EVN: Petro Việt Nam bán điện lãi chứ không lỗ
Đại diện EVN nói về việc Petro Việt Nam - chủ đầu tư Nhà máy Điện Cà Mau - "kêu" bị lỗ vì EVN không mua hết điện của nhà máy này
Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam), chủ đầu tư Nhà máy Điện Cà Mau, "kêu" bị lỗ vì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không huy động hết công suất của nhà máy này.
Xung quanh vấn đề này, báo giới đã phỏng vấn ông Lâm Du Sơn, Ủy viên Hội đồng Quản trị của EVN.
Nhiều ý kiến trong dư luận cho rằng EVN cố ý không mua điện của Petro Vietnam, không dùng hết điện trong nước nhằm gây sức ép tăng giá?
Đây không phải là áp lực tăng giá đâu. Ngay hiện nay chúng tôi ký hợp đồng với Petro Vietnam xong là một năm lỗ hơn 2.000 tỉ đồng. Vì giá mua là 6,5 cent/kWh, giá bán là 5,3 cent thì nhắm mắt cũng thấy lỗ rồi. Lấy gì lời được, chưa tính chi phí truyền tải điện.
Nhưng Petro Việt Nam nói giá điện Trung Quốc cao hơn mà EVN vẫn mua?
Điện của Trung Quốc giá chỉ 4,5 cent/kWh, chúng tôi bán 5,3 cent thì coi như hòa vốn. Giá của Petro Vietnam là 6,5 cent, bán 5,3 cent là một năm chúng tôi lỗ 2.500 tỉ. Tôi không nói Petro Vietnam bán đắt, họ còn bán rẻ đó. Vấn đề là giá bán hiện nay thấp hơn giá thành rất nhiều, thành ra mới lỗ.
Nhà nước có bù lỗ không?
Không có đồng nào.
Như vậy mình chịu để cắt điện thường xuyên, ảnh hưởng đến sản xuất?
Nhà báo đừng gài ý này vào. Tôi không có ý đó đâu. Chủ trương của EVN là cung cấp đủ điện cho sản xuất. Chuyện vận hành trong giờ cao điểm rõ ràng là khai thác hết nhưng giờ thấp điểm thì phải tập trung mua ở nguồn rẻ hơn. Giá mua của Trung Quốc là 4,5 cent, không đắt hơn Petro Việt Nam, lúc nào cần điện thì mua, không cần thì thôi nên rất thoải mái.
Chủ trương của EVN cấp đủ điện cho sản xuất, không thiếu, coi đó là trách nhiệm của EVN. EVN không có ý nào về áp lực tăng giá. Chuyện EVN mua điện giá cao, bán điện giá thấp là Nhà nước biết. Nhưng vì cân đối vĩ mô, Nhà nước sẽ quyết giá. Bộ Công thương trình Thủ tướng quyết về giá lúc nào thì tùy.
Petro Vietnam nói họ lỗ rất nhiều do EVN không mua điện?
Ông Petro Vietnam nói lời không nhiều thì tôi đồng ý. Vì lý do là thông thường khi đầu tư người ta thường được lợi nhuận 10-12%. Theo tôi biết ông chỉ lời 7% thôi. Nhưng trong khi mua của Petro Việt Nam thì chúng tôi đã lỗ hơn 2.000 tỉ.
Vì sao chúng tôi vẫn mua vì chúng tôi biết có lộ trình sẽ tăng giá, không mua cũng không được. Vì với giá thành, Petro Vietnam phải bán 6,7-6,8 cent mới hợp lý nhưng ông bán 6,5 cent đã là cố gắng của ông rồi. Nhưng có điều khi mua của ông để bán ra 5,34 cent thì chúng tôi lỗ.
Là cơ quan nhà nước, chúng tôi chấp nhận những sự sắp xếp. Petro Vietnam nói EVN mua điện Trung Quốc đắt hơn là võ đoán.
Thời điểm này báo chí rất khó tiếp cận ban điều hành của EVN. Tôi đã gọi ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc, mấy lần nhưng ông không trả lời. Ông Tổng giám đốc thì không nhấc máy?
