EVN bất ngờ báo lỗ gần 1 nghìn tỷ trong 6 tháng
Lỗ của công ty mẹ EVN lên tới 930 tỷ đồng chỉ trong 6 tháng đầu năm
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất nửa đầu năm 2016.
Theo đó, EVN đạt gần 131.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% tương ứng hơn 19.000 tỷ đồng so với cùng kỳ. Song chi phí tài chính tăng mạnh hơn 15.500 tỷ đồng đã khiến EVN bất ngờ báo lỗ.
Cụ thể, nửa đầu năm 2016, EVN lỗ 716 tỷ đồng, lỗ của công mẹ gần 930 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái tập đoàn này vẫn lãi hợp nhất 1.271 tỷ đồng.
Tính đến 30/6/2016, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu hợp nhất của EVN đạt lần lượt là 663.000 tỷ và 187.700 tỷ đồng. Nợ phải trả của EVN tăng lên 475.000 tỷ đồng, trong đó vay nợ tài chính lên tới 395.000 tỷ đồng.
Nợ lớn khiến lãi vay là gánh nặng với EVN. 6 tháng đầu năm tập đoàn đã phải chi tổng cộng 6.900 tỷ đồng trả lãi. Năm 2015, EVN cũng phải chi hơn 12.000 tỷ đồng trả lãi vay.
Trao đổi với báo giới, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN, cho biết, trong 6 tháng tổng lãi hoạt động sản xuất của EVN là 5.814 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do cơ cấu nợ vay ngoại tệ lớn đặc biệt là vốn ODA bằng đồng Yên Nhật do đó tập đoàn đã bị lỗ tỷ giá 6.371 tỷ đồng. Theo quy chuẩn hạch toán tỷ giá vào báo cáo tài chính nên tập đoàn rơi vào thua lỗ.
"Nguyên nhân lỗ sau thuế của báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm của Tập đoàn là do lỗ chênh lệch tỷ giá. Cụ thể là tỷ giá đồng Yên Nhật tăng mạnh. Theo Thông tư số 200 năm 2014 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện đánh giá chênh lệch tỷ giá của các khoản mục công nợ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính”, ông Tri nói.
Hiện EVN là tập đoàn nhà nước có mức vay nợ lớn nhất. Vốn vay của EVN phần lớn là nợ vay được Chính phủ bảo lãnh. Theo báo cáo được Bộ Tài chính trình lên Chính phủ, công ty mẹ EVN năm 2015 vay thêm 2 tỷ USD nâng mức bảo lãnh nợ vay của Chính phủ đối với EVN lên 9,7 tỷ USD.
Cuối năm 2015 nợ vay được Chính phủ bảo lãnh đạt khoảng 26 tỷ USD, trong đó EVN đã chiếm tới 37,3%. Do đó, Bộ Tài chính nhấn mạnh việc EVN và các công ty điện lực phải xử lý vấn đề lỗ chênh lệch tỷ giá hằng năm do nguồn thu bán điện đến từ nội tệ trong khi có nhiều khoản vay lớn bằng ngoại tệ.
Mới đây, dự thảo quy định của Bộ Công Thương đã trao cho EVN quyền được tăng giá điện tối đa tới 20%/năm, thời gian điều chỉnh giá điện giảm từ 6 tháng xuống 3 tháng.
Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 147 có hiệu lực từ năm 2017 điều chỉnh mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất thủy điện và sản xuất nước sạch.
Theo sửa đổi, mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất thủy điện tăng từ 20 đồng/kwh lên 36 đồng/kwh và cơ sở sản xuất nước sạch từ 40 đồng/m3 lên 52 đồng/m3.
Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả dịch vụ là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện.
Theo một đại diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), chi phí sản xuất điện trong thời gian gần đây liên tục biến động, thậm chí tại một số thời điểm, do thủy điện gặp khó khăn, các đơn vị đã phải chạy dầu phát điện.
Theo đó, EVN đạt gần 131.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% tương ứng hơn 19.000 tỷ đồng so với cùng kỳ. Song chi phí tài chính tăng mạnh hơn 15.500 tỷ đồng đã khiến EVN bất ngờ báo lỗ.
Cụ thể, nửa đầu năm 2016, EVN lỗ 716 tỷ đồng, lỗ của công mẹ gần 930 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái tập đoàn này vẫn lãi hợp nhất 1.271 tỷ đồng.
Tính đến 30/6/2016, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu hợp nhất của EVN đạt lần lượt là 663.000 tỷ và 187.700 tỷ đồng. Nợ phải trả của EVN tăng lên 475.000 tỷ đồng, trong đó vay nợ tài chính lên tới 395.000 tỷ đồng.
Nợ lớn khiến lãi vay là gánh nặng với EVN. 6 tháng đầu năm tập đoàn đã phải chi tổng cộng 6.900 tỷ đồng trả lãi. Năm 2015, EVN cũng phải chi hơn 12.000 tỷ đồng trả lãi vay.
Trao đổi với báo giới, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN, cho biết, trong 6 tháng tổng lãi hoạt động sản xuất của EVN là 5.814 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do cơ cấu nợ vay ngoại tệ lớn đặc biệt là vốn ODA bằng đồng Yên Nhật do đó tập đoàn đã bị lỗ tỷ giá 6.371 tỷ đồng. Theo quy chuẩn hạch toán tỷ giá vào báo cáo tài chính nên tập đoàn rơi vào thua lỗ.
"Nguyên nhân lỗ sau thuế của báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm của Tập đoàn là do lỗ chênh lệch tỷ giá. Cụ thể là tỷ giá đồng Yên Nhật tăng mạnh. Theo Thông tư số 200 năm 2014 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện đánh giá chênh lệch tỷ giá của các khoản mục công nợ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính”, ông Tri nói.
Hiện EVN là tập đoàn nhà nước có mức vay nợ lớn nhất. Vốn vay của EVN phần lớn là nợ vay được Chính phủ bảo lãnh. Theo báo cáo được Bộ Tài chính trình lên Chính phủ, công ty mẹ EVN năm 2015 vay thêm 2 tỷ USD nâng mức bảo lãnh nợ vay của Chính phủ đối với EVN lên 9,7 tỷ USD.
Cuối năm 2015 nợ vay được Chính phủ bảo lãnh đạt khoảng 26 tỷ USD, trong đó EVN đã chiếm tới 37,3%. Do đó, Bộ Tài chính nhấn mạnh việc EVN và các công ty điện lực phải xử lý vấn đề lỗ chênh lệch tỷ giá hằng năm do nguồn thu bán điện đến từ nội tệ trong khi có nhiều khoản vay lớn bằng ngoại tệ.
Mới đây, dự thảo quy định của Bộ Công Thương đã trao cho EVN quyền được tăng giá điện tối đa tới 20%/năm, thời gian điều chỉnh giá điện giảm từ 6 tháng xuống 3 tháng.
Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 147 có hiệu lực từ năm 2017 điều chỉnh mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất thủy điện và sản xuất nước sạch.
Theo sửa đổi, mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất thủy điện tăng từ 20 đồng/kwh lên 36 đồng/kwh và cơ sở sản xuất nước sạch từ 40 đồng/m3 lên 52 đồng/m3.
Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả dịch vụ là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện.
Theo một đại diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), chi phí sản xuất điện trong thời gian gần đây liên tục biến động, thậm chí tại một số thời điểm, do thủy điện gặp khó khăn, các đơn vị đã phải chạy dầu phát điện.