EU mở cửa thị trường điện, khí đốt
Ủy ban châu Âu (EC) vừa thông qua kế hoạch an ninh năng lượng cả gói mới, buộc các công ty năng lượng mở cửa thị trường năng lượng
Ủy ban châu Âu (EC) vừa thông qua kế hoạch an ninh năng lượng cả gói mới, theo đó buộc các công ty năng lượng khổng lồ của Nga và châu Âu mở cửa thị trường khí đốt và điện năng hơn nữa để thúc đẩy cạnh tranh.
Kế hoạch này của EC được thông qua ngày 19/9, tại Brussels (Bỉ). Ngoài mục đích thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường khí đốt và điện, kế hoạch của EC còn nhằm hạn chế các công ty nước ngoài nắm các tài sản liên quan lĩnh vực năng lượng của EU.
Thổi luồng gió cạnh tranh vào thị trường
Với kế hoạch an ninh năng lượng nói trên, EC hy vọng "thổi một luồng gió" cạnh tranh lớn hơn vào khu vực năng lượng được xem là khá phẳng lặng của châu Âu. Bản kế hoạch được đưa ra trong bối cảnh, năng lượng đang được nhiều chính phủ các nước thành viên EU coi là tối quan trọng đối với an ninh quốc gia và giá dầu đang leo thang từng ngày, đạt mức kỷ lục hơn 84USD/thùng hôm 20/9.
Theo kế hoạch của EC, các công ty vừa sản xuất vừa cung cấp năng lượng lớn ở EU như E.ON của Đức và EDF (Electricite de France) của Pháp... bắt buộc phải tách riêng các hoạt động kinh doanh điện hay khí đốt với việc quản lý các hệ thống vận chuyển và chuyển tải.
Hiện các tập đoàn năng lượng như E.ON và EDF vừa sản xuất năng lượng, vừa kiểm soát các đường ống dẫn khí đốt hay các đường điện cao thế để đưa điện hay khí đốt tới các mạng lưới phân phối bán lẻ cho từng gia đình. EC cho rằng, việc các công ty này cùng một lúc thực hiện cả hai việc trên đã khiến khách hàng có ít sự lựa chọn.
Như vậy, các công ty trên sẽ buộc phải bán hoặc chuyển giao phần hệ thống vận chuyển cho một công ty độc lập. EC cho rằng, làm như vậy sẽ thúc đẩy được đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng và cho phép các công ty mới tham gia lĩnh vực này.
Một vấn đề nữa được EC quan tâm là mở cửa thị trường năng lượng, song không để cho các công ty ngoài EU có thể "nhảy vào" thao túng thị trường. Vì thế, EC đề nghị các tập đoàn nước ngoài muốn đầu tư phải chứng minh được rằng họ không đồng sở hữu nguồn cung cấp và hệ thống vận chuyển.
EC đã yêu cầu các nước thành viên EU trao quyền kiểm soát và hạn chế những công ty ngoài EU mua phần lớn cổ phần hoặc giành quyền kiểm soát hệ thống điện và khí đốt châu Âu. Động thái này được cho là nhằm vào các công ty năng lượng đang có kế hoạch đầu tư vào châu Âu như tập đoàn Gazprom của Nga hay Sonatrach của Angieri.
Như vậy, tập đoàn Gazprom và công ty quốc doanh Sonatrach sẽ không được tự do mua lại hệ thống đường ống dẫn khí đốt và hệ thống truyền tải điện của EU.
Vẫn còn bất đồng trong nội bộ EU
Kế hoạch năng lượng nêu trên được coi như một phần trong nỗ lực đảm bảo an ninh cho nguồn cung cấp năng lượng trong bối cảnh châu Âu đang phải đối mặt với nhiều thách thức do lệ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu; sức ép cạnh tranh gia tăng trên toàn cầu và hiện tượng khí hậu trái đất ấm lên. EC cho rằng, kế hoạch trên sẽ giúp giảm giá năng lượng.
