FED “bơm” tiền, vàng và dầu cùng "tăng tốc"
Ngày 13/12, giá dầu thô trên thị trường thế giới chỉ giảm nhẹ sau khi đã tăng vọt hơn 4 USD/thùng ngày 12/12. Giá vàng cũng đảo chiều và tăng mạnh
Ngày 13/12, giá dầu thô trên thị trường thế giới chỉ giảm nhẹ sau khi đã tăng vọt hơn 4 USD/thùng ngày 12/12. Giá vàng cũng đảo chiều và tăng mạnh.
Tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX), ngày 12/12, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 1/2008 lúc đóng cửa phiên giao dịch tăng tới 4,37 USD/thùng, tương đương 4,9%, lên mức 94,39 USD/thùng, mức giá đóng cửa cao nhất kể từ ngày 27/11. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong ngày của giá dầu kể từ ngày 21/3.
Tuy nhiên, sang ngày hôm nay, giá dầu giao dịch điện tử tại NYMEX đã lại giảm 59 cent/thùng, tương đương 0,6%, xuống còn 93,80 USD/thùng. Vào lúc 8h28 sáng nay theo giờ Singapore, giá dầu là 93,98 USD/thùng.
Tại Sở Giao dịch hóa London (LME), giá dầu thô Brent trong phiên giao dịch ngày 12/12 cũng tăng mạnh, với mức tăng 4,03 USD/thùng, tương đương 4,5%, lên mức 94,02 USD/thùng, mức giá đóng cửa cao nhất kể từ hôm 26/11.
Giá vàng thế giới cũng tăng trở lại. Tại NYMEX, giá vàng kỳ hạn giao tháng 2/2008 tăng lên mức 818,80 US/oz. Giá vàng giao ngay tại New York lúc đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/12 theo bảng giá trực tuyến Kitco.com cũng tăng 1,60 USD/oz, tương đương 0,2%, lên mức 814 USD/oz.
Tại thị trường trong nước, giá vàng cũng được điều chỉnh tăng. Sáng nay, tại Hà Nội và Tp.HCM, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 1.570.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.577.000 đồng/chỉ (bán ra), tăng 10.000 đồng/chỉ so với sáng qua.
Ngày 12/12, FED cùng với 4 ngân hàng trung ương khác là Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) và Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) quyết định sẽ bơm tiền vào thị trường tài chính để giảm bớt áp lực vốn ngắn hạn. Theo đó, FED sẽ bơm vào thị trường Mỹ 40 tỷ USD và cung cấp thị trường châu Âu 24 tỷ USD thông qua ECB và SNB.
Động thái này của FED càng làm đồng USD thêm mất giá so với Euro, khiến vàng càng hấp dẫn hơn trong mắt giới đầu tư như một mặt hàng chiến lược đề phòng lạm phát gia tăng. Bởi thế, ngay sau khi FED thông báo quyết định “bơm” tiền, giá vàng đã tăng mạnh. Tính ra trong năm nay, giá vàng đã tăng 28%.
“Động thái này của FED tạo ra một cơ hội tuyệt vời cho vàng. Vàng lúc này mới là đồng tiền thực sự”, Michael Pento, một nhà chiến lược thị trường lâu năm của công ty tư vấn Delta Global Advisors, nhận định.
Đồng tình với quan điểm này, nhà phân tích hàng hóa Stephen Platt của công ty dịch vụ tài chính Archer Financial Services, cho rằng: “Áp lực lạm phát đang trở thành mối lo thứ hai của FED. Việc cung cấp thêm tiền cho hệ thống tài chính sẽ gia tăng thêm áp lực này. Điều này càng có lợi cho giá vàng”.
Việc FED “bơm” một lượng vốn lớn như vậy cũng làm dấy lên những hy vọng về việc tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ sẽ được thúc đẩy, khiến giá dầu tăng mạnh trở lại.