Tôi đã góp ý ban giám đốc phải có trách nhiệm gặp gỡ báo chí. Báo chí đưa tin không chính xác lắm nhưng một phần là do ban giám đốc không chịu cho báo chí tiếp cận. Mình đâu có làm gì sai đâu mà ngại gặp báo chí.
Xung quanh vấn đề này, báo giới đã phỏng vấn ông Lâm Du Sơn, Ủy viên Hội đồng Quản trị của EVN.
Nhiều ý kiến trong dư luận cho rằng EVN cố ý không mua điện của Petro Vietnam, không dùng hết điện trong nước nhằm gây sức ép tăng giá?
Đây không phải là áp lực tăng giá đâu. Ngay hiện nay chúng tôi ký hợp đồng với Petro Vietnam xong là một năm lỗ hơn 2.000 tỉ đồng. Vì giá mua là 6,5 cent/kWh, giá bán là 5,3 cent thì nhắm mắt cũng thấy lỗ rồi. Lấy gì lời được, chưa tính chi phí truyền tải điện.
Nhưng Petro Việt Nam nói giá điện Trung Quốc cao hơn mà EVN vẫn mua?
Điện của Trung Quốc giá chỉ 4,5 cent/kWh, chúng tôi bán 5,3 cent thì coi như hòa vốn. Giá của Petro Vietnam là 6,5 cent, bán 5,3 cent là một năm chúng tôi lỗ 2.500 tỉ. Tôi không nói Petro Vietnam bán đắt, họ còn bán rẻ đó. Vấn đề là giá bán hiện nay thấp hơn giá thành rất nhiều, thành ra mới lỗ.
Nhà nước có bù lỗ không?
Không có đồng nào.
Như vậy mình chịu để cắt điện thường xuyên, ảnh hưởng đến sản xuất?
Nhà báo đừng gài ý này vào. Tôi không có ý đó đâu. Chủ trương của EVN là cung cấp đủ điện cho sản xuất. Chuyện vận hành trong giờ cao điểm rõ ràng là khai thác hết nhưng giờ thấp điểm thì phải tập trung mua ở nguồn rẻ hơn. Giá mua của Trung Quốc là 4,5 cent, không đắt hơn Petro Việt Nam, lúc nào cần điện thì mua, không cần thì thôi nên rất thoải mái.
Chủ trương của EVN cấp đủ điện cho sản xuất, không thiếu, coi đó là trách nhiệm của EVN. EVN không có ý nào về áp lực tăng giá. Chuyện EVN mua điện giá cao, bán điện giá thấp là Nhà nước biết. Nhưng vì cân đối vĩ mô, Nhà nước sẽ quyết giá. Bộ Công thương trình Thủ tướng quyết về giá lúc nào thì tùy.
Petro Vietnam nói họ lỗ rất nhiều do EVN không mua điện?
Ông Petro Vietnam nói lời không nhiều thì tôi đồng ý. Vì lý do là thông thường khi đầu tư người ta thường được lợi nhuận 10-12%. Theo tôi biết ông chỉ lời 7% thôi. Nhưng trong khi mua của Petro Việt Nam thì chúng tôi đã lỗ hơn 2.000 tỉ.
Vì sao chúng tôi vẫn mua vì chúng tôi biết có lộ trình sẽ tăng giá, không mua cũng không được. Vì với giá thành, Petro Vietnam phải bán 6,7-6,8 cent mới hợp lý nhưng ông bán 6,5 cent đã là cố gắng của ông rồi. Nhưng có điều khi mua của ông để bán ra 5,34 cent thì chúng tôi lỗ.
Là cơ quan nhà nước, chúng tôi chấp nhận những sự sắp xếp. Petro Vietnam nói EVN mua điện Trung Quốc đắt hơn là võ đoán.
Thời điểm này báo chí rất khó tiếp cận ban điều hành của EVN. Tôi đã gọi ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc, mấy lần nhưng ông không trả lời. Ông Tổng giám đốc thì không nhấc máy?
Tôi đã góp ý ban giám đốc phải có trách nhiệm gặp gỡ báo chí. Báo chí đưa tin không chính xác lắm nhưng một phần là do ban giám đốc không chịu cho báo chí tiếp cận. Mình đâu có làm gì sai đâu mà ngại gặp báo chí.