“Đường Trường Chinh cong là theo ý kiến Bộ Quốc phòng”
"Cong mềm mại" là cách đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội mô tả về đoạn cong của đường Trường Chinh
Trước hàng loạt chất vấn của báo chí về nguyên nhân dẫn tới việc đường Trường Chinh bị “bẻ cong”, đại diện UBND thành phố Hà Nội vẫn luôn khẳng định “án tại hồ sơ” và nếu có cong chút ít là do ý kiến của Bộ Quốc phòng.
Tại buổi giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, chiều 8/4, ông Dương Đức Tuấn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã đưa ra nhiều hồ sơ, tài liệu về hướng tuyến và chỉ giới đường đỏ khi mở rộng đường Trường Chinh để khẳng định, quá trình lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường là hoàn toàn phù hợp với quy định.
Theo đó, phương án chỉ giới đường đỏ xác định phạm vi mở đường Trường Chinh đã được UBND thành phố phê duyệt ngày 31/3/2008 là thống nhất phù hợp với các đồ án quy hoạch chi tiết của khu vực đã được duyệt trước đó và phù hợp với quá trình quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng trong nhiều năm.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, việc đường bị cong khi mở rộng không phải do Sở Quy hoạch - Kiến trúc tự ý “nắn”, mà thực hiện theo ý kiến của Bộ Quốc phòng. Đồng thời, cũng chỉ là "cong mềm mại" và kéo dài trong khoảng 800 m, thuộc phần đất của Quân chủng Phòng không - Không quân quản lý.
“Theo quy định của Luật Đất đai thì hướng tuyến phải lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng vì đoạn đường này đi qua khu đất có tính chất sử dụng đặc biệt. Từ những năm 2000 cho đến nay, Bộ Quốc phòng và các đơn vị trực thuộc đã hai lần có văn bản cho ý kiến và đã trực tiếp xác nhận vào bản vẽ về hướng tuyến”, ông Tuấn nói.
Thế nhưng vì sao có sự dịch chuyển thì Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội lại không thể trả lời, bởi theo ông Tuấn, khi Bộ Quốc phòng có ý kiến quyết định như vậy thì có thể có yếu tố liên quan đến công trình an ninh quốc phòng hoặc liên quan đến chế độ chính sách, phía thành phố không thể đi sâu vào việc của Bộ Quốc phòng.
“Hà Nội có đề xuất phương án thẳng, nhưng sau khi có ý kiến của Bộ Quốc phòng thì đường mới cong”, vị đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc nói.
Trả lời câu hỏi liệu “có hay không lợi ích nhóm” khiến tuyến đường bị bẻ cong, ông Dương Đức Tuấn nói, kể từ khi Bộ Quốc phòng cho ý kiến đến nay là đã 14 năm và 6 năm kể từ khi UBND thành phố phê duyệt chỉ giới đường đỏ. Quá trình này có thỏa thuận của rất nhiều cơ quan liên quan, nên không có chuyện vì lợi ích của cá nhân nào.
“Thành phố đã làm mọi việc theo đúng quy trình, còn vấn đề của Bộ Quốc phòng là nội bộ như thế nào thì chúng tôi không nắm được và không thể phát ngôn”, ông Tuấn nói.
Trong một diễn biến liên quan, trả lời báo giới ngày 8/4, Anh hùng - Trung tướng Phạm Tuân, một trong số các tướng lĩnh, cán bộ có nhà trong khu vực mở rộng đường Trường Chinh khẳng định mảnh đất của ông được Nhà nước cấp từ năm 1990, khi vùng này còn hoang vu, trống vắng. Là một quân nhân, ông nói không bao giờ muốn vì lợi ích của cá nhân mà ảnh hưởng đến quy hoạch, đến quyền lợi những người khác, vì nếu muốn xin đất, xin nhà ông đã có thể xin cấp ở những khu vực khác, đẹp hơn khu đang ở.
