eGold của TienPhong Bank có giống sàn vàng bị cấm?
Dịch vụ mua bán vàng qua mạng (eGold) của TienPhong Bank có môi trường gần với các sàn vàng trước đây
Ngân hàng Tiên Phong (TienPhong Bank) vừa trình làng dịch vụ mua bán vàng qua mạng (eGold), có môi trường gần với các sàn vàng trước đây.
Cụ thể, dịch vụ eGold của TienPhong Bank cho phép khách hàng thực hiện giao dịch mua - bán vàng trực tuyến, thông qua kênh Internet Banking và Mobile Banking.
Loại vàng giao dịch là vàng miếng SJC, nhẫn ép vỉ 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ, 10 chỉ của Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI.
Có đủ tiền tại tài khoản của TienPhong Bank, đăng ký sử dụng dịch vụ eGold, khách hàng có thể tham gia mua - bán vàng liên tục dù ở bất kỳ đâu, giao dịch nhanh chóng chỉ qua các bước xử lý đơn giản trên điện thoại, máy tính kết nối internet…
Với cơ chế trên, môi trường mạng và tốc độ giao dịch, eGold dường như có dáng dấp tương đồng với các sàn giao dịch vàng trước đây - hiện đã bị cấm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TienPhong Bank cũng cho rằng, nếu không tìm hiểu kỹ, có thể có sự hiểu nhầm nào đó trong công chúng về dịch vụ eGold với mô hình của các sàn vàng.
“Chúng tôi đã tìm hiểu kỹ và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý, có quá trình chuẩn bị và xây dựng công phu cho sản phẩm này. Khi đưa ra thị trường, đó đơn giản là một tiện ích mới cho khách hàng khi mua bán vàng vật chất, ứng dụng công nghệ để giúp họ rút ngắn thời gian hay quy trình so với giao dịch truyền thống. Nó hoàn toàn khác với cơ chế của sàn giao dịch vàng”, ông Hưng nói.
Và Tổng giám đốc TienPhong Bank đưa ra những so sánh cụ thể để phân biệt.
Thứ nhất, eGold chỉ mở cơ chế giao dịch giữa khách hàng với TienPhong Bank, trong khi mô hình sàn giao dịch vàng là giao dịch giữa các nhà đầu tư với nhau, qua khớp lệnh. Các yêu cầu mua- bán vàng chỉ được xác định thông qua giá thực tại thời điểm giao dịch mà không có các trạng thái kỳ hạn như sàn vàng.
Thứ hai, dịch vụ trên của TienPhong Bank là giao dịch vàng vật chất, khách hàng phải có đủ tiền trong tài khoản, thực hiện mua vàng và nhận vàng cụ thể (hoặc gửi tại ngân hàng qua dịch vụ giữ hộ); ngược lại chỉ bán khi có sẵn vàng đã gửi ở ngân hàng.
Điều này cũng khác với mô hình sàn giao dịch vàng, cho mua - bán “ảo” qua trạng thái hàng khống, qua sử dụng đòn bẩy tài chính mà nhà tổ chức cung cấp. Sự phân biệt rõ hơn ở đây là giữa giao dịch vàng vật chất của eGold khác với giao dịch vàng tài khoản của các sản vàng trước đây.
Thứ ba, là ngân hàng thương mại, giao dịch mua - bán vàng qua eGold phải tuân thủ quy định về giới hạn trạng thái vàng của Ngân hàng Nhà nước, không được vượt quá 2% vốn tự có; không được cho vay vốn, cho vay vàng để tạo giao dịch “ảo” như ở sàn vàng.
Ông Nguyễn Hưng cũng nhìn nhận, do đây là phương thức giao dịch khá mới mẻ sử dụng nền tảng của công nghệ số và có những tính chất “online” nên dễ gây liên tưởng đến mô hình sàn vàng hay loại hình kinh doanh vàng tài khoản trước đây. Còn thực tế, đơn giản là ngân hàng ứng dụng công nghệ để tối giản thời gian, quy trình mua bán vàng của người dân với ngân hàng mà thôi.
