EVN tiếp tục được kinh doanh đa ngành
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tiếp tục kinh doanh đa ngành, ngay cả khi mô hình này đang gây nhiều tranh cãi
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh đa ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang gây nhiều tranh cãi, bản điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được ban hành mới đây vẫn cho phép doanh nghiệp này được kinh doanh đa ngành.
Cụ thể, theo Quyết định số 857/QĐ-TTg, EVN sẽ kinh doanh 4 ngành, nghề chính gồm: sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, công trình điện, thí nghiệm điện.
Ngoài các ngành nghề chính trên, EVN còn được kinh doanh các ngành nghề khác có liên quan như xuất nhập khẩu nhiên liệu, nguyên vật liệu, vật tư thiết bị ngành điện; xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị nhà máy điện, thiết bị đường dây và trạm biến áp, thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin.
Đặc biệt, EVN còn được kinh doanh thêm các ngành nghề ngoài ngành là kinh doanh khách sạn, du lịch; truyền thông, quảng cáo, thông tin đại chúng; đầu tư, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, đầu tư và cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp.
Gần 4 năm trước, bản điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN, ban hành theo quyết định số 163/2007/QĐ-TTg ban hành vào tháng 10/2007 cũng đưa ra các lĩnh vực mà EVN được kinh doanh tương tự như bản điều lệ mới.
Khác chăng, 4 năm trước EVN là một tập đoàn nhà nước, còn hiện nay EVN là một tập đoàn “được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu”, tức là chỉ thay đổi về tên gọi.
Đầu năm 2008, trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, Chủ tịch Hội đồng Quản trị EVN Đào Văn Hưng đã nói rằng đầu tư ra ngoài ngành là một việc làm cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chính.
Theo ông Hưng, các tập đoàn kinh tế đang lĩnh vai trò thực hiện chủ trương chính sách của nhà nước, chẳng hạn trong giai đoạn lạm phát, Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp lớn không được tăng giá. Điều này dẫn đến sự mất cân đối về tài chính do giá đầu vào tăng trong khi giá bán ra không tăng.
"Để bù đắp sự thiếu hụt đó, các tập đoàn kinh tế buộc phải kinh doanh một số lĩnh vực khác mà theo điều lệ kinh doanh tập đoàn, có lợi nhuận cao như ngân hàng, bất động sản... để bù đắp cho sự mất cân bằng tài chính”, ông Hưng nói, nhấn mạnh rằng sự bù đắp đó là “đúng luật, có hiệu quả và đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật”.
Đến cuối năm 2008, Kiểm toán Nhà nước đã công bố kết quả kiểm toán năm 2007 của EVN, theo đó tổng đầu tư tài chính dài hạn của EVN là 49.718 tỷ, trong đó lượng vốn đầu tư ra ngoài sản xuất kinh doanh điện (viễn thông, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản và khác) là 3.590 tỷ đồng, chiếm 7,22% vốn đầu tư và 4,82% vốn chủ sở hữu.
Cụ thể, theo Quyết định số 857/QĐ-TTg, EVN sẽ kinh doanh 4 ngành, nghề chính gồm: sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, công trình điện, thí nghiệm điện.
Ngoài các ngành nghề chính trên, EVN còn được kinh doanh các ngành nghề khác có liên quan như xuất nhập khẩu nhiên liệu, nguyên vật liệu, vật tư thiết bị ngành điện; xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị nhà máy điện, thiết bị đường dây và trạm biến áp, thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin.
Đặc biệt, EVN còn được kinh doanh thêm các ngành nghề ngoài ngành là kinh doanh khách sạn, du lịch; truyền thông, quảng cáo, thông tin đại chúng; đầu tư, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, đầu tư và cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp.
Gần 4 năm trước, bản điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN, ban hành theo quyết định số 163/2007/QĐ-TTg ban hành vào tháng 10/2007 cũng đưa ra các lĩnh vực mà EVN được kinh doanh tương tự như bản điều lệ mới.
Khác chăng, 4 năm trước EVN là một tập đoàn nhà nước, còn hiện nay EVN là một tập đoàn “được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu”, tức là chỉ thay đổi về tên gọi.
Đầu năm 2008, trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, Chủ tịch Hội đồng Quản trị EVN Đào Văn Hưng đã nói rằng đầu tư ra ngoài ngành là một việc làm cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chính.
Theo ông Hưng, các tập đoàn kinh tế đang lĩnh vai trò thực hiện chủ trương chính sách của nhà nước, chẳng hạn trong giai đoạn lạm phát, Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp lớn không được tăng giá. Điều này dẫn đến sự mất cân đối về tài chính do giá đầu vào tăng trong khi giá bán ra không tăng.
"Để bù đắp sự thiếu hụt đó, các tập đoàn kinh tế buộc phải kinh doanh một số lĩnh vực khác mà theo điều lệ kinh doanh tập đoàn, có lợi nhuận cao như ngân hàng, bất động sản... để bù đắp cho sự mất cân bằng tài chính”, ông Hưng nói, nhấn mạnh rằng sự bù đắp đó là “đúng luật, có hiệu quả và đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật”.
Đến cuối năm 2008, Kiểm toán Nhà nước đã công bố kết quả kiểm toán năm 2007 của EVN, theo đó tổng đầu tư tài chính dài hạn của EVN là 49.718 tỷ, trong đó lượng vốn đầu tư ra ngoài sản xuất kinh doanh điện (viễn thông, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản và khác) là 3.590 tỷ đồng, chiếm 7,22% vốn đầu tư và 4,82% vốn chủ sở hữu.