“Tôi được Nhà nước cho thế nào thì hưởng thế ấy, chứ đã vào quy hoạch thì ưu tiên cho tôi ở lại mà bắt người khác đi, thì tôi không hề muốn", ông Tuân khẳng định.
Tại buổi giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, chiều 8/4, ông Dương Đức Tuấn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã đưa ra nhiều hồ sơ, tài liệu về hướng tuyến và chỉ giới đường đỏ khi mở rộng đường Trường Chinh để khẳng định, quá trình lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường là hoàn toàn phù hợp với quy định.
Theo đó, phương án chỉ giới đường đỏ xác định phạm vi mở đường Trường Chinh đã được UBND thành phố phê duyệt ngày 31/3/2008 là thống nhất phù hợp với các đồ án quy hoạch chi tiết của khu vực đã được duyệt trước đó và phù hợp với quá trình quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng trong nhiều năm.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, việc đường bị cong khi mở rộng không phải do Sở Quy hoạch - Kiến trúc tự ý “nắn”, mà thực hiện theo ý kiến của Bộ Quốc phòng. Đồng thời, cũng chỉ là "cong mềm mại" và kéo dài trong khoảng 800 m, thuộc phần đất của Quân chủng Phòng không - Không quân quản lý.
“Theo quy định của Luật Đất đai thì hướng tuyến phải lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng vì đoạn đường này đi qua khu đất có tính chất sử dụng đặc biệt. Từ những năm 2000 cho đến nay, Bộ Quốc phòng và các đơn vị trực thuộc đã hai lần có văn bản cho ý kiến và đã trực tiếp xác nhận vào bản vẽ về hướng tuyến”, ông Tuấn nói.
Thế nhưng vì sao có sự dịch chuyển thì Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội lại không thể trả lời, bởi theo ông Tuấn, khi Bộ Quốc phòng có ý kiến quyết định như vậy thì có thể có yếu tố liên quan đến công trình an ninh quốc phòng hoặc liên quan đến chế độ chính sách, phía thành phố không thể đi sâu vào việc của Bộ Quốc phòng.
“Hà Nội có đề xuất phương án thẳng, nhưng sau khi có ý kiến của Bộ Quốc phòng thì đường mới cong”, vị đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc nói.
Trả lời câu hỏi liệu “có hay không lợi ích nhóm” khiến tuyến đường bị bẻ cong, ông Dương Đức Tuấn nói, kể từ khi Bộ Quốc phòng cho ý kiến đến nay là đã 14 năm và 6 năm kể từ khi UBND thành phố phê duyệt chỉ giới đường đỏ. Quá trình này có thỏa thuận của rất nhiều cơ quan liên quan, nên không có chuyện vì lợi ích của cá nhân nào.
“Thành phố đã làm mọi việc theo đúng quy trình, còn vấn đề của Bộ Quốc phòng là nội bộ như thế nào thì chúng tôi không nắm được và không thể phát ngôn”, ông Tuấn nói.
Trong một diễn biến liên quan, trả lời báo giới ngày 8/4, Anh hùng - Trung tướng Phạm Tuân, một trong số các tướng lĩnh, cán bộ có nhà trong khu vực mở rộng đường Trường Chinh khẳng định mảnh đất của ông được Nhà nước cấp từ năm 1990, khi vùng này còn hoang vu, trống vắng. Là một quân nhân, ông nói không bao giờ muốn vì lợi ích của cá nhân mà ảnh hưởng đến quy hoạch, đến quyền lợi những người khác, vì nếu muốn xin đất, xin nhà ông đã có thể xin cấp ở những khu vực khác, đẹp hơn khu đang ở.
“Tôi được Nhà nước cho thế nào thì hưởng thế ấy, chứ đã vào quy hoạch thì ưu tiên cho tôi ở lại mà bắt người khác đi, thì tôi không hề muốn", ông Tuân khẳng định.