồi phục khi lãi suất huy động của các ngân hàng hiện nay ở mức cao, bởi nhà đầu tư sẽ không tham gia thị trường và chi phí vốn của doanh nghiệp ở mức cao dẫn đến khó trả lãi cao cho cổ đông. Lãi suất cho vay hiện nay đang vượt quá mức chịu đựng của doanh nghiệp.
“Chúng tôi đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước giảm dự trữ bắt buộc từ 11% xuống 8% để đảm bảo lượng tiền lưu thông, tạo tính thanh khoản cho thị trường”, PGS.TS Trần Hoàng Ngân nói.
Tóm lại, nhìn về tổng thể thị trường, theo nhận định của ông Ngân và ông Nam, nền tảng của kinh tế Việt Nam vẫn còn rất vững chắc, do đó Việt Nam vẫn có khả năng duy trì tốc độ phát triển bền vững.
“Trong trung và dài hạn, nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy bởi sự cân bằng giữa lạm phát và tăng trưởng. Chính sách tiền tệ dự kiến sẽ ổn định vào đầu năm 2009 và việc đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, nhà xưởng và xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng giúp duy trì tăng trưởng GDP trong các năm sau; cụ thể, GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng trở lại 7,5% - 8% vào 2009 - 2010”, ông Nam nhận định.
Tình hình này diễn ra trong bối cảnh lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ với biến động của lãi suất và sự mất giá của VND... Song song đó là một loạt báo cáo bi quan từ các tập đoàn tài chính trên thế giới về thị trường Việt Nam góp phần làm tâm lý nhà đầu tư ngày càng hoang mang.
Sự thật về toàn cảnh bức tranh thị trường Việt Nam hiện tại như thế nào, có quá bi quan như những gì các bản báo của các tập đoàn, tổ chức quốc tế trong và ngoài nước như JP Morgan, Morgan Stanley, Merill Lynch, Viện Nghiên cứu Daiwa (DIR), VinaCapital, HSBC, Citibank... đã nêu ra? Và những báo cáo này có tô đậm thêm thực tế?
Vấn đề này đã được PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Trưởng khoa Ngân hàng - Đại học Kinh tế Tp.HCM, thành viên Ủy ban Tư vấn tài chính tiền tệ và ông Nguyễn Hồ Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Sacombank (Sacombank Securities) đưa ra mổ xẻ và phân tích trong buổi tọa đàm cuối tuần qua tại Tp.HCM.
Không quá bi quan
Các báo cáo trên được đưa ra dựa trên các cơ sở: tình hình lạm phát ở Việt Nam tăng cao (5 tháng đầu năm lạm phát tăng gần 16%) và các biện pháp tài chính tiền tệ hiện tại chưa có dấu hiệu khống chế được lạm phát; cán cân thương mại quá lớn dẫn đến đồng tiền Việt Nam bị phá giá từ 30 - 40%; thị trường địa ốc Việt Nam có nhiều khả năng xảy ra khủng hoảng do sụt giảm mạnh từ đầu năm đến nay, từ đó nó sẽ gây ra khủng khoảng hệ thống ngân hàng tiền tệ.
Tuy nhiên, theo ông Nam, đa phần những chuyên viên nghiên cứu của các tổ chức đưa ra các báo cáo trên đều không có mặt ở Việt Nam mà văn phòng của họ thường đặt tại Hồng Kông, Singapore... Họ thu thập nhiều số liệu khác nhau, phỏng vấn nhiều người và họ viết báo cáo, do đó tính xác thực không cao.
Rõ ràng lạm phát cao đang ảnh hưởng không tốt đến đời sống xã hội, nhất là ảnh hưởng đến thu nhập của người dân Việt Nam. Nhưng nếu xét kỹ chúng ta sẽ thấy lạm phát tháng 5 tăng cao là do giá gạo tăng đột biến. Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, “Việt Nam là nước “trùm” về xuất khẩu gạo (đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan - PV) thì không lẽ nào chúng ta lại thiếu gạo, chưa nói đến Việt Nam có thể điều tiết giá gạo. Sang tháng 6, khi giá gạo ổn định, lạm phát sẽ giảm xuống”.
Theo tính toán của Khoa Ngân hàng - Đại học Kinh tế Tp.HCM, chỉ số lạm phát của Việt Nam, sau khi tách các sản phẩm như xăng, dầu... thì chỉ còn 10 -11%; với mức lãi suất 14 - 15% hiện tại thì người gửi tiền vẫn được hưởng lãi suất dương. Nếu duy trì mức lãi suất ổn định như hiện tại, lạm phát của Việt Nam cũng sẽ ổn định.
Phản biện về ý kiến trong báo cáo do các tổ chức đưa ra sự phá giá VND, ông Nguyễn Hồ Nam cho rằng ý kiến này không logic và hoàn toàn không có cơ sở. Xem lại doanh mục nhập khẩu của Việt Nam năm 2008 thì gần 30% là nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Đó là sự nhập siêu tạo thu nhập trong tương lai chứ không mất đi.
“Đúng là Việt Nam sẽ bị thâm hụt cán cân thương mại vãng lai (20 - 25 tỷ USD), nhưng cán cân thanh toán lại dư thừa, (do được nguồn dài hạn như FDI, ODA hỗ trợ). Do đó, không có lý do gì Ngân hàng Nhà nước phải bán bất cứ một đồng dự trữ ngoại hối ra ngoài thị trường. Bằng chứng rõ ràng là 5 tháng đầu năm, mặc dù Việt Nam nhập siêu 14 tỷ USD nhưng cán cân thanh toán lại thừa 2,8 tỷ USD, chưa kể đồng tiền Việt Nam không phải đồng tiền tự do chuyển đổi”, ông Nam nói.
Đồng tình với ý kiến này, PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho biết: hiện đã có một nguồn vốn USD từ nước ngoài gửi vào các ngân hàng Việt Nam do lãi suất huy động USD của các ngân hàng trong nước ở mức 7% - 8%/năm trong khi lãi suất cho vay USD ở nước ngoài chỉ 4% - 5%/năm. Đây cũng là một nguồn USD đáp ứng khả năng thanh toán. Và ông khẳng định Việt Nam không mất khả năng thanh toán như các báo cáo nêu ra.
Nên bình tĩnh
Thị trường chứng khoán sụt giảm, ngoài tác động chung của nền kinh tế, còn do xuất phát từ tin đồn xấu; mặt khác giá nhiều cổ phiếu trước đó tăng cao đã điều chỉnh giảm, nhiều nhà đầu tư bị lỗ nặng, mất lòng tin vào thị trường... và làm họ xa rời thị trường.
Và hiện tượng các quỹ đầu tư, tổ chức nước ngoài bán ra cổ phiếu trong thời gian qua là có thực. Nhưng theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, đó thuần túy chỉ là nghiệp vụ cắt lỗ (cut loss).
“So với số vốn hơn 6 tỉ USD mà các nhà đầu tư gián tiếp đổ vào thì vài trăm triệu rút ra là không nhiều. Tuy nhiên, theo dõi thị trường chúng ta có thể biết là các nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua vào nhiều hơn bán ra. Nếu như thị trường chứng khoán không tốt thì tại sao một số nhà đầu tư nước ngoài lại tham gia thị trường lúc này. Những thông tin xấu được công bố vừa qua cũng có yếu tố nhằm “đạp” giá cổ phiếu xuống. Chính vì vậy các nhà đầu tư cần bình tĩnh”, ông Ngân nhận định.
Theo phân tích của ông, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ không có cơ hồi phục khi lãi suất huy động của các ngân hàng hiện nay ở mức cao, bởi nhà đầu tư sẽ không tham gia thị trường và chi phí vốn của doanh nghiệp ở mức cao dẫn đến khó trả lãi cao cho cổ đông. Lãi suất cho vay hiện nay đang vượt quá mức chịu đựng của doanh nghiệp.
“Chúng tôi đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước giảm dự trữ bắt buộc từ 11% xuống 8% để đảm bảo lượng tiền lưu thông, tạo tính thanh khoản cho thị trường”, PGS.TS Trần Hoàng Ngân nói.
Tóm lại, nhìn về tổng thể thị trường, theo nhận định của ông Ngân và ông Nam, nền tảng của kinh tế Việt Nam vẫn còn rất vững chắc, do đó Việt Nam vẫn có khả năng duy trì tốc độ phát triển bền vững.
“Trong trung và dài hạn, nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy bởi sự cân bằng giữa lạm phát và tăng trưởng. Chính sách tiền tệ dự kiến sẽ ổn định vào đầu năm 2009 và việc đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, nhà xưởng và xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng giúp duy trì tăng trưởng GDP trong các năm sau; cụ thể, GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng trở lại 7,5% - 8% vào 2009 - 2010”, ông Nam nhận định.