Một nhân tố khác khiến giá dầu tăng là báo cáo hàng tuần của Bộ Năng lượng Mỹ vừa công bố cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 722.000 thùng, xuống còn 304,5 triệu thùng. Trong khid dó, tổng nhu cầu năng lượng của Mỹ hiện tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 21 triệu thùng/ngày.
(Theo Bloomberg)
Tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX), ngày 12/12, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 1/2008 lúc đóng cửa phiên giao dịch tăng tới 4,37 USD/thùng, tương đương 4,9%, lên mức 94,39 USD/thùng, mức giá đóng cửa cao nhất kể từ ngày 27/11. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong ngày của giá dầu kể từ ngày 21/3.
Tuy nhiên, sang ngày hôm nay, giá dầu giao dịch điện tử tại NYMEX đã lại giảm 59 cent/thùng, tương đương 0,6%, xuống còn 93,80 USD/thùng. Vào lúc 8h28 sáng nay theo giờ Singapore, giá dầu là 93,98 USD/thùng.
Tại Sở Giao dịch hóa London (LME), giá dầu thô Brent trong phiên giao dịch ngày 12/12 cũng tăng mạnh, với mức tăng 4,03 USD/thùng, tương đương 4,5%, lên mức 94,02 USD/thùng, mức giá đóng cửa cao nhất kể từ hôm 26/11.
Giá vàng thế giới cũng tăng trở lại. Tại NYMEX, giá vàng kỳ hạn giao tháng 2/2008 tăng lên mức 818,80 US/oz. Giá vàng giao ngay tại New York lúc đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/12 theo bảng giá trực tuyến Kitco.com cũng tăng 1,60 USD/oz, tương đương 0,2%, lên mức 814 USD/oz.
Tại thị trường trong nước, giá vàng cũng được điều chỉnh tăng. Sáng nay, tại Hà Nội và Tp.HCM, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 1.570.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.577.000 đồng/chỉ (bán ra), tăng 10.000 đồng/chỉ so với sáng qua.
Ngày 12/12, FED cùng với 4 ngân hàng trung ương khác là Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) và Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) quyết định sẽ bơm tiền vào thị trường tài chính để giảm bớt áp lực vốn ngắn hạn. Theo đó, FED sẽ bơm vào thị trường Mỹ 40 tỷ USD và cung cấp thị trường châu Âu 24 tỷ USD thông qua ECB và SNB.
Động thái này của FED càng làm đồng USD thêm mất giá so với Euro, khiến vàng càng hấp dẫn hơn trong mắt giới đầu tư như một mặt hàng chiến lược đề phòng lạm phát gia tăng. Bởi thế, ngay sau khi FED thông báo quyết định “bơm” tiền, giá vàng đã tăng mạnh. Tính ra trong năm nay, giá vàng đã tăng 28%.
“Động thái này của FED tạo ra một cơ hội tuyệt vời cho vàng. Vàng lúc này mới là đồng tiền thực sự”, Michael Pento, một nhà chiến lược thị trường lâu năm của công ty tư vấn Delta Global Advisors, nhận định.
Đồng tình với quan điểm này, nhà phân tích hàng hóa Stephen Platt của công ty dịch vụ tài chính Archer Financial Services, cho rằng: “Áp lực lạm phát đang trở thành mối lo thứ hai của FED. Việc cung cấp thêm tiền cho hệ thống tài chính sẽ gia tăng thêm áp lực này. Điều này càng có lợi cho giá vàng”.
Việc FED “bơm” một lượng vốn lớn như vậy cũng làm dấy lên những hy vọng về việc tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ sẽ được thúc đẩy, khiến giá dầu tăng mạnh trở lại.
Một nhân tố khác khiến giá dầu tăng là báo cáo hàng tuần của Bộ Năng lượng Mỹ vừa công bố cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 722.000 thùng, xuống còn 304,5 triệu thùng. Trong khid dó, tổng nhu cầu năng lượng của Mỹ hiện tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 21 triệu thùng/ngày.
(Theo Bloomberg)