Toa tàu đầu tiên tuyến Cát Linh - Hà Đông chính thức lên ray
Khi đi vào hoạt động vào đầu 2018, tàu sẽ chạy 5 -6 phút/chuyến, có khả năng chở tối đa hơn 1.300 người
Rạng sáng 21/2, toa tàu đầu tiên của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã được cẩu thành công lên đường ray trên cao tại ga La Khê trên đường Quang Trung, Hà Đông sau khi được vận chuyển từ Cảng Hải Phòng về Hà Nội một ngày trước đó.
Cả 4 toa tàu và đầu máy đầu tiên này do Công ty TNHH Trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Trung Quốc) chế tạo và sản xuất. Đoàn tàu gồm 2 toa xe kéo có cabin lái tàu ở hai đầu, 2 toa xe động lực có động cơ ở giữa. Chiều dài đoàn tàu là 79 m. Chiều cao toa tàu tính từ mặt ray đến đỉnh tàu 3,8 m; độ rộng lớn nhất toa tàu 2,8m. Tốc độ tối đa đạt 80 km/giờ, tốc độ khai thác trung bình khoảng 35 km/giờ.
Vỏ tàu được làm bằng thép không gỉ Seri 301L tuân thủ tiêu chuẩn của châu Âu. Mỗi đoàn tàu được lắp đặt 8 động cơ xoay chiều 3 pha với công suất 190kW/động cơ. Tàu được cấp điện từ ray thứ 3
Đoàn tàu tuân thủ quy phạm thiết kế Metro của Trung Quốc, có khả năng chở tối đa 1.326 người. Dự kiến giai đoạn đầu, tàu hoạt động với 5 - 6 phút/chuyến, tương lai sẽ là 2 - 3 phút/chuyến
Mỗi đoàn tàu dài 79 mét với 4 toa, trong đó 2 cabin lái nằm ở 2 phía, giữa là 2 toa xe động lực có động cơ. Đầu tàu vát, có biểu tượng Khuê Văn Các ở giữa, phía dưới là dòng chữ Cát Linh - Hà Đông. Đầu tàu có một cửa thoát hiểm cho lái tàu khi có sự cố xảy ra. Màu sắc chủ đạo là xanh lá cây.
Thời gian tới, 12 toa tàu còn lại tiếp tục được lắp đặt để chạy thử nghiệm vào tháng 9 và phục vụ thương mại vào đầu 2018.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công năm 2011 gồm 13 km đường sắt đi trên cao, 1,7 km ra vào khu depot, 12 nhà ga...
Theo kế hoạch, dự án được hoàn thành năm 2016 nhưng bị chậm tiến độ, nên chỉ chạy thử nghiệm vào tháng 9 năm nay và chính thức khai trương vào quý 1/2018.
Nhà ga Cát Linh là điểm đầu của dự án được xây dựng trên phố Hào Nam. Ga Hà Đông là nhà ga cuối tuyến đường, nằm đối diện bến xe Yên Nghĩa, đã hoàn thiện phần xây dựng cơ bản.
Dự án có tổng mức đầu tư gần 8.770 tỷ đồng, tương đương hơn 550 triệu USD. Trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc 1,2 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 169 triệu USD; vốn vay ưu đãi 250 triệu USD và vốn đối ứng trong nước 2.123 tỷ đồng.
Cả 4 toa tàu và đầu máy đầu tiên này do Công ty TNHH Trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Trung Quốc) chế tạo và sản xuất. Đoàn tàu gồm 2 toa xe kéo có cabin lái tàu ở hai đầu, 2 toa xe động lực có động cơ ở giữa. Chiều dài đoàn tàu là 79 m. Chiều cao toa tàu tính từ mặt ray đến đỉnh tàu 3,8 m; độ rộng lớn nhất toa tàu 2,8m. Tốc độ tối đa đạt 80 km/giờ, tốc độ khai thác trung bình khoảng 35 km/giờ.
Vỏ tàu được làm bằng thép không gỉ Seri 301L tuân thủ tiêu chuẩn của châu Âu. Mỗi đoàn tàu được lắp đặt 8 động cơ xoay chiều 3 pha với công suất 190kW/động cơ. Tàu được cấp điện từ ray thứ 3
Đoàn tàu tuân thủ quy phạm thiết kế Metro của Trung Quốc, có khả năng chở tối đa 1.326 người. Dự kiến giai đoạn đầu, tàu hoạt động với 5 - 6 phút/chuyến, tương lai sẽ là 2 - 3 phút/chuyến
Mỗi đoàn tàu dài 79 mét với 4 toa, trong đó 2 cabin lái nằm ở 2 phía, giữa là 2 toa xe động lực có động cơ. Đầu tàu vát, có biểu tượng Khuê Văn Các ở giữa, phía dưới là dòng chữ Cát Linh - Hà Đông. Đầu tàu có một cửa thoát hiểm cho lái tàu khi có sự cố xảy ra. Màu sắc chủ đạo là xanh lá cây.
Thời gian tới, 12 toa tàu còn lại tiếp tục được lắp đặt để chạy thử nghiệm vào tháng 9 và phục vụ thương mại vào đầu 2018.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công năm 2011 gồm 13 km đường sắt đi trên cao, 1,7 km ra vào khu depot, 12 nhà ga...
Theo kế hoạch, dự án được hoàn thành năm 2016 nhưng bị chậm tiến độ, nên chỉ chạy thử nghiệm vào tháng 9 năm nay và chính thức khai trương vào quý 1/2018.
Nhà ga Cát Linh là điểm đầu của dự án được xây dựng trên phố Hào Nam. Ga Hà Đông là nhà ga cuối tuyến đường, nằm đối diện bến xe Yên Nghĩa, đã hoàn thiện phần xây dựng cơ bản.
Dự án có tổng mức đầu tư gần 8.770 tỷ đồng, tương đương hơn 550 triệu USD. Trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc 1,2 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 169 triệu USD; vốn vay ưu đãi 250 triệu USD và vốn đối ứng trong nước 2.123 tỷ đồng.