Chủ tịch Cơ quan quản lý năng lượng của Anh John Mogg nói, việc phân tách hoạt động sản xuất và quản lý hệ thống cấp điện sẽ giúp nâng cao hiệu quả cạnh tranh và góp phần làm giảm giá năng lượng.
Tuy nhiên, do sự phản đối của một số nước EU, trong đó có Pháp và Đức, EC đã đề xuất một phương án là chọn một hệ thống vận hành độc lập chịu trách nhiệm quản lý các hệ thống phân phối năng lượng. Mỗi nước thành viên EU sẽ được tự do lựa chọn một trong hai phương án này.
Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso nói, ông tin chắc rằng phần lớn các nước EU ủng hộ kế hoạch cả gói trên. Tuy nhiên, ông thừa nhận tiến trình đi tới thống nhất về vấn đề này sẽ là khó khăn và lâu dài.
EC từng kêu gọi các quốc gia thành viên cùng xây dựng một chính sách năng lượng chung để đảm bảo các nguồn cung cấp năng lượng của khối. Trong Sách xanh về năng lượng, EC khẳng định rằng năng lượng chung châu Âu sẽ chỉ đứng thứ hai sau Mỹ và hãy để thị trường này có những thoả thuận tốt hơn.
Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso đã kêu gọi: "Chúng ta đang ở trong một thế kỷ mới về năng lượng, nhu cầu đang tăng cao trong khi các kho dự trữ của châu Âu lại giảm, đầu tư thiếu hụt và khí hậu thì thay đổi. Sẽ là điều sống còn khi lãnh đạo các nước EU bỏ qua các chính sách năng lượng "khác biệt và phi hợp tác", để cất lên cùng một tiếng nói rõ ràng”.
Tuy nhiên, nỗ lực xây dựng thị trường năng lượng chung châu Âu đã gặp phải sự “phản kháng” mạnh mẽ khi cả Pháp và Tây Ban Nha đều nỗ lực vô hiệu hoá việc các đối thủ nước ngoài mua các công ty điện trong nước họ. Một điều gây trở ngại nữa với thị trường năng lượng EU là sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng cùng các cơ sở dự trữ.
Kế hoạch này của EC được thông qua ngày 19/9, tại Brussels (Bỉ). Ngoài mục đích thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường khí đốt và điện, kế hoạch của EC còn nhằm hạn chế các công ty nước ngoài nắm các tài sản liên quan lĩnh vực năng lượng của EU.
Thổi luồng gió cạnh tranh vào thị trường
Với kế hoạch an ninh năng lượng nói trên, EC hy vọng "thổi một luồng gió" cạnh tranh lớn hơn vào khu vực năng lượng được xem là khá phẳng lặng của châu Âu. Bản kế hoạch được đưa ra trong bối cảnh, năng lượng đang được nhiều chính phủ các nước thành viên EU coi là tối quan trọng đối với an ninh quốc gia và giá dầu đang leo thang từng ngày, đạt mức kỷ lục hơn 84USD/thùng hôm 20/9.
Theo kế hoạch của EC, các công ty vừa sản xuất vừa cung cấp năng lượng lớn ở EU như E.ON của Đức và EDF (Electricite de France) của Pháp... bắt buộc phải tách riêng các hoạt động kinh doanh điện hay khí đốt với việc quản lý các hệ thống vận chuyển và chuyển tải.
Hiện các tập đoàn năng lượng như E.ON và EDF vừa sản xuất năng lượng, vừa kiểm soát các đường ống dẫn khí đốt hay các đường điện cao thế để đưa điện hay khí đốt tới các mạng lưới phân phối bán lẻ cho từng gia đình. EC cho rằng, việc các công ty này cùng một lúc thực hiện cả hai việc trên đã khiến khách hàng có ít sự lựa chọn.