Trong ngày khai trương, một số đại diện cơ quan quản lý cũng đã trực tiếp trải nghiệm dịch vụ này của TienPhong Bank.
Cụ thể, dịch vụ eGold của TienPhong Bank cho phép khách hàng thực hiện giao dịch mua - bán vàng trực tuyến, thông qua kênh Internet Banking và Mobile Banking.
Loại vàng giao dịch là vàng miếng SJC, nhẫn ép vỉ 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ, 10 chỉ của Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI.
Có đủ tiền tại tài khoản của TienPhong Bank, đăng ký sử dụng dịch vụ eGold, khách hàng có thể tham gia mua - bán vàng liên tục dù ở bất kỳ đâu, giao dịch nhanh chóng chỉ qua các bước xử lý đơn giản trên điện thoại, máy tính kết nối internet…
Với cơ chế trên, môi trường mạng và tốc độ giao dịch, eGold dường như có dáng dấp tương đồng với các sàn giao dịch vàng trước đây - hiện đã bị cấm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TienPhong Bank cũng cho rằng, nếu không tìm hiểu kỹ, có thể có sự hiểu nhầm nào đó trong công chúng về dịch vụ eGold với mô hình của các sàn vàng.
“Chúng tôi đã tìm hiểu kỹ và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý, có quá trình chuẩn bị và xây dựng công phu cho sản phẩm này. Khi đưa ra thị trường, đó đơn giản là một tiện ích mới cho khách hàng khi mua bán vàng vật chất, ứng dụng công nghệ để giúp họ rút ngắn thời gian hay quy trình so với giao dịch truyền thống. Nó hoàn toàn khác với cơ chế của sàn giao dịch vàng”, ông Hưng nói.
Và Tổng giám đốc TienPhong Bank đưa ra những so sánh cụ thể để phân biệt.
Thứ nhất, eGold chỉ mở cơ chế giao dịch giữa khách hàng với TienPhong Bank, trong khi mô hình sàn giao dịch vàng là giao dịch giữa các nhà đầu tư với nhau, qua khớp lệnh. Các yêu cầu mua- bán vàng chỉ được xác định thông qua giá thực tại thời điểm giao dịch mà không có các trạng thái kỳ hạn như sàn vàng.
Thứ hai, dịch vụ trên của TienPhong Bank là giao dịch vàng vật chất, khách hàng phải có đủ tiền trong tài khoản, thực hiện mua vàng và nhận vàng cụ thể (hoặc gửi tại ngân hàng qua dịch vụ giữ hộ); ngược lại chỉ bán khi có sẵn vàng đã gửi ở ngân hàng.
Điều này cũng khác với mô hình sàn giao dịch vàng, cho mua - bán “ảo” qua trạng thái hàng khống, qua sử dụng đòn bẩy tài chính mà nhà tổ chức cung cấp. Sự phân biệt rõ hơn ở đây là giữa giao dịch vàng vật chất của eGold khác với giao dịch vàng tài khoản của các sản vàng trước đây.
Thứ ba, là ngân hàng thương mại, giao dịch mua - bán vàng qua eGold phải tuân thủ quy định về giới hạn trạng thái vàng của Ngân hàng Nhà nước, không được vượt quá 2% vốn tự có; không được cho vay vốn, cho vay vàng để tạo giao dịch “ảo” như ở sàn vàng.
Ông Nguyễn Hưng cũng nhìn nhận, do đây là phương thức giao dịch khá mới mẻ sử dụng nền tảng của công nghệ số và có những tính chất “online” nên dễ gây liên tưởng đến mô hình sàn vàng hay loại hình kinh doanh vàng tài khoản trước đây. Còn thực tế, đơn giản là ngân hàng ứng dụng công nghệ để tối giản thời gian, quy trình mua bán vàng của người dân với ngân hàng mà thôi.
Trong ngày khai trương, một số đại diện cơ quan quản lý cũng đã trực tiếp trải nghiệm dịch vụ này của TienPhong Bank.