Được gì sau cổ phần hóa?
Câu hỏi này một lần nữa lại được đặt ra để kiểm chứng hiệu quả của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Câu hỏi này một lần nữa lại được đặt ra để kiểm chứng hiệu quả của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Nhìn vào những con số được công bố, câu trả lời bước đầu khá lạc quan.
Tại cuộc hội thảo “Doanh nghiệp với cổ phần hóa, tăng vốn và niêm yết” tổ chức cuối tuần qua, đại diện Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Nội (HSSC) một lần nữa đề cập đến hiệu quả quá trình cổ phần hóa, xem đó như một động lực để thúc đẩy sự tiếp nối của các doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới.
Chuyển biến lạc quan
Thống kê của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương cho thấy, sau cổ phần hóa, quy mô, hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp hầu hết đều tăng rõ rệt. Vốn điều lệ bình quân của các doanh nghiệp tăng 44%, doanh thu tăng 23,6%, lợi nhuận tăng 140%, hơn 90% số công ty cổ phần hóa làm ăn có lãi, nộp ngân sách nhà nước tăng 24,9%, cổ tức bình quân đạt hơn 17% năm.
Sau cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp đã có bước chuyển lớn cả về quy mô, giá trị và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Bước chuyển đó được đánh giá thực tế từ thị trường.
Tiêu biểu như Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), doanh nghiệp đã niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM; hay một đại diện mới cổ phần hóa và chuẩn bị lên sàn như Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ). Theo số liệu từ HSSC, năm 2003, Vinamilk được đánh giá ở mức 100 triệu USD; một năm sau thực hiện cổ phần hóa, theo đánh giá của thị trường là 150 triệu USD và đến năm nay, phần vốn và lãi của Nhà nước đã tăng vọt lên 970 triệu USD (gần 16.000 tỷ đồng).
Với Đạm Phú Mỹ, vào thời điểm cổ phần hóa, giá trị doanh nghiệp này được xác định ở mức 3.800 tỷ đồng, tăng 800 tỷ so với vốn đầu tư. Khi tiến hành đấu giá vào cuối tháng 4/2007, Nhà nước thu về gần 7.000 tỷ đồng, gấp 2,3 lần số vốn đầu tư ban đầu và vẫn giữ cổ phần chi phối ở công ty. Nếu bán toàn bộ vốn Nhà nước, Nhà nước có thể thu về 20.520 tỷ đồng, cao hơn giá trị được xác định ban đầu 16.720 tỷ đồng.
TS. Nguyễn Thị Nam Hà, Phó tổng giám đốc HSSC, nhấn mạnh rằng, sau cổ phần hóa, thị giá cổ phiếu tăng, giá trị doanh nghiệp tăng, nhưng quan trọng hơn là khả năng quản lý doanh nghiệp sẽ phát huy trước yêu cầu tăng cường kiểm soát đối với ban điều hành, trong trách nhiệm quản lý đối với kết quả sản xuất kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhân lực, vật lực.
“Mặt khác, cổ phần hóa cũng là cách giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xâm nhập vào các lĩnh vực kinh doanh mới”, bà Hà nói.
Hiện Việt Nam còn 2.200 doanh nghiệp Nhà nước với tổng số vốn 31 tỷ USD. Trong đó có 554 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được giữ lại; còn lại 1.646 doanh nghiệp sẽ được cổ phần hóa, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2010.
Vẫn nhiều e ngại
Chuyển biến của doanh nghiệp sau cổ phần hóa đang được khẳng định, nhưng phía sau quá trình đó còn bộc lộ những bất cập. Có những trường hợp được nhắc đến trong cuộc hội thảo nói trên như những “kết quả” kinh nghiệm điển hình, liên quan đến vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp, tái cấu trúc hay năng lực quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
Đó là trường hợp của Khách sạn Kim Liên hay Công ty Xuất nhập khẩu Intimex. Theo HSSC, những doanh nghiệp này hiệu quả kinh doanh không cao nhưng giá cổ phiếu trên thị trường lại rất cao. Từ đây đặt ra những vấn đề cần xem xét lại trong quá trình cổ phần hóa.