Như vậy, các công ty trên sẽ buộc phải bán hoặc chuyển giao phần hệ thống vận chuyển cho một công ty độc lập. EC cho rằng, làm như vậy sẽ thúc đẩy được đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng và cho phép các công ty mới tham gia lĩnh vực này.
Một vấn đề nữa được EC quan tâm là mở cửa thị trường năng lượng, song không để cho các công ty ngoài EU có thể "nhảy vào" thao túng thị trường. Vì thế, EC đề nghị các tập đoàn nước ngoài muốn đầu tư phải chứng minh được rằng họ không đồng sở hữu nguồn cung cấp và hệ thống vận chuyển.
EC đã yêu cầu các nước thành viên EU trao quyền kiểm soát và hạn chế những công ty ngoài EU mua phần lớn cổ phần hoặc giành quyền kiểm soát hệ thống điện và khí đốt châu Âu. Động thái này được cho là nhằm vào các công ty năng lượng đang có kế hoạch đầu tư vào châu Âu như tập đoàn Gazprom của Nga hay Sonatrach của Angieri.
Như vậy, tập đoàn Gazprom và công ty quốc doanh Sonatrach sẽ không được tự do mua lại hệ thống đường ống dẫn khí đốt và hệ thống truyền tải điện của EU.
Vẫn còn bất đồng trong nội bộ EU
Kế hoạch năng lượng nêu trên được coi như một phần trong nỗ lực đảm bảo an ninh cho nguồn cung cấp năng lượng trong bối cảnh châu Âu đang phải đối mặt với nhiều thách thức do lệ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu; sức ép cạnh tranh gia tăng trên toàn cầu và hiện tượng khí hậu trái đất ấm lên. EC cho rằng, kế hoạch trên sẽ giúp giảm giá năng lượng.
Chủ tịch Cơ quan quản lý năng lượng của Anh John Mogg nói, việc phân tách hoạt động sản xuất và quản lý hệ thống cấp điện sẽ giúp nâng cao hiệu quả cạnh tranh và góp phần làm giảm giá năng lượng.
Tuy nhiên, do sự phản đối của một số nước EU, trong đó có Pháp và Đức, EC đã đề xuất một phương án là chọn một hệ thống vận hành độc lập chịu trách nhiệm quản lý các hệ thống phân phối năng lượng. Mỗi nước thành viên EU sẽ được tự do lựa chọn một trong hai phương án này.
Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso nói, ông tin chắc rằng phần lớn các nước EU ủng hộ kế hoạch cả gói trên. Tuy nhiên, ông thừa nhận tiến trình đi tới thống nhất về vấn đề này sẽ là khó khăn và lâu dài.
EC từng kêu gọi các quốc gia thành viên cùng xây dựng một chính sách năng lượng chung để đảm bảo các nguồn cung cấp năng lượng của khối. Trong Sách xanh về năng lượng, EC khẳng định rằng năng lượng chung châu Âu sẽ chỉ đứng thứ hai sau Mỹ và hãy để thị trường này có những thoả thuận tốt hơn.
Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso đã kêu gọi: "Chúng ta đang ở trong một thế kỷ mới về năng lượng, nhu cầu đang tăng cao trong khi các kho dự trữ của châu Âu lại giảm, đầu tư thiếu hụt và khí hậu thì thay đổi. Sẽ là điều sống còn khi lãnh đạo các nước EU bỏ qua các chính sách năng lượng "khác biệt và phi hợp tác", để cất lên cùng một tiếng nói rõ ràng”.
Tuy nhiên, nỗ lực xây dựng thị trường năng lượng chung châu Âu đã gặp phải sự “phản kháng” mạnh mẽ khi cả Pháp và Tây Ban Nha đều nỗ lực vô hiệu hoá việc các đối thủ nước ngoài mua các công ty điện trong nước họ. Một điều gây trở ngại nữa với thị trường năng lượng EU là sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng cùng các cơ sở dự trữ.