FDI vào bất động sản Việt Nam thấp nhất trong 5 năm
Sáu tháng đầu năm 2011, FDI vào bất động sản chỉ đạt có 275 triệu USD vốn đăng ký mới và 30 triệu USD vốn tăng thêm
Trong năm 2010, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại Việt Nam đạt 6,832 tỷ USD, giảm gần 1 tỷ USD so với năm 2009.
Còn trong năm 2011, tính tới ngày 20/6, tổng vốn FDI đăng ký và tăng thêm đạt 5,66 tỷ USD, trong đó vốn đăng ký mới là 4,399 tỷ USD và vốn tăng thêm là 1,26 tỷ USD. Còn nếu tính riêng FDI vào bất động sản thì chỉ đạt có 275 triệu USD vốn đăng ký mới và 30 triệu USD vốn tăng thêm.
Theo ông Phan Hữu Thắng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đầu tư nước ngoài, đây là giai đoạn FDI đăng ký và tăng thêm đổ vào lĩnh vực bất động sản thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.
Tình trạng này, theo phân tích của công ty quản lý bất động sản Savills Việt Nam, có thể chủ yếu do dư chấn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong thời kỳ giảm thiểu rủi ro, nguồn vốn đầu tư quay ngược về sân nhà, kết quả là chỉ một lượng vốn ít ỏi được huy động để nhắm đến đầu tư tại Việt Nam.
Phần lớn trong số đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam gần đây đến từ Singapore, với những công ty được chính phủ hỗ trợ bao gồm Keppel, Sembcorp, Mapletree, và những công ty có tiềm lực lớn như CapitaLand, đã và đang phát triển các dự án bất động sản nhà ở và khu công nghiệp.
Các tập đoàn của Hàn Quốc gần đây trở nên ít tích cực tìm kiếm cơ hội, do đã đầu tư vào các dự án phát triển quy mô lớn và dài hạn, yêu cầu lượng vốn lớn trong những năm trước. Các nhà đầu tư Mỹ và châu Âu cũng hiếm xuất hiện tại Việt Nam, và phần lớn đang tập trung xử lý các vấn đề tại chính thị trường của mình.
Đối với các quỹ quốc tế chuyên đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam như VinaCapital, Indochina Land, Dragon Capital và Prudential, sự khó khăn trong giải ngân nguồn vốn hiện có cũng ngang với những khó khăn trong việc huy động thêm vốn cho các dự án trong tương lai.
Các chuyên gia kinh tế thì nhận định: trong khi Chính phủ tiếp tục cải thiện khung pháp lý, vẫn còn một số rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư hiệu quả vào thị trường bất động sản Việt Nam, như lạm phát cao, thiếu điện, cơ sở hạ tầng dịch vụ, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, thời gian cấp phép một số dự án vẫn còn kéo dài... đã dẫn đến sự điều chỉnh nguồn vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
"Trong kinh nghiệm làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản thời gian qua, chúng tôi nhận thấy vấn đề xin phê duyệt dự án, mặt bằng giá đất cao, thủ tục và giải phóng mặt bằng thường là những trở ngại được đề cập đến nhiều nhất. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới hiện gặp nhiều khó khăn, các nhà đầu tư nước ngoài chưa tham gia vào thị trường chắc chắn sẽ cẩn trọng hơn nhiều trong những quyết định đầu tư của mình", ông Matthew Powell, giám đốc công ty bất động sản Three Temples, nói.
Tại báo cáo “Thách thức trong tăng trưởng” được công bố cuối tháng 6/2011, công ty tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam cũng cho rằng, vấn đề minh bạch đang cản trở luồng vốn FDI vào Việt Nam. Việt Nam chưa thể trở thành điểm đến đầu tư phổ biến của các tổ chức quốc tế do những e ngại về cơ sở pháp luật chưa hoàn thiện, thách thức kinh tế vĩ mô đè nặng và sự ràng buộc của các tập đoàn với Chính phủ.
Đặc biệt là các ngân hàng quốc tế chưa sẵn lòng cho các dự án bất động sản tại Việt Nam vay, khi chính dự án đó được sử dụng như một dạng thế chấp. Điều này đã làm giảm sức hút của Việt Nam so với các khu vực đang trỗi dậy của châu Á. Thay vào đó, các nhà đầu tư quốc tế đã lựa chọn Hồng Kông, Singapore, Australia và Nhật Bản.
Ngoài ra, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đang gặp nhiều khó khăn vì bản thân thị trường bất động sản hiện nay ở trong nước đang còn trầm lắng, các nhà đầu tư cũng như người dân có nhu cầu đang trong tâm lý nghe ngóng, chờ đợi; các nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực bất động sản đầu tư vào phân khúc bất động sản cao cấp (đây là thế mạnh của nhà đầu tư nước ngoài) đang có xu hướng bão hoà và giá đang đứng ở mức cao, khó tìm đầu ra cho thị trường...
Tuy nhiên, theo đánh giá của Savills, nhu cầu đối với bất động sản nhà ở tại Việt Nam tiếp tục ở mức cao trên cả nước, đặc biệt là ở các đô thị trung tâm lớn, do nguồn cung trước đây tương đối nhỏ và chất lượng tương đối thấp, cũng như do mức sống được cải thiện và quá trình đô thị hóa gia tăng.
Rất nhiều trong số nguồn cung đang được xây dựng hiện nay đã được bán từ rất sớm trong quá trình phát triển dự án, các nhà đầu tư sẽ quay lại lĩnh vực bất động sản nhà ở như là một kênh đầu tư được lựa chọn trong tương lai.
