Đường sắt ì ạch: “Đừng đổ cho luật không tốt”
Nhiệm vụ quản lý nhà nước về đường sắt chưa được tách bạch giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp
Có những vấn đề luật đã quy định nhưng không triển khai thực hiện được thì đừng đổ cho luật không tốt, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga góp ý dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi).
Chiều 12/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật này.
Chủ nhiệm Lê Thị Nga nhận xét, 15 năm lại đây, so với các lĩnh vực đường bộ, đường không thì đường sắt phát triển chậm nhất.
Và mấu chốt dẫn đến bất cập là Bộ Giao thông Vận tải vừa quản lý nhà nước vừa đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước kinh doanh kết cấu hạ tầng lẫn kinh doanh vận tải.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh, hoạt động của doanh nghiệp về đường sắt hiện đang có rất nhiều tồn tại với rất nhiều vấn đề liên quan đến quản tài sản nhà nước. Có nước nào mà kinh doanh đường sắt xả thải thẳng ra đường như Việt Nam không?, bà Nga đặt câu hỏi.
Hiện nay đang tái cơ cấu Tổng công ty đường sắt Việt Nam thì thì Chính phủ cần cho biết kết quả, cái gì làm được và cái gì không làm được, bà Nga đề nghị.
Vẫn theo bà Nga thì hồ sơ dự án luật có những điểm cần xem lại để báo cáo Quốc hội cho khách quan. Chẳng hạn những yếu kém của ngành đường sắt có phải do Luật Đường sắt 2005 đường lối không đúng hay không?
Khẳng định là không hẳn như vậy, bà Nga phân tích, có những vấn đề Luật Đường sắt 2005 đã quy định nhưng không triển khai thực hiện được thì đừng đổ cho luật không tốt.
Như, luật đã định hướng rất rõ là cần phân định rõ công tác quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng với kinh doanh vận tải nhưng do thực hiện không tốt nên đến nay vẫn lằng nhằng giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng với kinh doanh vận tải.
Nên đánh giá khách quan về lý do cần sửa đổi luật, bà Nga nhấn mạnh.
Nhận xét tiếp theo của bà Nga là báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Đường sắt năm 2005 "chắc cũng vội nên không có chữ ký và không có dấu" với nhiều nhận định chủ quan.
Đừng đổ cho luật không tốt, bà Nga góp ý.
Đồng ý với quan điểm của Chủ nhiệm Lê Thị Nga, nhiều ý kiến khác cũng cho rằng cần tách bạch chức năng quản lý nhà nước với kinh doanh.
Liên quan đến nội dung này, Chính phủ trình bày, Luật Đường sắt 2005 mới chỉ đưa ra nguyên tắc phân định công tác quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với quản lý kinh doanh của doanh nghiệp mà chưa quy định rõ nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến trong suốt 10 năm qua vẫn còn sự chồng chéo giữa chức năng quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm tính hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đường sắt cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt.
Vì thế lần sửa đổi này, Chính phủ đề nghị bổ sung các nội dung quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường sắt
Qua khảo sát thực tế, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường - cơ quan thẩm tra dự án luật - cũng nhận định, hiện nay nhiệm vụ quản lý nhà nước về đường sắt chưa được tách bạch giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp; giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và kinh doanh vận tải đường sắt.
Điều này dẫn đến việc chưa tạo lập được môi trường cạnh tranh thực sự lành mạnh, hạn chế kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, chưa đảm bảo nguyên tắc chống phân biệt đối xử và nguyên tắc cạnh tranh trong đầu tư, kinh doanh đường sắt theo quy định của nhiều luật liên quan mới được ban hành.
Vì vậy, cần bổ sung quy định các điều kiện cơ bản có tính nguyên tắc để đảm bảo các thành phần kinh tế tham gia bình đẳng trong kinh doanh đường sắt, còn trình tự, thủ tục tham gia kinh doanh đường sắt thì giao Chính phủ quy định chi tiết.
Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ và một số vị khác thì không nên giao cho Chính phủ quy định quá nhiều nội dung như tại dự thảo luật mà cần quy định ngay trong luật.
Với kết luận là dự thảo luật còn nhiều quy định chung chung, còn nhiều điều phải được tu chỉnh, hoàn thiện, Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển chốt lại, sau khi tiếp thu chỉnh lý, nếu đủ điều kiện mới trình ra Quốc hội, nếu vẫn chung chung thì cũng đành phải để lại.