Với Khách sạn Kim Liên, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2006 chỉ đạt doanh thu 59,527 tỷ đồng, lợi nhận sau thuế 1,44 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên vốn là 2,4% nhưng giá cổ phiếu bình quân đấu giá lên tới 290 ngàn đồng/cổ phiếu.
Với Công ty Xuất nhập khẩu Intimex, những chỉ số cơ bản như ROE, ROA... đều âm nhưng kết quả đấu giá cổ phiếu bình quân bằng 16 lần mệnh giá; dù kết quả này sau đó bị hủy bỏ nhưng đã cho thấy một phần “vấn đề” trong xác định giá trị doanh nghiệp với đánh giá của thị trường, đặc biệt là liên quan đến quyền sử dụng đất, định giá tài sản và giá trị lợi thế kinh doanh...
Ngoài ra, một lo ngại khác được đặt ra tại cuộc hội thảo nói trên là thực trạng nhiều doanh nghiệp chưa nắm được giá trị mà mô hình quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa mang lại. Theo kết quả khảo sát thực tiễn quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam mới đây của Công ty tài chính Quốc tế (IFC), có tới 58% số doanh nghiệp được điều tra chưa hiểu đầy đủ về công tác quản trị.
Trong khi đó, một nghiên cứu mới đây của Công ty CLSA Emerging markets (Hồng Kông) cho thấy các công ty hàng đầu về quản trị doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao gấp 2 lần mức lợi nhuận bình quân và gấp 5 lần các công ty có tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp thấp.
Điều này cũng giải thích vì sao nhiều doanh nghiệp đang chuẩn bị cổ phần hóa hóa sắp tới như Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB), VMS Mobifone... xác định quản trị doanh nghiệp là vấn đề sống còn; xem cổ phần hóa là cơ hội để cải thiện và nâng cao hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp.
“Cơ hội đó cũng là phần quan trọng mà doanh nghiệp có được sau cổ phần hóa, không thể hiện ở những con số cụ thể”, bà Hà nói.
Nhìn vào những con số được công bố, câu trả lời bước đầu khá lạc quan.
Tại cuộc hội thảo “Doanh nghiệp với cổ phần hóa, tăng vốn và niêm yết” tổ chức cuối tuần qua, đại diện Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Nội (HSSC) một lần nữa đề cập đến hiệu quả quá trình cổ phần hóa, xem đó như một động lực để thúc đẩy sự tiếp nối của các doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới.
Chuyển biến lạc quan
Thống kê của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương cho thấy, sau cổ phần hóa, quy mô, hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp hầu hết đều tăng rõ rệt. Vốn điều lệ bình quân của các doanh nghiệp tăng 44%, doanh thu tăng 23,6%, lợi nhuận tăng 140%, hơn 90% số công ty cổ phần hóa làm ăn có lãi, nộp ngân sách nhà nước tăng 24,9%, cổ tức bình quân đạt hơn 17% năm.
Sau cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp đã có bước chuyển lớn cả về quy mô, giá trị và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Bước chuyển đó được đánh giá thực tế từ thị trường.
Tiêu biểu như Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), doanh nghiệp đã niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM; hay một đại diện mới cổ phần hóa và chuẩn bị lên sàn như Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ). Theo số liệu từ HSSC, năm 2003, Vinamilk được đánh giá ở mức 100 triệu USD; một năm sau thực hiện cổ phần hóa, theo đánh giá của thị trường là 150 triệu USD và đến năm nay, phần vốn và lãi của Nhà nước đã tăng vọt lên 970 triệu USD (gần 16.000 tỷ đồng).