Với sự ổn định dần gia tăng tại các thị trường đầu tư quốc tế và tỷ suất lợi nhuận suy giảm đối với các cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống, Savills dự kiến các yêu cầu đầu tư tại Việt Nam sẽ gia tăng trở lại khi mà các nhà đầu tư quốc tế bắt đầu tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn so với các thị trường đầu tư khác.
Còn trong năm 2011, tính tới ngày 20/6, tổng vốn FDI đăng ký và tăng thêm đạt 5,66 tỷ USD, trong đó vốn đăng ký mới là 4,399 tỷ USD và vốn tăng thêm là 1,26 tỷ USD. Còn nếu tính riêng FDI vào bất động sản thì chỉ đạt có 275 triệu USD vốn đăng ký mới và 30 triệu USD vốn tăng thêm.
Theo ông Phan Hữu Thắng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đầu tư nước ngoài, đây là giai đoạn FDI đăng ký và tăng thêm đổ vào lĩnh vực bất động sản thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.
Tình trạng này, theo phân tích của công ty quản lý bất động sản Savills Việt Nam, có thể chủ yếu do dư chấn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong thời kỳ giảm thiểu rủi ro, nguồn vốn đầu tư quay ngược về sân nhà, kết quả là chỉ một lượng vốn ít ỏi được huy động để nhắm đến đầu tư tại Việt Nam.
Phần lớn trong số đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam gần đây đến từ Singapore, với những công ty được chính phủ hỗ trợ bao gồm Keppel, Sembcorp, Mapletree, và những công ty có tiềm lực lớn như CapitaLand, đã và đang phát triển các dự án bất động sản nhà ở và khu công nghiệp.
Các tập đoàn của Hàn Quốc gần đây trở nên ít tích cực tìm kiếm cơ hội, do đã đầu tư vào các dự án phát triển quy mô lớn và dài hạn, yêu cầu lượng vốn lớn trong những năm trước. Các nhà đầu tư Mỹ và châu Âu cũng hiếm xuất hiện tại Việt Nam, và phần lớn đang tập trung xử lý các vấn đề tại chính thị trường của mình.
Đối với các quỹ quốc tế chuyên đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam như VinaCapital, Indochina Land, Dragon Capital và Prudential, sự khó khăn trong giải ngân nguồn vốn hiện có cũng ngang với những khó khăn trong việc huy động thêm vốn cho các dự án trong tương lai.
Các chuyên gia kinh tế thì nhận định: trong khi Chính phủ tiếp tục cải thiện khung pháp lý, vẫn còn một số rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư hiệu quả vào thị trường bất động sản Việt Nam, như lạm phát cao, thiếu điện, cơ sở hạ tầng dịch vụ, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, thời gian cấp phép một số dự án vẫn còn kéo dài... đã dẫn đến sự điều chỉnh nguồn vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
"Trong kinh nghiệm làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản thời gian qua, chúng tôi nhận thấy vấn đề xin phê duyệt dự án, mặt bằng giá đất cao, thủ tục và giải phóng mặt bằng thường là những trở ngại được đề cập đến nhiều nhất. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới hiện gặp nhiều khó khăn, các nhà đầu tư nước ngoài chưa tham gia vào thị trường chắc chắn sẽ cẩn trọng hơn nhiều trong những quyết định đầu tư của mình", ông Matthew Powell, giám đốc công ty bất động sản Three Temples, nói.
Tại báo cáo “Thách thức trong tăng trưởng” được công bố cuối tháng 6/2011, công ty tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam cũng cho rằng, vấn đề minh bạch đang cản trở luồng vốn FDI vào Việt Nam. Việt Nam chưa thể trở thành điểm đến đầu tư phổ biến của các tổ chức quốc tế do những e ngại về cơ sở pháp luật chưa hoàn thiện, thách thức kinh tế vĩ mô đè nặng và sự ràng buộc của các tập đoàn với Chính phủ.
Đặc biệt là các ngân hàng quốc tế chưa sẵn lòng cho các dự án bất động sản tại Việt Nam vay, khi chính dự án đó được sử dụng như một dạng thế chấp. Điều này đã làm giảm sức hút của Việt Nam so với các khu vực đang trỗi dậy của châu Á. Thay vào đó, các nhà đầu tư quốc tế đã lựa chọn Hồng Kông, Singapore, Australia và Nhật Bản.
Ngoài ra, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đang gặp nhiều khó khăn vì bản thân thị trường bất động sản hiện nay ở trong nước đang còn trầm lắng, các nhà đầu tư cũng như người dân có nhu cầu đang trong tâm lý nghe ngóng, chờ đợi; các nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực bất động sản đầu tư vào phân khúc bất động sản cao cấp (đây là thế mạnh của nhà đầu tư nước ngoài) đang có xu hướng bão hoà và giá đang đứng ở mức cao, khó tìm đầu ra cho thị trường...
Tuy nhiên, theo đánh giá của Savills, nhu cầu đối với bất động sản nhà ở tại Việt Nam tiếp tục ở mức cao trên cả nước, đặc biệt là ở các đô thị trung tâm lớn, do nguồn cung trước đây tương đối nhỏ và chất lượng tương đối thấp, cũng như do mức sống được cải thiện và quá trình đô thị hóa gia tăng.
Rất nhiều trong số nguồn cung đang được xây dựng hiện nay đã được bán từ rất sớm trong quá trình phát triển dự án, các nhà đầu tư sẽ quay lại lĩnh vực bất động sản nhà ở như là một kênh đầu tư được lựa chọn trong tương lai.
Với sự ổn định dần gia tăng tại các thị trường đầu tư quốc tế và tỷ suất lợi nhuận suy giảm đối với các cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống, Savills dự kiến các yêu cầu đầu tư tại Việt Nam sẽ gia tăng trở lại khi mà các nhà đầu tư quốc tế bắt đầu tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn so với các thị trường đầu tư khác.