Chiều 12/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật này.
Chủ nhiệm Lê Thị Nga nhận xét, 15 năm lại đây, so với các lĩnh vực đường bộ, đường không thì đường sắt phát triển chậm nhất.
Và mấu chốt dẫn đến bất cập là Bộ Giao thông Vận tải vừa quản lý nhà nước vừa đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước kinh doanh kết cấu hạ tầng lẫn kinh doanh vận tải.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh, hoạt động của doanh nghiệp về đường sắt hiện đang có rất nhiều tồn tại với rất nhiều vấn đề liên quan đến quản tài sản nhà nước. Có nước nào mà kinh doanh đường sắt xả thải thẳng ra đường như Việt Nam không?, bà Nga đặt câu hỏi.
Hiện nay đang tái cơ cấu Tổng công ty đường sắt Việt Nam thì thì Chính phủ cần cho biết kết quả, cái gì làm được và cái gì không làm được, bà Nga đề nghị.
Vẫn theo bà Nga thì hồ sơ dự án luật có những điểm cần xem lại để báo cáo Quốc hội cho khách quan. Chẳng hạn những yếu kém của ngành đường sắt có phải do Luật Đường sắt 2005 đường lối không đúng hay không?
Khẳng định là không hẳn như vậy, bà Nga phân tích, có những vấn đề Luật Đường sắt 2005 đã quy định nhưng không triển khai thực hiện được thì đừng đổ cho luật không tốt.
Như, luật đã định hướng rất rõ là cần phân định rõ công tác quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng với kinh doanh vận tải nhưng do thực hiện không tốt nên đến nay vẫn lằng nhằng giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng với kinh doanh vận tải.
Nên đánh giá khách quan về lý do cần sửa đổi luật, bà Nga nhấn mạnh.
Nhận xét tiếp theo của bà Nga là báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Đường sắt năm 2005 "chắc cũng vội nên không có chữ ký và không có dấu" với nhiều nhận định chủ quan.
Đừng đổ cho luật không tốt, bà Nga góp ý.
Đồng ý với quan điểm của Chủ nhiệm Lê Thị Nga, nhiều ý kiến khác cũng cho rằng cần tách bạch chức năng quản lý nhà nước với kinh doanh.
Liên quan đến nội dung này, Chính phủ trình bày, Luật Đường sắt 2005 mới chỉ đưa ra nguyên tắc phân định công tác quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với quản lý kinh doanh của doanh nghiệp mà chưa quy định rõ nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến trong suốt 10 năm qua vẫn còn sự chồng chéo giữa chức năng quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm tính hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đường sắt cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt.
Vì thế lần sửa đổi này, Chính phủ đề nghị bổ sung các nội dung quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường sắt
Qua khảo sát thực tế, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường - cơ quan thẩm tra dự án luật - cũng nhận định, hiện nay nhiệm vụ quản lý nhà nước về đường sắt chưa được tách bạch giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp; giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và kinh doanh vận tải đường sắt.
Điều này dẫn đến việc chưa tạo lập được môi trường cạnh tranh thực sự lành mạnh, hạn chế kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, chưa đảm bảo nguyên tắc chống phân biệt đối xử và nguyên tắc cạnh tranh trong đầu tư, kinh doanh đường sắt theo quy định của nhiều luật liên quan mới được ban hành.
Vì vậy, cần bổ sung quy định các điều kiện cơ bản có tính nguyên tắc để đảm bảo các thành phần kinh tế tham gia bình đẳng trong kinh doanh đường sắt, còn trình tự, thủ tục tham gia kinh doanh đường sắt thì giao Chính phủ quy định chi tiết.
Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ và một số vị khác thì không nên giao cho Chính phủ quy định quá nhiều nội dung như tại dự thảo luật mà cần quy định ngay trong luật.
Với kết luận là dự thảo luật còn nhiều quy định chung chung, còn nhiều điều phải được tu chỉnh, hoàn thiện, Phó chủ tịch Phùng Quốc Hiển chốt lại, sau khi tiếp thu chỉnh lý, nếu đủ điều kiện mới trình ra Quốc hội, nếu vẫn chung chung thì cũng đành phải để lại.