Với Đạm Phú Mỹ, vào thời điểm cổ phần hóa, giá trị doanh nghiệp này được xác định ở mức 3.800 tỷ đồng, tăng 800 tỷ so với vốn đầu tư. Khi tiến hành đấu giá vào cuối tháng 4/2007, Nhà nước thu về gần 7.000 tỷ đồng, gấp 2,3 lần số vốn đầu tư ban đầu và vẫn giữ cổ phần chi phối ở công ty. Nếu bán toàn bộ vốn Nhà nước, Nhà nước có thể thu về 20.520 tỷ đồng, cao hơn giá trị được xác định ban đầu 16.720 tỷ đồng.
TS. Nguyễn Thị Nam Hà, Phó tổng giám đốc HSSC, nhấn mạnh rằng, sau cổ phần hóa, thị giá cổ phiếu tăng, giá trị doanh nghiệp tăng, nhưng quan trọng hơn là khả năng quản lý doanh nghiệp sẽ phát huy trước yêu cầu tăng cường kiểm soát đối với ban điều hành, trong trách nhiệm quản lý đối với kết quả sản xuất kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhân lực, vật lực.
“Mặt khác, cổ phần hóa cũng là cách giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xâm nhập vào các lĩnh vực kinh doanh mới”, bà Hà nói.
Hiện Việt Nam còn 2.200 doanh nghiệp Nhà nước với tổng số vốn 31 tỷ USD. Trong đó có 554 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được giữ lại; còn lại 1.646 doanh nghiệp sẽ được cổ phần hóa, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2010.
Vẫn nhiều e ngại
Chuyển biến của doanh nghiệp sau cổ phần hóa đang được khẳng định, nhưng phía sau quá trình đó còn bộc lộ những bất cập. Có những trường hợp được nhắc đến trong cuộc hội thảo nói trên như những “kết quả” kinh nghiệm điển hình, liên quan đến vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp, tái cấu trúc hay năng lực quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
Đó là trường hợp của Khách sạn Kim Liên hay Công ty Xuất nhập khẩu Intimex. Theo HSSC, những doanh nghiệp này hiệu quả kinh doanh không cao nhưng giá cổ phiếu trên thị trường lại rất cao. Từ đây đặt ra những vấn đề cần xem xét lại trong quá trình cổ phần hóa.
Với Khách sạn Kim Liên, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2006 chỉ đạt doanh thu 59,527 tỷ đồng, lợi nhận sau thuế 1,44 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên vốn là 2,4% nhưng giá cổ phiếu bình quân đấu giá lên tới 290 ngàn đồng/cổ phiếu.
Với Công ty Xuất nhập khẩu Intimex, những chỉ số cơ bản như ROE, ROA... đều âm nhưng kết quả đấu giá cổ phiếu bình quân bằng 16 lần mệnh giá; dù kết quả này sau đó bị hủy bỏ nhưng đã cho thấy một phần “vấn đề” trong xác định giá trị doanh nghiệp với đánh giá của thị trường, đặc biệt là liên quan đến quyền sử dụng đất, định giá tài sản và giá trị lợi thế kinh doanh...
Ngoài ra, một lo ngại khác được đặt ra tại cuộc hội thảo nói trên là thực trạng nhiều doanh nghiệp chưa nắm được giá trị mà mô hình quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa mang lại. Theo kết quả khảo sát thực tiễn quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam mới đây của Công ty tài chính Quốc tế (IFC), có tới 58% số doanh nghiệp được điều tra chưa hiểu đầy đủ về công tác quản trị.
Trong khi đó, một nghiên cứu mới đây của Công ty CLSA Emerging markets (Hồng Kông) cho thấy các công ty hàng đầu về quản trị doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao gấp 2 lần mức lợi nhuận bình quân và gấp 5 lần các công ty có tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp thấp.
Điều này cũng giải thích vì sao nhiều doanh nghiệp đang chuẩn bị cổ phần hóa hóa sắp tới như Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB), VMS Mobifone... xác định quản trị doanh nghiệp là vấn đề sống còn; xem cổ phần hóa là cơ hội để cải thiện và nâng cao hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp.
“Cơ hội đó cũng là phần quan trọng mà doanh nghiệp có được sau cổ phần hóa, không thể hiện ở những con số cụ thể”, bà Hà nói.