FED thận trọng, Dow Jones mất điểm
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đánh giá thận trọng về triển vọng nền kinh tế đầu tàu
Chỉ số công nghiệp Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ quay đầu giảm nhẹ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đánh giá thận trọng về triển vọng của nền kinh tế đầu tàu và giới đầu tư đang ngóng chờ bản báo cáo việc làm.
Hôm qua (2/2), Chủ tịch FED Ben Bernanke cho hay, nền kinh tế Mỹ thời gian gần đây đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc nhưng tốc độ phục hồi vẫn còn chậm, chính bởi vậy Mỹ dễ bị sốc trước những thông tin kinh tế bất lợi từ bên ngoài, như vấn đề nợ công châu Âu.
Sự đánh giá một cách thận trọng của người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã khiến nhà đầu tư ngập ngừng trong giao dịch cổ phiếu. Thêm vào đó, giới đầu tư cũng đang ngóng chờ bản báo cáo việc làm do Chính phủ Mỹ công bố vào ngày hôm nay (giờ Mỹ).
Thêm vào đó, thị trường cũng đang chờ đợi kết quả các cuộc đàm phán về tái cơ cấu khoản nợ giữa Chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ tư nhân của nước này. Theo kế hoạch, kết quả cuối cùng của các cuộc đàm phán trên sẽ được công bố chính thức vào cuối tuần.
Sự ngập ngừng của giới đầu tư đã khiến chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ nhẹ 0,09% xuống 12.705,41 điểm. Ngược dòng, chỉ số S&P 500 tăng 0,11% lên chốt ở mức 1.325,54 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cũng tăng được 0,4%, đóng cửa ở mức 2.859,68 điểm.
Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường ở mức thấp, với khoảng 6,92 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn rất nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 7,76 tỷ cổ phiếu từ đầu năm 2012 tới nay.
Không trồi sụt như thị trường Mỹ, các sàn châu Âu giữ ổn định đà tăng nhưng biên độ đã thu hẹp lại nhiều. Chỉ số DAX của Đức tăng 0,59% lên 6.655,63 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,27% lên mức 3.376,66 điểm. Chỉ số FTSE 100 của Anh nhích nhẹ 0,09%.
Trong khi đó, ngoại trừ thị trường Singapore hạ nhẹ 0,13%, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương tăng điểm mạnh trong phiên 2/2. Trong đó, dẫn đầu khu vực về mức tăng điểm là chỉ số Hang Seng của Hồng Kông với 2% lên 20.739,40 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc tăng vọt 1,96% lên 2.312,56 điểm. Chỉ số Taiex của chứng khoán Đài Loan tăng 1,37% lên 7.652,46 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tiến 1,28% lên 1.984,30 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,76%.
Hôm qua (2/2), Chủ tịch FED Ben Bernanke cho hay, nền kinh tế Mỹ thời gian gần đây đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc nhưng tốc độ phục hồi vẫn còn chậm, chính bởi vậy Mỹ dễ bị sốc trước những thông tin kinh tế bất lợi từ bên ngoài, như vấn đề nợ công châu Âu.
Sự đánh giá một cách thận trọng của người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã khiến nhà đầu tư ngập ngừng trong giao dịch cổ phiếu. Thêm vào đó, giới đầu tư cũng đang ngóng chờ bản báo cáo việc làm do Chính phủ Mỹ công bố vào ngày hôm nay (giờ Mỹ).
Thêm vào đó, thị trường cũng đang chờ đợi kết quả các cuộc đàm phán về tái cơ cấu khoản nợ giữa Chính phủ Hy Lạp và các chủ nợ tư nhân của nước này. Theo kế hoạch, kết quả cuối cùng của các cuộc đàm phán trên sẽ được công bố chính thức vào cuối tuần.
Sự ngập ngừng của giới đầu tư đã khiến chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ nhẹ 0,09% xuống 12.705,41 điểm. Ngược dòng, chỉ số S&P 500 tăng 0,11% lên chốt ở mức 1.325,54 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cũng tăng được 0,4%, đóng cửa ở mức 2.859,68 điểm.
Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường ở mức thấp, với khoảng 6,92 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn rất nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 7,76 tỷ cổ phiếu từ đầu năm 2012 tới nay.
Không trồi sụt như thị trường Mỹ, các sàn châu Âu giữ ổn định đà tăng nhưng biên độ đã thu hẹp lại nhiều. Chỉ số DAX của Đức tăng 0,59% lên 6.655,63 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,27% lên mức 3.376,66 điểm. Chỉ số FTSE 100 của Anh nhích nhẹ 0,09%.
Trong khi đó, ngoại trừ thị trường Singapore hạ nhẹ 0,13%, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương tăng điểm mạnh trong phiên 2/2. Trong đó, dẫn đầu khu vực về mức tăng điểm là chỉ số Hang Seng của Hồng Kông với 2% lên 20.739,40 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc tăng vọt 1,96% lên 2.312,56 điểm. Chỉ số Taiex của chứng khoán Đài Loan tăng 1,37% lên 7.652,46 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tiến 1,28% lên 1.984,30 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,76%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.716,50 | 12.705,40 | 11,05 | 0,09 |
S&P 500 | 1.324,09 | 1.325,54 | 1,45 | 0,11 | |
Nasdaq | 2.848,27 | 2.859,68 | 11,41 | 0,40 | |
Anh | FTSE 100 | 5.790,72 | 5.796,07 | 5,35 | 0,09 |
Pháp | CAC 40 | 3.367,46 | 3.376,66 | 9,20 | 0,27 |
Đức | DAX | 6.616,64 | 6.655,63 | 38,99 | 0,59 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.809,79 | 8.876,82 | 67,03 | 0,76 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.333,40 | 20.739,40 | 406,08 | 2,00 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.268,08 | 2.312,56 | 44,48 | 1,96 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.549,21 | 7.652,46 | 103,25 | 1,37 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.959,24 | 1.984,30 | 25,06 | 1,28 |
Singapore | Straits Times | 2.904,76 | 2.901,04 | 3,72 | 0,13 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |