Dùng song ngữ Việt - Anh trên đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Đại diện Ban quản lý Đường sắt khẳng định tuyến Cát Linh - Hà Đông chỉ sử dụng song ngữ Việt - Anh
Ngày 20/5/2017, Ban quản lý dự án Đường sắt đã mở cửa nhà ga La Khê đón người dân đến thăm quan tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Sau đó, có nhiều ý kiến, thắc mắc của người dân liên quan đến việc cơ quan quản lý in tiếng Trung Quốc bên dưới tiếng Việt tại một số biển thông tin và chỉ dẫn tại ngà ga thay vì tiếng Anh thông dụng.
Về vấn đề này, Ban quản lý dự án Đường sắt cho hay, sự kiện khai trương, trưng bày nhà ga, đoàn tàu mẫu có sự tham dự của lãnh đạo của một số cơ quan của Trung Quốc.
Để tiện việc chỉ dẫn, một số biển thông tin trưng bày được đơn vị quản lý in chữ Trung Quốc cạnh chữ tiếng Việt. Mặt khác, thực hiện dự án này là Tổng thầu EPC của Trung Quốc, nên việc sử dụng chữ Trung Quốc dưới biển chữ tiếng Việt trong quá trình dự án triển khai sẽ giúp cán bộ của họ dễ theo dõi dự án.
“Khi đi vào khai thác, vận hành, chúng tôi chỉ sử dụng song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh trên các biển thông tin tại các nhà ga, trên tàu của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông”, đại diện Ban Quản lý khẳng định.
Bên cạnh đó, đối với phản ánh kính cường lực của lan can có tấm bị nứt, bu lông còn thiếu hoặc chưa được vặn chặt, Ban quản lý dự án Đường sắt cho hay, để phục vụ người dân tham quan, nhà thầu thi công vẫn đang tiếp tục hoàn thiện lắp đặt lan can kính lối lên xuống cầu thang.
Dự án vẫn đang trong quá trình thi công lắp đặt thiết bị, nên tại một số vị trí các bu lông mới được lắp định vị, để tiện cho việc căn chỉnh. Những tồn tại này đều được Ban quản lý dự án kiểm tra, chỉ đạo hoàn thiện trong và sau thời gian đảm bảo chất lượng khi nghiệm thu đưa vào sử dụng chính thức.
Cũng theo thông tin từ Ban quản lý dự án Đường sắt, thiết kế đoàn tàu chạy tốc độ tăng tốc tối đa 80km/h; tốc độ khai thác trung bình là 35km/h. Khoảng cách trung bình giữa các ga là 1,15km.
Thời gian giãn cách chạy tàu tối thiểu trong giai đoạn đầu là 6 phút, giai đoạn giữa 4 phút, giai đoạn sau 2-3 phút. Thời gian di chuyển tổng cộng 13km từ đầu tuyến đến cuối tuyến vào khoảng 25,56 phút.
"Đoàn tàu dự án Cát Linh- Hà Đông thuộc chuẩn đường sắt nhẹ, có khoảng cách giữa các ga ngắn. Tàu được thiết kế theo tiêu chuẩn đảm bảo điều hòa nhiệt độ, toa tàu đủ sáng, thông thoáng cho hành khách lên xuống nhanh nhất có thể; đây là phương tiện vận tải công cộng nội đô, ưu tiên việc vận chuyển được nhiều hành khách, tốc độ chạy trung bình không cao (trung bình 35km/h) nên việc tiết kiệm không gian tối đa để chứa được nhiều hành khách được ưu tiên cao nhất", đại diện Ban quản lý đường sắt khẳng định.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10/2011, sử dụng vốn vay của Trung Quốc với tổng mức đầu trên 18.000 tỷ đồng. Tuyến đường dài gần 13 km, gồm 12 nhà ga đi toàn bộ trên cao.
Dự kiến, tháng 10/2017 dự án sẽ thử liên động toàn hệ thống, căn chỉnh tổng hợp, vận hành chạy thử không tải, vận hành thử chở khách mô phỏng... Quá trình chạy thử này kéo dài từ 3 - 6 tháng trước khi đưa vào vận hành khai thác thương mại.
Về vấn đề này, Ban quản lý dự án Đường sắt cho hay, sự kiện khai trương, trưng bày nhà ga, đoàn tàu mẫu có sự tham dự của lãnh đạo của một số cơ quan của Trung Quốc.
Để tiện việc chỉ dẫn, một số biển thông tin trưng bày được đơn vị quản lý in chữ Trung Quốc cạnh chữ tiếng Việt. Mặt khác, thực hiện dự án này là Tổng thầu EPC của Trung Quốc, nên việc sử dụng chữ Trung Quốc dưới biển chữ tiếng Việt trong quá trình dự án triển khai sẽ giúp cán bộ của họ dễ theo dõi dự án.
“Khi đi vào khai thác, vận hành, chúng tôi chỉ sử dụng song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh trên các biển thông tin tại các nhà ga, trên tàu của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông”, đại diện Ban Quản lý khẳng định.
Bên cạnh đó, đối với phản ánh kính cường lực của lan can có tấm bị nứt, bu lông còn thiếu hoặc chưa được vặn chặt, Ban quản lý dự án Đường sắt cho hay, để phục vụ người dân tham quan, nhà thầu thi công vẫn đang tiếp tục hoàn thiện lắp đặt lan can kính lối lên xuống cầu thang.
Dự án vẫn đang trong quá trình thi công lắp đặt thiết bị, nên tại một số vị trí các bu lông mới được lắp định vị, để tiện cho việc căn chỉnh. Những tồn tại này đều được Ban quản lý dự án kiểm tra, chỉ đạo hoàn thiện trong và sau thời gian đảm bảo chất lượng khi nghiệm thu đưa vào sử dụng chính thức.
Cũng theo thông tin từ Ban quản lý dự án Đường sắt, thiết kế đoàn tàu chạy tốc độ tăng tốc tối đa 80km/h; tốc độ khai thác trung bình là 35km/h. Khoảng cách trung bình giữa các ga là 1,15km.
Thời gian giãn cách chạy tàu tối thiểu trong giai đoạn đầu là 6 phút, giai đoạn giữa 4 phút, giai đoạn sau 2-3 phút. Thời gian di chuyển tổng cộng 13km từ đầu tuyến đến cuối tuyến vào khoảng 25,56 phút.
"Đoàn tàu dự án Cát Linh- Hà Đông thuộc chuẩn đường sắt nhẹ, có khoảng cách giữa các ga ngắn. Tàu được thiết kế theo tiêu chuẩn đảm bảo điều hòa nhiệt độ, toa tàu đủ sáng, thông thoáng cho hành khách lên xuống nhanh nhất có thể; đây là phương tiện vận tải công cộng nội đô, ưu tiên việc vận chuyển được nhiều hành khách, tốc độ chạy trung bình không cao (trung bình 35km/h) nên việc tiết kiệm không gian tối đa để chứa được nhiều hành khách được ưu tiên cao nhất", đại diện Ban quản lý đường sắt khẳng định.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10/2011, sử dụng vốn vay của Trung Quốc với tổng mức đầu trên 18.000 tỷ đồng. Tuyến đường dài gần 13 km, gồm 12 nhà ga đi toàn bộ trên cao.
Dự kiến, tháng 10/2017 dự án sẽ thử liên động toàn hệ thống, căn chỉnh tổng hợp, vận hành chạy thử không tải, vận hành thử chở khách mô phỏng... Quá trình chạy thử này kéo dài từ 3 - 6 tháng trước khi đưa vào vận hành khai thác thương mại.